Vì sao con trai Thành Cát Tư Hãn bỏ dở cuộc xâm lược châu Âu?
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con trai ông là Oa Khoát Đài tiếp tục các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ ở châu Á và châu Âu. Thế nhưng, cuối cùng, đế chế Mông Cổ bỏ dở cuộc xâm lược châu Âu.
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục thành công nhất lịch sử nhân loại. Dưới sự chỉ huy của ông, đội quân của đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đã chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn gần 31 triệu km2 trải dài từ châu Á sang châu Âu. Đây cũng là lý do dân gian có câu “vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.
Theo các nhà nghiên cứu, hành trình chinh phục thế giới, xẻ một đường xuyên qua châu Á và châu Âu của Thành Cát Tư Hãn đã mở ra thời kỳ hưng thịnh của đế chế Mông Cổ.
Tuy nhiên, đến năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời để lại một di sản khổng lồ cho con cháu. Oa Khoát Đài trở thành Khả Hãn tiếp theo của Mông Cổ sau khi người cha quyền lực từ giã cõi đời.
Nhằm tiếp nối di sản và tư tưởng của cha, Oa Khoát Đài mở nhiều chiến dịch quân sự ở cả châu Á lẫn châu Âu. Thế nhưng, cuối cùng đế chế Mông Cổ bỏ dở cuộc xâm chiếm toàn bộ châu Âu sau khi gặp phải những thách thức khó có thể vượt qua ở Hungary vào năm 1242.
Cụ thể, Oa Khoát Đài dẫn quân Mông Cổ tiến đánh nước Nga năm 1235 và khu vực Đông Âu năm 1240. Đến năm 1241, quân đội Mông Cổ tràn vào Hungary, đánh bại liên quân Ba Lan và Hungary, buộc vua nước này phải tháo chạy.
Tuy nhiên, vào năm 1242, quân đội Mông Cổ đột ngột ngừng cuộc xâm lược và rút lui. Trước sự việc này, một số giả thuyết cho rằng có thể cái chết của Oa Khoát Đài vào tháng 12/1241 đã thôi thúc các chỉ huy cấp cao thuộc quân đội Mông Cổ quyết định hồi hương. Thế nhưng, nhiều người cho rằng điều này không chính xác.
Nhằm giải mã bí ẩn này, nhà nghiên cứu khí hậu Ulf Büntgen ở Viện Nghiên cứu Liên bang Thụy Sĩ WSL là đồng tác giả của một nghiên cứu những nhân tố khí hậu dẫn đến hành động rút lui của quân Mông Cổ năm 1242. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dựa trên kiểm tra dữ liệu vòng cây ở phía bắc Scandinavia, dãy núi Ural vùng cực, Carpat ở Romania, Alp ở Áo và Altai ở Nga.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện vào năm 1242, Hungary trải qua mùa đông lạnh và nhiều tuyết rơi. Đến mùa xuân, thời tiết ẩm ướt. Kết quả là những đồng cỏ rộng lớn ở Hungary biến thành đầm lầy.
Theo các nhà nghiên cứu, chính điều kiện thời tiết này đã ngăn cản vó ngựa Mông Cổ tiếp tục cuộc xâm chiếm châu Âu. Bởi lẽ, vùng đồng cỏ của Hungary nổi tiếng lầy lội nên kỵ binh Mông Cổ không thể vượt qua một cách thuận lợi như những địa hình khác.
Điều này khiến quân Mông Cổ hao tổn thực lực lớn. Các tướng chỉ huy nhận ra nếu tiếp tục chinh chiến thì sẽ đối mặt với những tổn thất lớn hơn như sa lầy trong chiến trường ở châu Âu, sức mạnh của Mông Cổ sẽ suy giảm. Do vậy, quân đội Mông Cổ rút quân ở châu Âu về nước và đẩy mạnh các cuộc chinh phạt ở châu Á.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Loạt ảnh đặc sắc về thế giới tâm linh ở Ulan Bator năm 1962
Các Lạt ma ở chùa Vàng, tượng sư tử gắn dải lụa cầu duyên ở tu viện Gandantegchinlen... là loạt ảnh đặc sắc về thế giới tâm linh ở Ulan Bator, được nhiếp ảnh gia Tiệp Khắc Werner Forman ghi lại trong chuyến thăm Mông Cổ năm 1962.
Chùa Vàng ở thủ đô Ulan Bator, một trong những công trình nổi tiếng của Phật giáo Mông Cổ năm 1962. Ảnh: Werner Forman/ Getty Images.
Các Lạt ma mang theo hộp đựng Kinh cho những buổi cầu nguyện buổi sáng bước vào cổng chùa Vàng.
Hé lộ nguyên nhân Nhật Bản 2 lần đánh bại đế chế Mông Cổ
Đại hãn của đế chế Mông Cổ Hốt Tất Liệt từng 2 lần tiến hành cuộc xâm lược Nhật Bản. Dù chuẩn bị lực lượng hùng hậu và lương thảo lớn nhưng đội quân Mông Cổ đều thất bại. "Vũ khí vô hình" giúp Nhật Bản đánh tan 2 cuộc xâm lược.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn sáng lập đế chế Mông Cổ, những đại hãn tiếp theo thực hiện nhiều cuộc chinh phạt ở khắp châu Á, châu Âu nhằm mở mang bờ cõi lãnh thổ và gia tăng ảnh hưởng. Theo đó, đội quân Mông Cổ chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn. Thế nhưng, họ không thể làm được điều đó với Nhật Bản.
Video: Tinh vân Đại Bàng, vươn tới một thế giới mới
NASA vừa công bố các bức ảnh ngoạn mục chụp thứ được gọi là những cột trụ sáng tạo, nơi các thế giới mới đang ra đời. Đó là Tinh vân Đại Bàng, một vùng hình thành sao vĩ đại nằm trong chòm sao Cự Xà.