Vì sao CJ CGV bán tháo cổ phần CJ Vietnam?

(VietnamDaily) - Nếu CJ CGV bán tháo 25% cổ phần trong CJ Vietnam, thì CJ Vietnam chỉ còn 3 Công ty “nâng đỡ”. Điều này khiến dư luận đặt dấu hỏi: CJ Vietnam có gặp khó vốn?

Hôm 8/6, CJ CGV tuyên bố sẽ bán 25% cổ phần trong CJ Vietnam, Công ty đầu tư bất động sản tại Việt Nam, với giá 32,4 tỷ won, tương đương với 5,4% vốn chủ sở hữu, dự kiến vào ngày 3/7.
Trong đó, CJ Vietnam là đơn vị xây dựng tòa nhà CJ ở TP Hồ Chí Minh. CJ CGV cùng với CJ Logistics, CJ CheilJedang (CJ Food), CJ ENM - mỗi đơn vị sở hữu 25% cổ phần Công ty này.
Ngay sau khi thông tin CJ CGV bán tháo cổ phần trong CJ Vietnam dư luận đã đặt câu hỏi: Như vậy, nếu CJ CGV bán tháo 25% cổ phần trong CJ Vietnam chỉ còn 3 Công ty “nâng đỡ”, CJ Vietnam có gặp khó vốn?
Vi sao CJ CGV ban thao co phan CJ Vietnam?
 Tòa nhà CJ Tower của Công ty bất động sản CJ Vietnam. Ảnh: HelloVietnamese.
Theo tìm hiểu của PV, CJ CGV là chi nhánh thuộc Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lớn bậc nhất Hàn Quốc CJ. Đây là Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề với 4 lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, bao gồm: Thực phẩm - Dịch vụ ẩm thực; Công nghệ sinh học - Dược phẩm; Giải trí - Truyền thông; Bán lẻ - Vận tải.
CJ được thành lập từ năm 1953 bởi Tập đoàn Samsung và là Công ty sản xuất đường đầu tiên của Hàn Quốc lúc bấy giờ.
Đến năm 1995, CJ tách khỏi Samsung và phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những Tập đoàn hàng đầu châu Á.
Từ năm 1998, CJ vào Việt Nam, nhưng năm 2014 CJ mới nổi lên sau thương vụ mua lại hệ thống Megastar và đổi tên thành CJ CGV.
Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 bùng phát nên cấu trúc tài chính của CJ CGV cũng suy yếu đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu của Công ty tăng gần 200% trong 3 tháng vừa qua, lên mức 845%. Tuy vậy, tổng số vốn lại giảm 22% trong cùng kỳ.
Nếu so với một năm trước, doanh thu của CJ CGV giảm mạnh, số lỗ tăng từ 85,7 tỷ won (khoảng 71 triệu USD) lên tới 118,6 tỷ won (khoảng 99 triệu USD). Các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng mạnh.
Hiện tại, CJ CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam.

Sắp IPO cha đẻ của rạp chiếu phim CGV

CJ CGV đưa ra đề nghị từ 20 - 30% cổ phần công ty, doanh nghiệp đang quản lý hệ thống rạp chiếu phim tại Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia... được định giá khoảng 1,25 tỉ USD.

CJ CGV, đơn vị thành viên của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) được cho là đang tiến gần đến kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thu về hàng tỉ USD, theo tờ Pulse của Hàn Quốc. 

Ngay từ phiên đấu giá tiền IPO, cổ phiếu CJ CGV đã nóng hơn bao giờ hết khi thu hút sự chú ý của các "gã khổng lồ" đầu tư vốn tư nhân như KKR & Co., Goldman Sachs và hai quỹ đầu tư Hàn Quốc là MBK Partners và Mirae Asset Daewoo. Kết quả MBK Partners là đơn vị đưa ra mức giá cao nhất.

CJ CGV bán hết 25% cổ phần trong công ty bất động sản tại Việt Nam

Hôm 8/6, CJ CGV (Hàn Quốc) tuyên bố bán 25% cổ phần trong công ty con đầu tư bất động sản ở Việt Nam để cải thiện cấu trúc tài chính suy yếu sau Covid-19.

Trao đổi với Zing, ông Khánh Nguyễn - đại diện phát ngôn của CJ CGV Việt Nam cho biết, CJ Vietnam là đơn vị xây dựng tòa nhà CJ Tower trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM). 

Doanh nghiệp hiện thuộc sở hữu của 4 công ty con trực thuộc Tập đoàn CJ, gồm CJ Logistics, CJ CheilJedang (CJ Food), CJ ENM và CJ CGV. Trong đó, mỗi đơn vị sở hữu 25% cổ phần.

Khi doanh nghiệp 'thất thủ' trước thế trận của cổ đông lớn

Xung đột giữa Coteccons và Kusto ngày một leo thang trong thời gian gần đây cho thấy ranh giới mong manh giữa hai khái niệm đối tác và đối đầu giữa các bên trong một tổ chức, doanh nghiệp. 

Vấn đề này không chỉ giới hạn trong câu chuyện riêng của Coteccons mà được nhìn nhận tổng quan hơn về lỗ hổng quản trị thường thấy ở các doanh nghiệp Việt.

Trường hợp mâu thuẫn tương tự như của Coteccons và Kusto không phải là hiếm trên thương trường Việt Nam. Trước đây Sacombank, Eximbank, Bibica, Vinaconex… cũng từng gặp phải vấn đề tiêu cực hay thậm chí một số trong đó bị lật đổ bởi cổ đông lớn. Điều này cho thấy, doanh nghiệp nội địa ngày một bị ảnh hưởng trước sức ép của đối tác chiến lược.