Vì sao Càn Long sử dụng Hòa Thân như “quân cờ” để chèn ép con?

Vì sao Càn Long lại hành động như vậy? Phải chăng có ẩn tình gì?

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, hoàng đế là người đứng đầu thiên hạ và khó có thể thay thế. Ngoại trừ trường hợp như vương triều sụp đổ hoặc có kẻ làm phản thì hầu hết chỉ khi hoàng đế băng hà mới có tân đế lên kế vị. Nếu hoàng đế thoái vị khi còn sống thì ngài sẽ trở thành thái thượng hoàng tuy nhiên những trường hợp như thế này trong lịch sử có không nhiều.

Thoái vị thành thái thượng hoàng

Vào thời Đường, trong cuộc biến loạn "An Sử", Đường Huyền Tông Lý Long Cơ thay vì hoàn thành trách nhiệm của một vị vua thì ông lại đưa Dương Quý Phi tháo chạy đến Ba Thục. Kết quả của cuộc tháo chạy này là ông không còn được công nhận là hoàng đế nữa. Sau đó, thái tử Lý Hanh đăng cơ ở Linh Vũ. Lý Long Cơ vì thế mà bị ép trở thành thái thượng hoàng.

Vi sao Can Long su dung Hoa Than nhu “quan co” de chen ep con?
Ngoài ra, cũng có trường hợp tự nguyện thoái vị, đó là hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh. Khi đó Càn Long đã ngoài 80 tuổi, ông lựa chọn tự nguyện thoái vị và qua đời sau ba năm làm thái thượng hoàng. Tuy nhiên trong ba năm này Càn Long không thực sự "về hưu" mà vẫn luôn làm những việc như sau.

Kể từ khi Càn Long công bố quyết định trở thành thái thượng hoàng, tất cả quan lại và con dân đều vô cùng kinh ngạc. Trên thực tế, hành động này của Càn Long sâu xa hơn mọi người tưởng tượng. Trước hết, tuy rằng thoái vị, nhưng trong tay ông vẫn nắm giữ quyền lực của Thanh triều. Thứ hai, sức khỏe của Càn Long lúc này đã không còn được như trước. Nếu ông vẫn tiếp tục hao tâm tổn sức vì chuyện triều chính thì rất khó để thọ thêm vài năm nữa. Vì thế, Càn Long lựa chọn thoái vị sau 60 năm làm hoàng đế.

Cuộc sống sau khi "về hưu": Vẫn tham quyền cố vị

Mặc dù bản thân tuyên bố thoái vị, nhưng trên thực tế, sự "về hưu" của Càn Long rất không triệt để. Ông thoái vị là trên danh nghĩa mà thôi, tân đế Gia Khánh trong tay hoàn toàn không có quyền lực. Gia Khánh là vua nhưng chỉ có thể quản một số việc nhỏ, những việc lớn hơn một chút, ông đều phải đến Ninh Thọ Cung hỏi ý kiến của cha mình.

Thậm chí, khi Càn Long thoái vị, ông đã từng ban hành một chiếu chỉ tuyên bố rằng: "Trẫm tuy đã thoái vị rồi, nhưng những việc quân cơ quan trọng của triều đình thì vẫn cần phải đến hỏi ý kiến của Trẫm". Như vậy, có thể hiểu, Càn Long không hề muốn trao thực quyền cho con trai mình.

Vi sao Can Long su dung Hoa Than nhu “quan co” de chen ep con?-Hinh-2

Càn Long còn tìm cách kiểm soát mọi việc trong triều bằng cách trao quyền cho đại thần Hòa Thân. Ở thời điểm Càn Long thoái vị, địa vị của Hòa Thân trong cung là rất cao. Càn Long muốn sử dụng Hòa Thân như một quân cờ mà mình đã "cài cắm" trong triều đình. Do đó, lời của Hòa Thân là đại diện cho ý chỉ của Thái thượng hoàng. Quyền lực của Hòa Thân đạt đến đỉnh cao, Gia Khánh nếu muốn bãi miễn ông ta thì phải được sự đồng ý của Càn Long.

Thế nhưng không dễ dàng gì Càn Long mới đào tạo được Hòa Thân, làm sao nhà vua có thể đồng ý bãi miễn ông ta được. Do đó, sau này, khi Càn Long chết đi, vua Gia Khánh lập tức "thanh lý" Hòa Thân. Hòa Thân tự sát trong ngục và bị tịch thu toàn bộ gia sản.

Gia Khánh đế- Vị vua hữu danh vô thực

Trái với suy nghĩ của mọi người, Càn Long mặc dù đã thoái vị rồi nhưng vẫn yêu cầu nghi thức đối đãi với mình cần tuân theo như một vị hoàng đế. Ví dụ như Càn Long vẫn tự xưng là "Trẫm", các đại thần khi gặp ông phải hô "Vạn vạn tuế", trong khi đó, hoàng đế thực sự là Gia Khánh chỉ được hô "Vạn tuế".

Các quan chức địa phương khi đến Bắc Kinh để báo cáo công việc họ chỉ đến gặp Càn Long chứ không đến chỗ của vua Gia Khánh. Không chỉ dừng lại ở đó, Gia Khánh còn phải thường xuyên tới Ninh Thọ Cung để bái kiến phụ vương và còn phải bái lạy 3 lần và dập đầu 9 lần.

Vi sao Can Long su dung Hoa Than nhu “quan co” de chen ep con?-Hinh-3

Vào thời điểm đó, việc lớn nhất mà vua Gia Khánh có thể làm là tham gia các hoạt động nghi lễ khác nhau. Ví dụ như hoàng thất hàng năm đều phải thực hiện nghi lễ tế trời, Càn Long sẽ không tham gia. Dù sao thì việc này cũng tốn nhiều thời gian và công sức, do đó vua Gia Khánh sẽ thực hiện.

Từ đây, có thể hiểu đối với Gia Khánh, ba năm làm hoàng đế này chắc hẳn không được thoải mái như khi còn là thái tử. Suy cho cùng thì quyền lực trong tay Gia Khánh không khác như khi làm thái tử là bao, hơn nữa còn phải chịu những hạn chế nhất định.

Trong sử sách chúng ta có thể phát hiện ra một điểm vô cùng thú vị đó là sau khi Gia Khánh lên ngôi, niên hiệu được đổi thành năm Gia Khánh thứ nhất. Thế nhưng, trong tài liệu lưu trữ của nội vụ phủ Thanh Cung vẫn sử dụng niên hiệu của Càn Long. Như vậy, có thể thấy được địa vị mang tính chất "bù nhìn" của Gia Khánh đế trong hoàng cung. Mãi cho tới khi, Càn Long qua đời thì Gia Khánh đế mới có thể tiếp quản quyền lực và trở thành một hoàng đế không còn là "hữu danh vô thực".

Tìm ra ấm trà cổ 300 năm tuổi nhờ “tiếng nổ” trên núi

Xưa kia, vua Càn Long từng coi loại ấm trà này là bảo vật và lưu giữ trong cung.

Năm 1987, một nhóm trộm mộ đã dùng thuốc nổ để mở đường vào 1 ngôi mộ cổ ở thôn Thang Khanh, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Tiếng nổ quá lớn đã thu hút sự chú ý của người dân trong thôn.

Sau đó, dù không kịp bắt được nhóm trộm nhưng người dân cũng đã kịp báo với phòng quản lý văn vật của huyện đến kiểm tra tình trạng của cổ mộ. Kết quả cho thấy ngôi mộ đã bị tàn phá nặng nề, nhiều cổ vật đã bị phá hỏng.

Cung nữ nào “đổi đời” khi được Càn Long chọn làm con dâu?

Từ một tiểu nha hoàn sống ở trong cung, Nữu Hỗ Lộc thị may mắn được gả cho hoàng thất để rồi cuối cùng trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.

Vào thời phong kiến cổ đại, những người phụ nữ có địa vị vô cùng thấp kém do bị trói buộc bởi những quan niệm cổ hủ và tư tưởng trọng nam khinh nữ. Cách tốt nhất giúp họ thoát khỏi sự coi thường của xã hội là gả vào một nhà có gia thế tốt, để trở thành người có phú quý và quyền lực.

Thế nhưng, muốn gả được vào những gia đình như thế không phải điều dễ dàng, và còn khó khăn gấp bội đối với những nữ tử sống trong hoàng cung.

Khó nhưng không phải không thể. Có một người phụ nữ vô cùng may mắn, bà vốn là một nha hoàn hậu là một tiểu công chúa, không ngờ rằng được vua Càn Long chọn làm con dâu, để rồi cuối cùng trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ. Người đó chính là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu.

Cung nu nao “doi doi” khi duoc Can Long chon lam con dau?

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu từng là "Thị độc" của Thập công chúa, cũng chính là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa (Thị độc là từ dùng để gọi những người là bạn học của công chúa hoặc hoàng tử).

Thập công chúa sinh vào năm Càn Long thứ 40, trong bối cảnh Càn Long Đế đã lớn tuổi và Tử Cấm Thanh đã lâu không nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Vì thế Thập công chúa được Càn Long Đế vô cùng sủng ái.

Một năm sau, ngoài cung có một bé gái chào đời, chẳng ái có thể ngờ được bé gái đó lại trở thành Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu sau này.

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu sinh ra trong gia tộc Nữu Hỗ Lộc, một tộc thị của người Mãn Châu, trước đó hầu hết hậu phi mang họ Nữu Hỗ Lộc thị của nhà Thanh đều xuất thân từ gia tộc này. Tuy nhiên đến thời của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu, gia tộc của bà đã lụi tàn và chỉ còn dựa vào ánh hào quang của tổ tông.

Năm Càn Long thứ 47, trong cung cần tìm một Thị độc cho Thập công chúa, Nữu Hỗ Lộc thị may mắn khi chỉ duy nhất bà vào thời điểm đó có độ tuổi phù hợp và được tuyển chọn.

Năm Càn Long thứ 55, Hoàng tử Vĩnh Diễm đến tuổi thành thân, vua Càn Long đã chiếu cáo thiên hạ, tổ chức Bát Kỳ tuyển tú, chọn vợ cho hoàng tử, Nữu Hỗ Lộc thị cũng tham gia ứng tuyển. Do thường xuyên ở bên cạnh vị công chúa được sủng ái nhất, ngoại hình lại xuất chúng, nên vua Càn Long vừa nhìn đã hài lòng và đặc chỉ chọn tiểu nha hoàn này trở thành trắc thất của Hoàng tử Vĩnh Diễm, tước vị của bà là Trắc Phúc tấn.

Cung nu nao “doi doi” khi duoc Can Long chon lam con dau?-Hinh-2

Chân dung Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu.

Năm Càn Long thứ 60 (1796), Hoàng đế Càn Long thoái vị làm Thái thượng hoàng. Hoàng tử Vĩnh Diễm được chỉ định làm Hoàng thái tử nối ngôi, lấy năm sau là niên hiệu Gia Khánh nguyên niên, sử gọi Hoàng đế Gia Khánh.

Thân phận của Nữu Hỗ Lộc thị cũng vì thế mà thay đổi, từ Trắc Phúc tấn của Vương phủ trở thành Quý phi nương nương trong hậu cung, địa vị chỉ xếp sau Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu

Tuy nhiên, Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu sau khi tiểu sản đã có biểu hiện thân thể suy yếu và qua đời. Hoàn Nhan nhận chỉ nhập cung nhằm thay thế cho vị trí hoàng hậu cũng bất hạnh mất sớm.

Nữu Hỗ Lộc thị khi đó là người có địa vị cao nhất trong hậu cung và đã trở thành Hoàng hậu đại Thanh khi mới 21 tuổi, sử gọi Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu. Kể từ khi gả cho vua Gia Khánh, Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu sinh được 2 người con, bà không chỉ yêu thương con riêng của mình, mà còn có mối quan hệ rất tốt với những người con khác, nhất là đối với Hoàng trưởng tử Mân Ninh.

Không giống với các cuộc cung đấu trong lịch sử, Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu luôn giáo dục tất cả đứa trẻ trong cung phải tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau.

Cung nu nao “doi doi” khi duoc Can Long chon lam con dau?-Hinh-3

Năm Gia Khánh thứ 25, Hoàng đế Gia Khánh đột ngột băng hà ở Tị Thử Sơn Trang. Mân Ninh đăng cơ với thân phận Hoàng Thái tử, trở thành Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế.

Sau khi lên ngôi ít lâu, Đạo Quang Đế đã truyền chỉ dụ tôn Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu làm Hoàng thái hậu, tôn hiệu Cung Từ Hoàng thái hậu.

Năm Đạo Quang thứ 29, Cung Từ Thái hậu đột nhiên đổ bệnh, không bao lâu thì qua đời, thọ 74 tuổi, một độ tuổi "xưa nay hiếm" vào thời kỳ đó.