Vì sao cần xây dựng Luật phổ biến kiến thức Khoa học và Công nghệ?

(Kiến Thức) - Khoa học và công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.

Thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông báo 353-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương thực hiện triển khai xây dựng và ban hành Luật Phổ biến kiến thức Khoa học và Công nghệ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Sáng nay 20/12/2017, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đề xuất một số nội dung chính của Dự án Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”. TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì hội thảo.
Những năm gần đây, hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được quan tâm và nhiều có chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật về KH&CN đến với nhân dân, phổ biến tri thức, nâng cao dân trí KH&CN; cung cấp thông tin KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ nghiên cứu, triển khai, phục vụ sản xuất và đời sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của trí thức, các nhà khoa học trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ năm 1963. Tại Hội nghị, Người nói: “Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biếu khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt”.
Từ những năm sau đổi mới, kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ra luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, coi đây là vấn đề quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt cho quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hoạt động thông tin, truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, trong đó có Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã được khẳng định trong hàng loạt các văn bản chỉ đạo Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Toàn cảnh buổi hội thảo.
 Toàn cảnh buổi hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội cho biết, trong thời gian qua có hàng loạt các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, là cơ sở pháp lý quan trọng, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông và phổ biến kiến thức KH&CN, với mục tiêu truyền bá tri thức KH&CN tiên tiến vào phục vụ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe trình bày gồm báo cáo đề dẫn về sự cần thiết ban hành Luật phổ biến kiến thức Khoa học và công nghệ, giới thiệu Luật và mô hình phổ cập của các quốc gia trong khu vực. Nội dung thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, đại biểu đến dự hội thảo là dự thảo khung “Luật phổ biến kiến thức KH&CN” do Liên hiệp hội Việt Nam đề xuất, sự phối hợp giữa các bên liên quan hướng tới xây dựng Luật phổ biến kiến thức KH&CN.
Theo TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Truyền thông Liên hiệp Hội thì: “Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ” là hoạt động truyền bá trực tiếp hay gián tiếp thông qua một hình thức nào đó nhằm mục đích làm cho đông đảo người biết đến những kiến thức, kinh nghiệm, thành tựu khoa học và công nghệ đã được đúc kết về hệ thống tri thức các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy cùng với các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm phục vụ mục tiêu phát triển xã hội. Khoa học và công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong cấu tạo sản phẩm. Cải tạo đời sống dân sinh, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường. Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ có ý nghĩa quan trọng nhằm phổ cập thông tin khoa học và công nghệ sâu và rộng, tạo các phong trào xã hội ứng dụng khoa học và công nghệ theo đúng chủ trương của Đảng, nhà nước.
Cũng trong tham luận của mình, TS Đặng Vũ Cảnh Linh cũng nhấn mạnh đến những nguyên tắc trong quá trình xây dựng Luật, ông cho rằng: Xây dựng Luật phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ vừa cần đảm bảo nội dung đa dạng vừa phải xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, đồng thời xây dựng theo hướng Luật “mở”. Đồng thời cần phù hợp với các công ước, bộ luật tiến bộ trên thế giới vừa đảm bảo các giá trị văn hóa, con người Việt Nam.
Tiến sĩ Chử Văn Nguyên, Hội Hóa học đưa ra ý kiến: “Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ thông tin, chúng ta cần nhìn vào thực tế cuộc sống để khẳng định rằng việc xây dựng và ban hành Luật là cần thiết xong có những vấn đề cần quản lý chặt chẽ nhưng cũng có những vấn đề cần dự vào thực tiễn đời sống để vận dụng linh hoạt cho phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước trong qua trình đổi mới và hội nhập công nghệ 4.0”.

An toàn thực phẩm đang ảnh hưởng đến “giống nòi” người Việt Nam

(Kiến Thức) - Theo GS.TS Phan Thị Kim, thực phẩm an toàn đóng góp trong việc cải thiện sức khỏe đối với mỗi con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi…

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức “Diễn đàn khoa học thực trạng và giải pháp an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam”.

Liên hiệp hội tổ chức hội thảo về chương trình xây dựng nông thôn mới

(Kiến Thức) - Những bài học kinh nghiệm rút ra qua đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là tiêu đề cuộc Hội thảo do Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức vào sáng 8/8, tại Hà Nội.

Sáng 8/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo “Những bài học kinh nghiệm rút ra qua đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” .
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác - Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam -TSKH Nghiêm Vũ Khải, ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PT nông thôn Việt Nam, PGS.TS Phạm Bích San - Viện nghiên cứu Tư vấn và phát triển với sự tham dự của gần 60 đại biểu, các nhà khoa học và các cơ quan ban, ngành liên quan.