Vì sao Bình Dương “xén” công văn vụ ông Dũng gửi Thủ tướng?

Báo cáo trình Thủ tướng của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã bỏ sót nhiều nội dung quan trọng của vụ việc.

 
Khi dư luận lên tiếng sau lá đơn ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam, tố cáo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung lên Thủ tướng Chính phủ, phía UBND tỉnh cũng đã gửi Thủ tướng một báo cáo xung quanh vụ khu công nghệp Sóng Thần 3. Tuy nhiên, báo cáo đã bỏ sót nhiều nội dung quan trọng của vụ việc.
"Sư nói sư phải…"
Trong báo cáo của UBND tỉnh dài 5 trang (do ông Trần Văn Nam, Phó chủ tịch ký vào cuối tháng 10.2013) đã tường trình một cách có hệ thống những sai phạm liên quan đến khu đất 61 hecta của chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3 từ năm 2008 đến nay.
Cụ thể là chủ đầu tư, tức Công ty cổ phần Đại Nam, đã lợi dụng và chuyển diện tích khu ở sang làm khu dân cư tự phát trong khu công nghiệp. Cuối năm 2008, chủ đầu tư đã phân lô với diện tích từ 100 – 120 m²/lô, giá bán từ 1,8 – 3 triệu đồng/m². Ngay lập tức, tỉnh yêu cầu Công ty Đại Nam phải sử dụng đất khu ở (61 hecta) đúng mục đích, đúng quy hoạch chi tiết được duyệt năm 2006: chỉ được phục vụ cho các đối tượng là chuyên gia, nhân viên, công nhân làm trong khu công nghiệp.
Tuy nhiên, theo báo cáo, Công ty Đại Nam đã không chấp hành yêu cầu của tỉnh, tiếp tục huy động vốn theo hình thức phân lô, bán nền. Việc mua bán ngày càng công khai, sôi động. Chính vì lẽ đó tỉnh đã ra quyết định lập đoàn kiểm tra tình hình thực hiện dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3. Đoàn kiểm tra phát hiện chủ đầu tư đã phân 32,3 hecta được 2.630 lô đất, thu tiền bán đất nền được hơn 414 tỉ đồng.
Báo cáo gửi Thủ tướng kết luận việc Công ty Đại Nam tự ý phân lô, bán nền là trái quy định của pháp luật về việc sử dụng đất trong khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết được duyệt.
Từ nguyên nhân trên, cuối năm 2009, UBND tỉnh đã có văn bản cấm Công ty Đại Nam chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghệp (61 hecta) dưới bất kỳ hình thức nào đồng thời buộc chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu ở trình UBND tỉnh.
Thay vì chấp hành chỉ đạo từ UBND tỉnh, Công ty Đại Nam lại ba lần làm công văn kiến nghị và nộp hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết đã được duyệt trước đó. Công ty Đại Nam xin tách dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 (533 hecta) thành hai dự án khu dân cư (trong đó có khu ở 61 hecta) và khu công nghiệp. Việc kiến nghị này, theo tỉnh Bình Dương, nhằm hợp thức hóa diện tích khu ở đã phân lô bán nền và để Công ty Đại Nam tiếp tục kinh doanh bất động sản trái phép.
"Đẹp khoe, xấu che"
Tuy nhiên, báo cáo của tỉnh Bình Dương giống như một tuyên bố mang đậm tính chất trả lời trước dư luận của UBND tỉnh Bình Dương hơn là một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, sau khi báo chí lên tiếng với nhiều chiều trái ngược nhau. Thực tế báo cáo này đã “lược giản” bằng cách loại bỏ nhiều văn bản hành chính quan trọng mà UBND tỉnh và một số sở ngành đã ban hành liên quan đến việc “phân lô, bán nền” tại khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Không loại trừ chính các văn bản bị "lược giản" này đã cho phép hoặc ủng hộ Công ty Đại Nam phân lô, bán nền dưới hình thức góp vốn đầu tư.
Đầu tiên, phải nhắc đến Quyết định số 2089 ngày 7.7.2008 (do Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trần Văn Lợi ký) cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất đối với Công ty Đại Nam. Trong quyết định này, UBND tỉnh đã đồng ý với đề nghị của giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty Đại Nam chuyển đất “khu ở” trong khu công nghiệp thành “đất ở”, thời hạn lâu dài thay vì 50 năm.
Tiếp đến, vào tháng 9.2009, sau khi phát hiện Công ty Đại Nam tổ chức “phân lô, bán nền” đợt thứ hai, UBND tỉnh đã ban hành công văn lập đoàn kiểm tra dự án khu công nghệp Sóng Thần 3 (theo báo cáo gửi Thủ tướng).
Đoàn kiểm tra hùng hậu (gồm ba sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Cục Thuế; Ban quản lý các khu công nghệp và huyện Tân Uyên) đã có buổi làm việc với Công ty Đại Nam. Trong cáo cáo kết quả kiểm tra gửi UBND tỉnh, đoàn kiểm tra đã kết luận Công ty Đại Nam thực hiện dự án đúng tiến độ, kêu gọi góp vốn khu ở 61 hecta là đúng luật, phù hợp quy hoạch chi tiết được duyệt.
Một điểm nữa, việc Công ty Đại Nam xin tách dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 làm đôi cũng có phần từ sự tham mưu của Sở Xây dựng. Nắm được chủ trương giảm đất công nghiệp, tăng đất dịch vụ, theo chỉ đạo của UBND tỉnh (Thông báo số 11 năm 2007), Sở Xây dựng đã đề xuất theo đúng những gì Công ty Đại Nam đề xuất.
Cụ thể, trong một báo cáo năm 2010 gửi UBND tỉnh (trước đó là một buổi họp với các sở ngành khác), Sở Xây dựng đã đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 (đã được duyệt) tại khu công nghiệp Sóng Thần 3, theo hướng tách làm hai dự án (khu dân cư – khu công ngiệp).
Nếu một báo cáo gửi cấp trên (Thủ tướng Chính phủ) mà cấp dưới (UBND tỉnh Bình Dương) đã “cắt xén” nhiều đoạn để vụ việc có thể được hiểu sai với bản chất, người ta dễ nghĩ là chưa trung thực. Phải chăng sự chưa trung thực này nhằm mục đích che đậy những sai phạm đã diễn ra hoặc những hậu quả khó có thể khắc phục từ hai phía?

Zoom siêu xe hầm hố mới tậu của Cường Đô la

(Kiến Thức) - Chiếc xe mới tậu của Cường Đô la thuộc dòng xe Mercedes G-Class, thiết kế nam tính và được các tướng lĩnh quân đội trên thế giới lựa chọn.

Cường Đô la vừa đăng lên Facebook cá nhân bức ảnh một chiếc siêu xe khá hầm hố với chia sẻ đi kèm: "Still working on this ... Not done yet". Theo như những người am hiểu các loại xe hơi, đây là chiếc xe thuộc dòng xe Mercedes G-Class, dòng xe có phong cách off-road cao cấp được các tướng lĩnh trong quân đội và cảnh sát 30 quốc gia từ Đức, đến Nga, Mỹ và cả Đức Giáo hoàng sử dụng trong các chuyến đi.
 Cường Đô la vừa đăng lên Facebook cá nhân bức ảnh một chiếc siêu xe khá hầm hố với chia sẻ đi kèm: "Still working on this ... Not done yet". Theo như những người am hiểu các loại xe hơi, đây là chiếc xe thuộc dòng xe Mercedes G-Class, dòng xe có phong cách off-road cao cấp được các tướng lĩnh trong quân đội và cảnh sát 30 quốc gia từ Đức, đến Nga, Mỹ và cả Đức Giáo hoàng sử dụng trong các chuyến đi.
Chiếc xe mà Cường Đô la vừa khoe chính là chiếc xe "khủng" Mercedes-Benz G550 đã qua tay hãng độ AMG. Đây là phiên bản được bán tại thị trường Nhật Bản và Mỹ của dòng G500.
 Chiếc xe mà Cường Đô la vừa khoe chính là chiếc xe "khủng" Mercedes-Benz G550 đã qua tay hãng độ AMG. Đây là phiên bản được bán tại thị trường Nhật Bản và Mỹ của dòng G500. 
Đã từ lâu, Mercedes-Benz G550 là sự lựa chọn cho những người đàn ông đứng tuổi và có vai vế trong xã hội. Đây là mẫu xe sở hữu hình thức đậm tính nhà binh. Ngoại hình xe cao lớn, thô ráp đến từng chi tiết, bản lề của lộ, kính chắn gió phẳng và vuông vức.
 Đã từ lâu, Mercedes-Benz G550 là sự lựa chọn cho những người đàn ông đứng tuổi và có vai vế trong xã hội. Đây là mẫu xe sở hữu hình thức đậm tính nhà binh. Ngoại hình xe cao lớn, thô ráp đến từng chi tiết, bản lề của lộ, kính chắn gió phẳng và vuông vức. 
Mercedes-Benz G550 được trang bị động cơ V8, dung tích 5,5 lít, sản sinh công suất tối đa 382 mã lực, mô-men xoắn cực đại 391 lb-ft, cho khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 5,9 giây.
  Mercedes-Benz G550 được trang bị động cơ V8, dung tích 5,5 lít, sản sinh công suất tối đa 382 mã lực, mô-men xoắn cực đại 391 lb-ft, cho khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 5,9 giây.
Vi sai khoá và hệ dẫn động 4 bánh AWD cho xe có khả năng leo dốc 36 độ và đổ dốc 24 độ.
Vi sai khoá và hệ dẫn động 4 bánh AWD cho xe có khả năng leo dốc 36 độ và đổ dốc 24 độ. 
 
Về nội thất, siêu xe cho bạn cảm giác trái ngược khi trang bị da và gỗ óc chó.
  Về nội thất, siêu xe cho bạn cảm giác trái ngược khi trang bị da và gỗ óc chó.
Đồng hồ hiển thị thông số của xe cũng được thiết kế táo bạo và nam tính.
 Đồng hồ hiển thị thông số của xe cũng được thiết kế táo bạo và nam tính.
Giá của một chiếc G550 AMG mới tại thị trường Mỹ là hơn 110.000 USD. Tuy nhiên, giới sành xe cho rằng, chiếc xe của Cường Đô la là xe cũ, do đó có giá tại Việt Nam cũng chỉ khoảng 100.000 USD (khoảng hơn 2 tỷ đồng).
 Giá của một chiếc G550 AMG mới tại thị trường Mỹ là hơn 110.000 USD. Tuy nhiên, giới sành xe cho rằng, chiếc xe của Cường Đô la là xe cũ, do đó có giá tại Việt Nam cũng chỉ khoảng 100.000 USD (khoảng hơn 2 tỷ đồng).

Khi đại gia phải đứng sau song sắt

(Kiến Thức) - Không vừa lòng với khối tài sản đồ sộ của mình, nhiều đại gia đã quyết định sai lầm, bất chấp hậu quả khủng khiếp.

Jordan Belfort từng là một triệu phú giới chứng khoán. Tuy nhiên, do bị kết tội rửa tiền, gian lận tài chính, ông bị mất toàn bộ tài sản và ngồi tù  hai năm. Ông đã viết hồi ký về quá khứ phạm tội của mình, một trong số đó đã được chuyển thể thành phim.

Kim Dotcom nổi tiếng là người sáng lập Megaupload, trang web được cho là đã gây tổn thất cho ngành công nghiệp giải trí vì vi phạm bản quyền. Năm 1994, Kim bị kết tội vi phạm bản quyền, gian lận và hoạt động gián điệp nhưng mãi cuối năm 2012 ông mới bị bắt. Vào thời điểm đó, Kim bị tịch thu 17 triệu USD.


Kim Dotcom nổi tiếng là người sáng lập Megaupload, trang web được cho là đã gây tổn thất cho ngành công nghiệp giải trí vì vi phạm bản quyền. Năm 1994, Kim bị kết tội vi phạm bản quyền, gian lận và hoạt động gián điệp nhưng mãi cuối năm 2012 ông mới bị bắt. Vào thời điểm đó, Kim bị tịch thu 17 triệu USD.