Vì sao chỉ có người Đức dửng dưng với Facebook, mạng xã hội?

Theo trang tin công nghệ Ozy (Mỹ), trong khi các mạng xã hội như Facebook đang kiểm soát cả thế giới thì có một nơi họ không thể làm được như vậy. Đó là nước Đức. Tại sao?

Theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Pew Research, chỉ 37% người Đức dùng mạng xã hội dù tỷ lệ người dùng internet ở Đức rất lớn, ngang bằng với các nước phát triển khác như Thụy Sĩ, Mỹ, Anh.
Nhiều khảo sát khác cũng cho thấy, người Đức luôn ở vị trí cuối bảng trong các quốc gia phương Tây hiện đại về việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter.
Vi sao chi co nguoi Duc dung dung voi Facebook, mang xa hoi?
Ảnh minh họa. 
Theo ông Welf Weiger, giáo sư về tiếp thị và đổi mới tại Đại học Göttingen, nhiều người Đức có tài khoản mạng xã hội nhưng họ rất ít khi dùng. Họ cũng ít khi đưa cả họ tên thật lên các tài khoản mạng xã hội. Họ thường chỉ dùng tên thật và tách làm hai để điền vào phần họ và tên. Điều này gây ra nhiều phiền toái bởi Facebook yêu cầu người dùng phải dùng họ tên thật.
Khi cả thế giới gần như đắm chìm trong các mạng xã hội, tại sao người Đức lại khác? Bà Sonja Utz, Giáo sư về truyền thông xã hội tại Đại học Tübingennh, nhận định: "Phần nhiều là do họ lo ngại về vấn đề riêng tư”. Theo bà Utz, người Đức thường muốn giữ gìn sự riêng tư. Họ không muốn bị các chính phủ và công ty công nghệ lớn thu thập được thông tin cá nhân của mình. Nhiều người Đức không thoải mái, sợ bị coi là “tự yêu mình” nếu chia sẻ quá nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân. Dân số có tuổi trung bình cao (47 tuổi) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cách dùng các mạng xã hội ở Đức.
Mặc dù các nhà tiếp thị vẫn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để nhắm mục tiêu đến những người Đức trẻ tuổi, nhưng vai trò của mạng xã hội vẫn ngày càng giảm trong đời sống. Nó không thể trở thành công cụ hiệu quả để tiếp cận các cử tri cho các chính trị gia, người hâm mộ cho các ngôi sao giải trí như ở nhiều quốc gia khác.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thậm chí còn không có tài khoản Twitter chính thức. Chuyên gia về truyền thông xã hội Maik Hammerschmidt tại Đại học Göttingen cho hay: "Các chính trị gia rất do dự khi đăng quan điểm trên mạng xã hội bởi nó có thể gây ra sự tranh cãi lớn”.

Siêu phẩm Bphone 2 “cháy hàng” trong ngày đầu ra mắt?

(Kiến Thức) - Mặc dù hôm nay (8/8), siêu phẩm Bphone 2 mới chính thức ra mắt , thế nhưng trước đó, tính đến cuối tháng 7 đã có hàng nghìn khách hàng xuống tiền đặt mua.

Mặc dù hôm nay (8/8) mới là ngày chính thức ra mắt siêu phẩm Bphone 2 thế nhưng ngay từ ngày 26/7 trước đó, một đại lý bán lẻ lớn tại Việt Nam đã chính thức khởi động chương trình đặt mua chiếc smartphone "made in Việt Nam" này. Tính đến 15h ngày 31/7 (sau 4 ngày khởi động chương trình "đặt gách") đã có 1.351 khách hàng xuống tiền đặt cọc dù chưa biết rõ thiết kế, cấu hình sản phẩm này.
Sieu pham Bphone 2 “chay hang” trong ngay dau ra mat?
Chương trình gameshow "Đặt gạch" cho siêu phẩm Bphone 2.

Mạng xã hội Facebook biến giới trẻ trở thành diễn viên

Liệu Facebook, Twitter... có khiến chúng ta hạnh phúc? Câu trả lời là: Không. Các mạng xã hội này thực tế hại nhiều hơn lợi.

Theo Independent, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, cứ 5 người, có một người nói rằng, họ cảm thấy chán nản sau khi sử dụng mạng xã hội. Tình trạng này diễn ra ở phần lớn bạn trẻ dưới 30 tuổi - những người coi Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Việc liên tục đăng trạng thái trên Facebook, Snapchat, Instagram… và không ngừng theo dõi chúng khiến họ dần đánh mất khả năng giao tiếp qua những thiết bị điện tử .

Vô số nghiên cứu học thuật được thực hiện từ năm 2015 chỉ ra rằng, người dùng mạng xã hội thường xuyên cảm thấy lo lắng, cô đơn hoặc tự ti.

Mang xa hoi Facebook bien gioi tre tro thanh dien vien

Người trẻ đang dần đánh mất khả năng giao tiếp qua màn hình điện thoại.

Lúc ăn, đi chơi hay du lịch, việc chia sẻ các bức ảnh “lung linh” do được chỉnh sửa kỹ lưỡng giống như người trẻ đang đóng vai chính trong một bộ phim về cuộc đời mà họ muốn hướng đến. Khi lượng chia sẻ, like (thích) thấp hơn mong đợi, họ nhanh chóng thấy buồn bã và thiếu tự tin.

Người dùng mạng xã hội đăng ảnh về cuộc sống của mình lên trang cá nhân để mọi người đều xem được. Vì họ tin rằng, bạn bè trên mạng cũng là bạn thật. Đương nhiên, nhận xét của họ trở nên quan trọng.

“Mới đây, tôi đăng một trạng thái trên Twitter nói rằng, những người đạp xe (như đảng viên Đảng dân tộc Scotland) là những kẻ hung hãn của thời đại mới. Ngay lập tức, tôi bị buộc tội ghen ghét, chống lại người đạp xe, mặc dù tôi đã cẩn thận nói rằng tôi cũng yêu thích môn thể thao này.

Tôi đã nhận được hơn 1.000 tin nhắn lăng mạ từ nhiều người và họ vẫn đang tiếp tục làm thế. Nếu bạn là người dễ bị tổn thương thì không nên dùng mạng xã hội. Nó có thể ảnh hưởng đến tâm tính của một người, gia tăng sự giận dữ và khó chịu.

Hơn thế, nhiều phụ nữ tôi biết đã bỏ dùng Twitter vì sự quấy rầy liên tục mỗi khi họ cầm điện thoại lên hay đăng nhập bằng máy tính”, một người dùng Twitter chia sẻ trên Independent.

Nhiều nhà tuyển dụng khẳng định rằng, phần lớn học sinh tốt nghiệp khi đi làm đều không có những kỹ năng cần thiết trong việc tương tác với đồng nghiệp hay nói chuyện trực tiếp với người lạ.

Bao nhiêu lần bạn cầm điện thoại để đọc tin nhắn sau đó lại online trong nhiều giờ và bị cuốn vào thế giới hỗn tạp của mạng xã hội? Đây là nơi “cư dân” không bao giờ ngừng hoạt động: ở đâu đó, người đăng ảnh, người bình luận, người lại đang tán gẫu…

Không ngạc nhiên khi nhiều thanh thiếu niên đang phải chịu đựng tình trạng “tê liệt quyết định”. Tức là họ luôn bế tắc vì có quá nhiều thứ để lựa chọn và giải quyết.

Trong cuốn sách The Sleep Revolution, tác giả Arianna Huffington đã trích lời các chuyên gia rằng, chúng ta không nên để bất kỳ màn hình điện tử nào trong phòng ngủ và tránh sử dụng mạng xã hội một giờ trước khi đi ngủ.