Vì sao chuyến thăm Mỹ của ông Tập bắt đầu từ Seattle?

(Kiến Thức) - Bầu không khí chính trị bất lợi ở Washington buộc Trung Quốc phải chuyển các sự kiện xã hội chính có sự tham gia của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Seattle.

Theo dự kiến, chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu với việc thăm Seattle của bang Washington vào ngày 22/9/2015.
Vi sao chuyen tham My cua ong Tap bat dau tu Seattle?
Chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu từ thành phố Seattle, thủ phủ bang Washington.
Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản cho rằng lựa chọn Seattle có nghĩa là nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh các bang đang bắt đầu quá trình tranh cử tổng thống. The Diplomat lưu ý việc nhiều nhà bình luận cũng như các ứng cử viên tổng thống Mỹ đã thảo luận vấn đề liệu có cần giảm cấp độ chuyến thăm nhà nước của ông Tập Cận Bình hay không.
Tuy nhiên, sự lựa chọn Seattle có thể được giải thích vì Bắc Kinh và Seattle có quan hệ kinh doanh chặt chẽ. Kinh tế bang Washington liên quan với Trung Quốc nhiều hơn phần còn lại của Mỹ. Ngoài Boeing, các tập đoàn như Microsoft và Starbucks đang thu được lợi nhuận khổng lồ khi chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Theo báo South China Morning Post, tại Seattle sẽ diễn ra các sự kiện xã hội với sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có các cuộc gặp với đại diện của giới kinh doanh Mỹ. Tuy nhiên, cơ hội để hai bên đạt được bất kỳ bước đột phá nào trong chuyến thăm này là không nhiều do những cáo buộc của Mỹ về gián điệp mạng Trung Quốc và phía Mỹ cũng không hài lòng với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các nguồn tin của South China Morning Post cho biết trong việc chuẩn bị chuyến thăm cũng đã xem xét phương án Chủ tịch Tập Cận Bình dừng chân ở đảo Hawaii. Tuy nhiên phương án này bị gạt đi, vì ở đó có trụ sở Hạm đội Thái Bình Dương vốn chỉ trích chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Về chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyên gia Nga Alexander Larin bình luận: “Tôi cho rằng sẽ không có đột phá lớn. Mối quan hệ Trung-Mỹ đã bị nguội lạnh  phần nào. Điều này đã được nhấn mạnh bằng việc quan chức cấp cao Mỹ không có mặt tại lễ duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng (3/9) ở Bắc Kinh. Chuyên gia Trung Quốc và các phương tiện truyền thông cáo buộc Mỹ gây sức ép đối với các nước đồng minh Châu Âu và Châu Á để các nước này cũng không đến Bắc Kinh (tham dự lễ duyệt binh). Do quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng hơn trước, chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ diễn ra trong một tình huống khá khó khăn. Hai bên sẽ ký một số văn bản mở ra tiềm năng nào đó để phát triển hơn nữa các mối quan hệ… Nhưng tôi nghĩ, sẽ không có một bước đột phá nào…vì trong một thời gian dài, hai bên đã có những mâu thuẫn nghiêm trọng”.

Tranh chấp Biển Đông dẫn đến Chiến tranh lạnh Trung-Mỹ?

(Kiến Thức) - Liệu hành động trả đũa lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp Biển Đông có dẫn đến Chiến tranh lạnh Trung-Mỹ?

Theo giáo sư Minxin Pei của Claremont McKenna College (California, Mỹ), trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ gần đây do dự án đắp đảo khổng lồ của Trung Quốc ở Biển Đông, câu hỏi liên quan đến tranh chấp Biển Đông này đã trở nên cấp bách.
Tranh chap Bien Dong dan den Chien tranh lanh Trung-My?
Giáo sư Minxin Pei: “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ biến thành "Cơn ác mộng ở Biển Đông”.
Các “đảo nhân tạo” này sẽ không thể tự vệ trong một cuộc xung đột, mà chỉ có thể hỗ trợ cho an ninh và các tuyến đường biển của Trung Quốc về thông tin liên lạc.  Bắc Kinh hy vọng rằng bằng cách mở rộng sự hiện diện vật lý ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ củng cố yêu sách chủ quyền đối hầu hết diện tích Biển Đông.  Nhưng điều này có vẻ như  mơ tưởng  hão huyền  vì về mặt pháp lý, luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc chủ quyền lãnh thổ trên không phận và  vùng nước rộng 12 hải lý xung quanh các “đảo nhân tạo”.

Biển Đông: Mỹ càng lùi, Trung Quốc càng lấn tới

(Kiến Thức) - Tự do đi lại trên Biển Đông “đầy bão tố” đòi hỏi chính sách đối ngoại Mỹ gắn liền với sức mạnh toàn diện, can dự sâu rộng và lâu dài.

Đó là nhận định của học giả Patrick M. Cronin - cựu giám đốc cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Đại học Quốc phòng (Mỹ) và hiện đang lãnh đạo Chương trình An ninh Châu Á của một cơ quan nghiên cứu ở thủ đô Washington.
Bien Dong: My cang lui, Trung Quoc cang lan toi
Tiến sĩ Patrick M. Cronin - cựu giám đốc cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Đại học Quốc phòng (Mỹ).

Vì sao tàu chiến Trung Quốc lượn lờ ngoài khơi Alaska?

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên trong lịch sử, tàu chiến Trung Quốc đã lượn lờ ngoài khơi Alaska ở biển Bering, sau khi "đi qua vùng lãnh hải Mỹ”.

Theo báo Washington Post, giới quan sát  chú ý đến thực tế rằng cuộc hành quân của tàu chiến Trung Quốc đã diễn ra ngay trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Vi sao tau chien Trung Quoc luon lo ngoai khoi Alaska?
Tàu chiến Trung Quốc. 
Các nhà phân tích quân sự quan tâm đến sự kiện tàu chiến Trung Quốc đến Alaska không kém cuộc duyệt binh lớn tại Bắc Kinh hôm 3/9/2015. Người ta ngạc nhiên vì sự bất ngờ xuất hiện tàu chiến Trung Quốc ở biển Bering, cũng như bản chất của vụ việc chưa từng có này.