Vì sao Chủ tịch HĐQT VNCOIN và Thiên Rồng Việt “xộ khám”?

(Kiến Thức) - Không có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng Nguyễn Hữu Tiến – Chủ tịch HĐQT VNCOIN vẫn chỉ đạo cấp dưới kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn và tới tháng 11/2016, Tiến đã thu được 200 tỷ đồng từ 6.000 nhà đầu tư.

Báo Lao Động dẫn nguồn tin Tổng Cục Cảnh sát cho hay, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VNCOINS (trụ sở tại phường Đa Kao, quận 1, TPHCM) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Chủ tịch HĐQT VNCOIN và Thiên Rồng Việt - ông Nguyễn Hữu Tiến. Nguồn ảnh: Lao Động
 Chủ tịch HĐQT VNCOIN và Thiên Rồng Việt - ông Nguyễn Hữu Tiến. Nguồn ảnh: Lao Động
Kết quả điều tra bước đầu, tháng 5/2015, Nguyễn Hữu Tiến sáng lập và nắm quyền Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Thiên Rồng Việt. Tháng 8/2016, Tiến tiếp tục thành lập Công ty CP OTCMAX và vẫn nắm vị trí cao nhất. Một năm sau, Tiến đổi tên thành Công ty CP VNCOIN.
Điều đáng nói, mặc dù không hoạt động sản xuất kinh doanh, không có hợp tác đầu tư nào nhưng Nguyễn Hữu Tiến vẫn lấy danh nghĩa công ty tổ chức hội thảo, in ấn, phát hành tập san, đăng các thông tin trên website “otcmax.vn” của Công ty cổ phần OTCMAX.
Mục đích của OTCMAX là quảng bá, kêu gọi các nhà đầu tư hợp tác góp vốn thực hiện các dự án như mua lại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Phú, Thanh Hóa; đầu tư khai thác mỏ cát nước ngọt tại tỉnh Bình Thuận...
Khi có các nhà đầu tư góp vốn, OTCMAX sẽ ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác đầu tư, cam kết trả lợi nhuận theo các gói đầu tư liên tục trong thời gian 90 ngày làm việc, với mức 1.8% mỗi ngày.
OTCMAX đưa cho nhà đầu tư các mã code, hay còn gọi là mã đầu tư, có giá từ 2,5 triệu đến 250 triệu đồng, đồng thời, sắp xếp các nhà đầu tư đứng vào các nhánh "nhị phân" theo dạng thức đa cấp.
Chỉ trong khoảng tháng 8 đến tháng 11/2016, Công ty cổ phần OTCMAX của Tiến đã ký kết với hơn 6.000 nhà đầu tư, thu tổng số tiền hơn 200 tỉ đồng.

Phù phép điểm thi, Hà Giang còn gây “đại bão giáo dục” gì nữa?

(Kiến Thức) - Ép học sinh mua sách tham khảo và vụ mua dâm ngay trong trường của nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương là những “vết nhơ” khó lột đứng sau vụ việc “phù phép” điểm thi ở Hà Giang đang khiến dư luận sốc.

Những ngày qua, dư luận cả nước đều không khỏi “sốc, ngỡ ngàng” khi nhắc tới kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang nói riêng và công tác giáo dục tại tỉnh này nói chung. Đây có thể coi là là vụ gian lận thi cử quy mô lớn chưa từng thấy.
Người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi được xác định là ông Vũ Trọng Lương - Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang). Theo đại diện PA83 (Công an tỉnh Hà Giang), chỉ trong vòng 2 tiếng, ông Lương đã sửa điểm 330 bài thi trắc nghiệm, trung bình mỗi bài mất 6 giây. Tuy vậy, cơ quan điều tra vẫn còn tiếp tục tìm hiểu xem liệu có ai giúp sức ông Lương, vì một người trong 2 tiếng khó mà sửa được 330 bài thi.

Lần đầu tiết lộ cách thức bảo kê “Phan Sào Nam” của Nguyễn Thanh Hoá

(Kiến Thức) - Trong hồ sơ điều tra vụ trọng án này, cơ quan điều tra lần đầu tiết lộ về cách thức "bảo kê" đường dây đánh bạc nghìn tỷ của ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50, Bộ Công an).

Theo lãnh đạo VKSND tỉnh Phú Thọ, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ đề nghị truy tố ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa cùng 102 đối tượng trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ. Dự kiến, trong 45 ngày, VKSND sẽ ra bản cáo trạng vụ án. 

Trong hồ sơ điều tra vụ trọng án này, cơ quan điều tra lần đầu tiết lộ về cách thức "bảo kê" đường dây đánh bạc nghìn tỷ của ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50, Bộ Công an).

Bóng hồng lừa đảo đất Quảng Ninh và hành trình hoàn lương

Dù không có khả năng lo chuyển việc cho những người đồng nghiệp, nhưng Nguyễn Thị Hồng, SN 1984, trú tại Mạo Khê, huyện Đông Chiều, Quảng Ninh vẫn lấy danh lừa đảo để nhận tiền của họ.

Những ngày cuối năm, công việc của những phạm nhân nữ trong trại thường bận rộn hơn, nhưng công việc biên đạo múa, hát của Nguyễn Thị Hồng, SN 1984, trú tại Mạo Khê, huyện Đông Chiều, Quảng Ninh lại bận bịu hơn nhiều. Hồng phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải đối mặt với mức án 4 năm tù giam.