Vì sao động đất mạnh xảy ra ở Nepal?

(Kiến Thức) - Xê dịch giữa hai  mảng lục địa khiến cho lãnh thổ Nepal co lại 2 mm mỗi năm và sự va chạm của chúng gây ra động đất cực mạnh ở nước này.

Cho đến nay, vụ động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4 ở Nepal đã làm hơn 2.000 người bị thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương. Con số này sẽ còn cao hơn nữa theo từng giờ. Sẽ còn phải mất nhiều ngày nữa thì người ta mới biết được thiệt hại to lớn do cơn động đất này gây ra.
Vi sao dong dat manh hay xay ra o Nepal?
Ở Thủ đô Kathmandu, nhà cửa bị sập đổ hàng loạt và nhiều cư dân của thành phố này bị đè nát dưới các khối bê tông. 
Thảm họa đã được báo trước
Đây là một thảm họa đã được báo trước và vụ động đất này mới chỉ là một khúc dạo đầu báo hiệu cho những vụ động đất tiếp theo còn khủng khiếp hơn.
Trên bản đồ động đất thế giới, Nepal có màu đỏ sẫm và là một khu vực bị động đất đe dọa cao độ. Dưới dãy núi Himalaya, mảng lục địa Ấn Độ đang “lấn sân” mảng lục địa Á-Âu với tốc độ 1 mm mỗi tuần. Vụ đụng chạm giữa hai mảng lục địa gây ra những trận động đất mạnh và chỉ tính riêng trong thế kỷ 20, chúng đã làm chết hàng chục nghìn người ở Nepal.
Cách đây 25 triệu năm, Ấn Độ từng là một hòn đảo nằm riêng biệt trên Ấn Độ Dương. Sau đó, hòn đảo này trôi dạt về phía đất liền và va chạm với lục địa châu Á. Cho tới nay, tốc độ va chạm giữa hai mảng lục địa vẫn đang ở mức 3-4 cm/năm. Sự va đập nói trên đã tạo ra một lực khủng khiếp, góp phần hình thành dãy Himalaya núi hùng vĩ và cả những trận động đất cực mạnh. Nepal nằm ở nơi xảy ra sự va đập giữa hai mảng lục địa này.
Vi sao dong dat manh hay xay ra o Nepal?-Hinh-2
Tâm chấn  của trận động đất ở Nepal ngày 25/4/2015
Dãy núi Himalaya cao dần lên sau mỗi cú va chạm. Từ hàng triệu năm nay, dãy núi này cao thêm 4 mm mỗi năm. Trong khi đó, diện tích của Nepal bị co lại bằng hai sân bóng đá mỗi năm.

Kathmandu: Thành phố nguy hiểm nhất thế giới

Theo nhà địa chất học Roger Bilham của Đại học Colorado, Nepal và các nước láng giềng như Ấn Độ, Pakistan, Bhutan, Bangladesch có nguy cơ đối mặt với  “siêu động đất” có cường độ  9 độ Richter, mạnh gấp 100 lần trận động đất xảy ra vào ngày 25/4/1915.
Ở các thành phố lớn triệu dân như Katmandu, New Delhi, Islamabad, Lahore hay Kalkutta, một cơn động đất mạnh 9 độ Richter có thể cướp đi sinh mạng hàng triệu người.
Ở khu vực Himalaya, có rất ít ngôi nhà trụ vững trước các cơn động đất mạnh.
Cư dân Kathmandu hiện đang sống trong một cái “bẫy động đất”. Bị bao bọc bởi các dãy núi cao, cư dân Kathmandu hiện đang sinh sống trên một hồ nước cạn, với nền đất yếu. Động đất sẽ khiến cho nền đất ở đây dao động như bột nhão, trong khi hàng triệu con người đang chen chúc trên nền đất này.  
Vi sao dong dat manh hay xay ra o Nepal?-Hinh-3
Nhiều nhà cửa và công trình kiến trúc cổ ở Kathmandu đua nhau sụp đổ. 
Vụ động đất ngày 25/4 chưa phải là tồi tệ nhất vì tâm chấn của nó cách thủ đô Kathmandu 60km. Ấy thế mà, nhiều nhà cửa và công trình kiến trúc cổ đã đua nhau sụp đổ. Hãy tưởng tượng hậu quả khủng khiếp của một trận động đất mạnh 9 độ Richter ở ngay dưới lòng đất Kathmandu.
Những cái "bẫy giết người"
Các ngôi nhà cao tầng ở Kathmandu có nguy cơ trở thành những cái bẫy giết người hàng loạt thực sự, khi chúng đua nhau sụp đổ trong cơn động đất.  Các ngôi nhà ở đây đã vi phạm những nguyên tắc chống động đất sơ đẳng nhất.
Một nguy cơ lớn nữa là các đường ống dẫn khí đốt bị đứt gãy trong động đất, gây ra các vụ nổ lớn gây cháy. Các vụ đứt gãy đường ống dẫn nước cũng khiến cho nhiều tầng hầm bị ngập lụt.
Cách đây 81 năm (1934), trận động đất mạnh 8,1 độ Richter ở gần Kathmandu đã làm cho 11.000 người bị thiệt mạng. Từ đó đến này, dân số ở thành phố Kathmandu đã tăng lên gấp 7 lần. Các chuyên gia cho rằng với  dân số như hiện nay, trận động đất năm 1934 có thể sẽ gây thiệt hại lớn hơn, cướp đi sinh mạng của 40.000 người.
Động đất ở Nepal là không thể tránh khỏi và người ta phải biết cách “sống chung nguy cơ động đất”. Các biện pháp phòng ngừa là quan trọng và có lẽ, điều quan trọng là các công trình xây dựng phải trụ vững trước những đợt rung lắc mạnh của động đất, không biến thành “những chiếc bẫy giết người”.

Phiến quân IS giàu to nhờ bán “đồ cổ nhuốm máu”

(Kiến Thức) - Phiến quân IS kiếm nhiều triệu đôla từ hành vi cướp cổ vật mà sau đó phần lớn rơi vào tay các nhà sưu tầm tư nhân.

Nhà sử học tôn giáo Karen Armstrong mô tả Nhà nước Hồi giáo IS là một “tổ chức khủng bố với mô hình kinh doanh được xác định rõ ràng ngay từ lúc nhen nhóm”.
Phien quan IS giau to nho ban “do co nhuom mau”
 Cổ vật bị cắt thành miếng lấy cắp ở một địa điểm khảo cổ tại Niveva ở Iraq đã được chuyển tới Bảo tàng Quốc gia ở Baghdad sau khi thu hồi.
Tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới
Nhà nước Hồi giáo là tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới. Xem video tuyên truyền thô kệch của nhóm này, người ta  có thể thấy đoàn xe “khủng” của các phiến quân IS.

Chính sách đối ngoại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2016

(Kiến Thức) - Chính sách đối ngoại là một vấn đề chính trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, giữa lúc Mỹ đối mặt nhiều vấn đề quân sự-ngoại giao trên thế giới.

Theo đài TNHK, gần 20 ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hoà đã thảo luận về chính sách đối ngoại tại một hội nghị kết thúc hôm 18/4 ở New Hampshire. New Hampshire là  một tiểu bang nhỏ ở đông bắc nước Mỹ và giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình đề cử ứng cử viên tổng thống qua các bầu cử sơ bộ đầu tiên được tổ chức tại đây.
Thượng nghị sĩ Rand Paul: Nước Mỹ thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang ở trong tình trạng hỗn loạn.
Thượng nghị sĩ Rand Paul: Nước Mỹ  thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang ở trong tình trạng hỗn loạn.  
Thượng nghị sĩ Rand Paul, một ứng cử viên tổng thống khá nặng ký của phe Cộng hòa, nói tại hội nghị rằng nước Mỹ  thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang ở trong tình trạng hỗn loạn.

Con cố diễn viên Hồng Sơn mắc kẹt động đất ở Nepal

(Kiến Thức) - Nhà thiết kế Lê Kim Chi, con gái cố diễn viên Hồng Sơn cho biết chị trải qua trận động đất kinh hoàng vừa diễn ra tại Nepal. 

Theo thông báo trên Facebook của một nhóm người Việt thích du lịch cho biết, một nhóm người Việt bị mắc kẹt tại Nepal, trong đó có nhà thiết kế Lê Kim Chi - con gái cố diễn viên Hồng Sơn hiện đang du lịch tại thành phố Kathmandu. 
Ít giờ sau khi động đất xảy ra, chị Kim Chi đã lên trang Facebook cá nhân chia sẻ thông tin, chị vừa phải trải qua những thời khắc sinh tử gần vùng tâm chấn động đất: 
Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal
Nhà thiết kế Lê Kim Chi chia sẻ giây phút kinh hoàng trên trang Facebook cá nhân. 

"Cảm giác sợ hãi, hốt hoảng kinh hoàng vẫn chưa rời khỏi tâm trí tôi dù chỉ một phút, từ sau trận động đất 7,9 độ richter ở Nepal ngày hôm nay. Chúng tôi đã có một ngày dài khủng khiếp, căng thẳng trên từng km đường chạy từ Kathmandu tới Pokhara. Trục đường chính trong trận động đất này. Ngay khi chúng tôi vừa dừng lại chuẩn bị cho buổi rafting chiều nay, đứng cách Kathmandu 80km (rất gần với tâm chấn). Lúc đó khoảng hơn 11h trưa, đang lục tục mặc áo phao thì bất ngờ dưới chân tôi mặt đất rung chuyển mạnh. Chúng tôi nhìn nhau và cảm giác như trong phút chốc mọi người đều im lặng đứng chết trân, bàng hoàng vài giây chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì nghe thấy quá nhiều tiếng la hét. Tất cả mọi người đều đang đứng rất gần bờ sông bắt đầu chạy tán loạn, nháo nhác. Lúc đó tôi thật sự hoảng loạn, tim đập thình thịch, chỉ kịp nghe tiếng chồng gọi cả nhóm chạy lên phía trên dốc cao hơn rồi dừng lại ở 1 bãi đất trống. Mặt đất vẫn tiếp tục rung chuyển mạnh, chúng tôi nhìn nháo nhác xung quanh và nhận ra ngọn đồi trước mặt có 2 ngôi nhà đổ sập xuống, khói bụi cuốn mù mịt. Chúng sập xuống ngay cơn chấn động đầu tiên. Sau đó còn 2 cơn rung chấn nữa cách nhau vài phút. Trên con đường chúng tôi đi tiếp có rất nhiều đoạn đường đầy đất đá lở. Tâm trí chúng tôi căng như dây đàn suốt chặng đường hơn 100km về Pokhara. Dọc đường đi nhìn thấy đông người dân nằm ngồi ở ngoài đường. Tôi đoán là có chỉ thị từ phía chính quyền. Và đúng vậy họ yêu cầu toàn bộ người dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng động đất sẽ ở trên nền đất bên ngoài nhà mình để đề phòng dư chấn. 

Cho đến lúc này có thống kê lên tới khoảng 1400 người thiệt mạng ở Nepal. Khu vực Everest basecamp có 6 người leo núi thiệt mạng do lở tuyết. 

Đọc tin và theo dõi hình ảnh về Kathmandu bị tàn phá kinh hoàng, đền thờ, cung điện, phố cổ nơi chúng tôi vừa đứng đó chiều qua tận hưởng sự thanh bình trầm mặc nghìn năm tuổi mà xót từ trong ruột. Có quá nhiều xác người được kéo ra từ đống đổ nát. Mọi thứ chỉ một màu đau đớn tan hoang. có lẽ những bức ảnh chúng tôi chụp được là một thong những khoảnh khắc bình yên cuối cùng còn xót lại của Patan. 

Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal-Hinh-2
Ảnh chụp Kathmandu xinh đẹp, bình yên trong sự cũ kỹ nguyên vẹn trước trận động đất khoảng hơn 2 tiếng. Ảnh: FBNV. 

Vừa trải qua những phút giây này, ý nghĩ lớn nhất trong đầu tôi: cuộc sống vô thường, mọi sự tranh đấu của con người cũng chỉ như hạt cát nằm trên lòng bàn tay của tạo hóa. Mong manh làm sao! Sống được trên đời ngày nào hãy sống cho trọn tâm trọn sức. Chỉ 1 tích tắc thôi mọi thứ có thể vỡ nát. Còn gì để mà tiếc, mà thương!".

Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal-Hinh-3
Nhà thiết kế Lê Kim Chi cho biết mình và các bạn đã an toàn. 
Sáng nay (26/4), nhà thiết kế Lê Kim Chi cho biết thêm, chị và các bạn đã an toàn sau trận động đất tại Nepal và cảm phục ý thức của con người nơi thảm họa xảy ra: "Kẹt xe dài nhiều km đường từ Kathmandu tới Pokhara. Nhiều đoạn đường hứng chịu lở đá nguy hiểm. Lái xe qua trong tình cảnh này thấy các bạn Nepal vô cùng ý thức, các xe ô tô đều xếp hàng một nối đuôi nhau bình tĩnh đứng chờ, không chen lấn cướp đường. Trong thảm họa càng hiểu và cảm mến tinh thần của các bạn. Tối qua vượt qua chặng đường quá nguy hiểm này đến được Pokhara lúc nửa đêm, mới cảm thấy bình tâm hơn một chút. Ơn trời mọi điều kinh khủng sẽ qua mau!".
Con co dien vien Hong Son mac ket dong dat o Nepal-Hinh-4
Chị Kim Chi chia sẻ ảnh kẹt xe dài nhiều km đường từ Kathmandu tới Pokhara.  
Lê Kim Chi là con gái cố nghệ sĩ Hồng Sơn, mẹ chị là bà Thu Hương, diễn viên kiêm giảng viên khoa kỹ thuật biểu diễn Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Chị sinh năm 1983, tốt nghiệp thủ khoa Mỹ thuật truyền thống, đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội khóa 34.