Vì sao đường sắt Cát Linh-Hà Đông năm 2021 mới hoàn thành?

(Kiến Thức) - Lý giải cho thời gian hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Động vào năm 2021, đại diện BQL dự án đường sắt Bộ Giao thông Vận tải cho biết, năm 2018 đưa vào khai thác thương mại 3 năm sau là thời gian bảo hành, quyết toán. 

Dư luận đang xôn xao trước thông tin Bộ GTVT gửi Thủ tướng đề nghị xem xét điều chỉnh giai đoạn kết thúc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, sẽ khai thác sử dụng vào năm 2021. Tức là chậm tiếp 3 năm so với thời hạn quý 4/2018.
Lý giải vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết: Theo đúng kế hoạch, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ đưa vào khai thác từ quý 4/2018. Tuy nhiên, theo hiệp định ký kết, đến năm 2021 mới hoàn thành là do điều chỉnh thời gian thực hiện để hoàn thành các thủ tục của dự án.
“2018 sẽ đưa dự án vào khai thác, còn 3 năm sau là thời gian bảo hành và thời gian quyết toán dự án”, đại diện Ban quản lý xác nhận.
Vi sao duong sat Cat Linh-Ha Dong nam 2021 moi hoan thanh?
Đầu máy công trình chạy thử trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Dự án đã nhiều lần điều chỉnh tiến độ do thiếu mặt bằng, vướng thủ tục vay và giải ngân vốn, tổng thầu EPC nợ tiền thầu phụ...
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đến đầu năm 2014 dự án được điều chỉnh lên 868,04 triệu USD.
Chính phủ đã đồng ý vay bổ sung 250,62 triệu USD từ phía Trung Quốc nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam
Đầu năm 2016, Bộ Giao thông - Vận tải giao Tổng thầu thực hiện tiến độ chạy thử tàu từ tháng 9/2016 và khai thác toàn tuyến từ 31/12/2016.
Đến tháng 6/2016, do dự án tiếp tục chậm trễ, Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra mục tiêu cuối cùng đến 31/12/2016 hoàn thành phần xây lắp dự án.
Tuy nhiên, mục tiêu đó không thành, đầu tháng 2/2017, Bộ Giao thông -Vận tải chốt tiến độ vận hành thử dự án từ tháng 10/2017 để cuối quý 1, đầu quý 2/2018 đưa vào khai thác chính thức. Dẫu vậy, mốc này sau đó bị lùi tiếp tới quý 4/2018.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông - Vận tải), đến nay dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây lắp (chưa bao gồm phần thiết bị).

Thực hư "vật lạ" từ đường sắt Cát Linh-Hà Đông rơi thủng kính ô tô?

(Kiến Thức) - Thông tin về thanh sắt rơi từ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm thủng kính ô tô đang gây xôn xao dư luận là không đúng sự thật.

Chiều ngày 9/1, ông Đỗ Việt Hải, Phó Ban quản lý dự án đường sắt đô thị, tuyến Nhổn- ga Hà Nội cho biết về thông tin thanh sắt thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) rơi thủng kính ô tô là không đúng.
Hiện trường vụ việc.
 Hiện trường vụ việc.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh: Cây khủng như "quái thú" trên QL1A không phải của tôi

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Cục phó Cục CSGT khẳng định, cây khủng lọt qua nhiều tỉnh thành không phải của ông.

Tối 26/3, người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ngỡ ngàng thấy xe đầu kéo BKS 73C-03464 và rơ moóc BKS 00338DN chạy trên QL1A chở theo 1 cây khủng có dấu hiệu vi phạm luật giao thông: quá tải, quá khổ và không được che chắn đủ an toàn khi lưu thông.

“Đột nhập” đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông thứ 2 âm thầm về HN

(Kiến Thức) - Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông thứ 2 đã về đến Hà Nội, đang đặt vào đường ray khu nhà ga Depot, phủ bạt che nắng mưa để chờ lắp ghép.

“Dot nhap” doan tau Cat Linh - Ha Dong thu 2 am tham ve HN
Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, tính đến hết ngày 4/10, đã có 12 toa trong đoàn tàu đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông được Tổng thầu EPC chuyển về khu nhà ga Depot tại Hà Đông (Hà Nội) vào đêm 1/10.