Vì sao bằng giả chỉ lọt được vào cơ quan nhà nước?

Những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" được vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào các doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25/2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Bộ Nội vụ cần nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. “Thực tế những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
 Mỗi năm cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ sản xuất, tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ giả.
Tuyển dụng quá nặng về bằng cấp
Vấn đề “đào tạo gắn với tuyển dụng” đã được các thành viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực mổ xẻ, khi bàn về dự thảo "Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo". Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, đây là chủ trương rất quan trọng. Ông quan ngại về thực tế xã hội hiện nay, khi mọi gia đình đều phấn đấu để con mình phải có bằng đại học. Trong lúc đó, nhiều nước đã xã hội hóa giáo dục, đào tạo tín chỉ theo hướng “cần gì học nấy”, chứ không nhất quyết phải vào đại học. Ông cho rằng, để có thể gắn đào tạo với sử dụng nhân lực, ngoài vấn đề hướng nghiệp, thì việc tuyển dụng trong các cơ quan không nhất thiết phải yêu cầu bằng cấp đại học.
Theo Thứ trưởng Dĩnh, vấn đề là phải xác định cơ cấu công chức, cơ cấu nghề và bậc học trong mỗi cơ quan để sử dụng nhân lực cho phù hợp. Nếu không, xu hướng người người vào đại học vẫn tiếp tục. “Nhiều cơ quan nhà nước còn phấn đấu đưa ra tiêu chí chỉ nhận bằng cấp trên đại học như thạc sĩ, tiến sĩ. Ta vẫn còn quá nặng về bằng cấp", ông đề cập.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp thì băn khoăn khi đề án hành động còn “mờ nhạt” về những chủ đề lớn như phân luồng giáo dục hay đào tạo gắn với tuyển dụng. Ông nêu ví dụ, ở một số địa phương, số học sinh theo học nghề chỉ bằng 1/10 so với cao đẳng và đại học. Đơn cử Hà Tĩnh chỉ có 800 em học nghề, so với 9.000 người theo đại học, cao đẳng. Theo ông Diệp, tại nhiều nước, hằng năm đều tổ chức các vòng điều tra về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong năm tới hay 5 năm tiếp theo. Từ đây, ngành giáo dục đào tạo sẽ căn cứ để phân bổ và phân phối chỉ tiêu tuyển sinh.
Tuyển dụng đổi mới thì giáo dục cũng phải theo!
Ông Nguyễn Minh Đường - thành viên Hội đồng Quốc gia - nêu thực tiễn của việc đào tạo không gắn sử dụng, khi mỗi năm có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. Ngay cả các trường dạy nghề cũng vậy, trong lúc các DN cần công nhân lại không tuyển được. “Rõ ràng, ta đang đào tạo một đằng, sử dụng một nẻo”. Ông đề xuất Nhà nước, mà cụ thể cơ quan quản lý lao động, cần xây dựng được kế hoạch phát triển nhân lực hằng năm. Như vậy đào tạo mới gắn được với tuyển dụng. “Nếu không, sự bất cập về đào tạo này sẽ còn gây lãng phí lớn cho nhà nước và xã hội, lãng phí lớn cho thế hệ trẻ", ông nói.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết, sẽ cân chỉnh lại đề án chương trình hành động, theo hướng giảm bớt các đầu mục công việc của Bộ GDĐT, và đề nghị bổ sung thêm phần việc của các bộ khác. Đơn cử, ông đề nghị Bộ Nội vụ nhanh chóng có đề án đổi mới tuyển dụng CCVC. “Những người học giả, nhưng bằng thật không vào được DN nước ngoài đã đành, song ngay cả các DN tư nhân không có đội ngũ cán bộ tổ chức chuyên nghiệp như cơ quan nhà nước, nhưng họ lại "lọc" được các thành phần này, còn nhà nước thì không! Mà đã không lọc được, nạn bằng giả hay học giả, bằng thật sẽ vẫn tồn tại", ông nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì nêu ý kiến rằng “nếu cơ chế tuyển người, sử dụng người trong DNNN và các cơ quan nhà nước mà đổi mới, thì chất lượng giáo dục sẽ phải đổi mới theo”.
Tránh "vừa chạy, vừa xếp hàng"
Liên quan đến dự thảo đề án "Xây dựng, triển khai chương trình, SGK về giáo dục phổ thông sau 2015", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: Phải thống nhất về cách sắp xếp, cơ cấu giáo dục như thế nào, rồi từ đó mới định được chương trình chuẩn, chương trình khung và đổi mới SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo, kiểm tra, thi cử... Song, Việt Nam không thể cứ đợi đủ chu kỳ rồi mới làm. Mà theo đề án, phải làm SGK trước chương trình. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT phải khẩn trương xác định rõ về hệ thống giáo dục, còn nếu không cứ lao ngay vào viết lại SGK thì sẽ trục trặc, như bài học “cải cách - cải lùi” đã được các chuyên gia đúc kết từ trước đến nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực ngày 25/2. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ dứt khoát theo nguyên tắc làm chương trình trước, sau mới làm sách và hiện Bộ GDĐT đang làm theo hướng này. Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT, việc xây dựng SGK lần này sẽ theo cách mới là thiết kế các môn học theo hướng tích hợp cao hơn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "điểm yếu" của Việt Nam khi chưa có lực lượng chuyên trách về viết chương trình SGK. “Những lần biên soạn trước vẫn là do các thầy giáo, nhà khoa học viết. Có người tham gia vài ba lần thì có kinh nghiệm. Còn lại là đều tay ngang cả", ông nói.
Theo ông Phạm Vũ Luận, Bộ GDĐT hoàn toàn ý thức được điều này nên đã tổ chức tuyển người để cử đi các nước học để đào tạo cho tương lai. Còn hiện tại chưa có và “lần làm sách này cũng thế thôi", ông nêu. Theo Bộ trưởng Luận, Bộ GDĐT phải tính toán để học bước đi bài bản của quốc tế, nhưng vẫn làm theo cách của VN. Ông mong các thành viên của hội đồng chia sẻ, vì “đòi hỏi hết điều kiện quốc tế để làm thì không có”.

Cầu Lai Châu sập không vì quá tải mà do chất lượng kém?

(Kiến Thức) - Cục trưởng Cục QLXD là ông Trần Xuân Sanh cho biết, cáp cầu treo là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn nhưng kết cấu neo không đồng bộ với cáp.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sức chịu tải của cầu treo lớn hơn thế nên nguyên nhân không hẳn là do quá tải mà còn do chất lượng công trình cầu treo có vấn đề.

“Phù phép” 700 biên bản, hàng loạt cán bộ Sở GTVT bị bắt

(Kiến Thức) - Sửa chữa hàng trăm biên bản, thu tiền người vi phạm, gây thất thoát ngân sách nhà nước... Đội trưởng thanh tra giao thông (TTGT) Bùi Mạnh Tuấn cùng một số cán bộ Hải Phòng bị bắt.

Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng P46 vừa công bố quyết định bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Bùi Mạnh Tuấn (SN 1970), Đội trưởng Đội xử lý tổng hợp – Văn phòng Sở GTVT Hải Phòng về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”.

Các bị can bị bắt xuất phát từ việc ngày 30/11/2012, Đội 5 TTGT (Sở GTVT Hải Phòng) đã xử lý vi phạm chở quá tải của xe tải BKS 33H-9395. Mặc dù mức vi phạm thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở nhưng một số cán bộ của Đội 5 vẫn thu tiền phạt mà không ghi biên lai, trả lại giấy tờ xe ôtô BKS 33H-9395 sai thẩm quyền.
Ngoài ra, quá trình điều tra, cơ quan chức năng còn xác định, trong thời gian 2 năm (2011 -2012), cán bộ của Đội 5 sửa chữa hơn 730 biên bản theo hướng ghi sai trọng tải thiết kế của xe vi phạm, mà đúng ra theo đúng quy định phải Chánh Thanh tra sở mới có thẩm quyền giải quyết, để chuyển cho thanh tra viên quyết định, gây thất thoát hàng tỉ đồng ngân sách.
Ngày 29/7/2013, để điều tra, làm rõ những sai phạm tại Đội 5, Công an TP Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.
Phù phép biên bản vi phạm giao thông, nhiều cán bộ TTGT bị bắt.
 Phù phép biên bản vi phạm giao thông, nhiều cán bộ TTGT bị bắt.
Đến ngày 1/11/2013, PC46 khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Vũ Hoàng Tùng (35 tuổi), Phạm Hồng Khang (37 tuổi) và Lưu Tuấn Dương (37 tuổi), nguyên là các Đội phó Đội 5 Thanh tra giao thông (Sở GTVT Hải Phòng) và là cấp dưới của Bùi Minh Tuấn (từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2013) do “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Riêng với cá nhân ông Bùi Mạnh Tuấn, sau vụ việc này được thuyên chuyển từ Đội trường đội 5 sang làm Đội trưởng Đội xử lý tổng hợp - Văn phòng Sở GTVT Hải Phòng, cho đến ngày bị bắt giữ.
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, trong đơn đề nghị gửi đến các cơ quan chức năng TP Hải Phòng, ông Phạm Hồng Khang, nguyên đội phó đội TTGT số 5 và ông Vũ Hoàng Tùng đã thừa nhận việc làm của mình là sai phạm với quy định của ngành và pháp luật. Tuy nhiên, cả ông Khanh và ông Tùng đều cho rằng, việc sửa chữ biên bản vi phạm vì giữ các mối quan hệ.

“Do công tác quản lý còn nhiều yếu kém nên quá trình công tác để giải quyết các mối quan hệ nên đã đồng ý để các đồng chí trong tổ công tác sửa chữa nội dung văn bản hành chính, khi đó chỉ nghĩ việc trước mắt là giúp đỡ cho các mối quan hệ. Ngay lãnh đạo Sở và lãnh đạo thanh tra cũng gọi điện cho tổ công tác để nhờ giúp cho người quen, khi mà tổ công tác lập xong biên bản. Việc làm như vậy, bản thân tôi cũng không được ai nhắc nhở, khi PC46 chỉ ra những sai phạm tôi mới nhận thức được những việc làm của mình sai với quy định của ngành và pháp luật”, ông Phạm Hồng Khang nêu trong đơn.

Ông Khang đề nghị, các cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ của các đội TTGT thuộc Sở GTVT Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2011 để đảm bảo tính công minh, minh bạch.

Ông Khang đề nghị, các cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ của các đội TTGT thuộc Sở GTVT Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2011 để đảm bảo tính công minh, minh bạch.

Đơn đề nghị của ông Phạm Hồng Khang trước khi bị bắt.
Đơn đề nghị của ông Phạm Hồng Khang trước khi bị bắt.

Đơn (của ông Phạm Hồng Khang và ông Vũ Hoàng Tùng trước thời điểm bị khởi tố) cũng đề nghị, các cơ quan ban ngành tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ của các đội TTGT thuộc Sở GTVT Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2011 để đảm bảo tính công minh, minh bạch.

Lý do đề nghị rà soát lại các hồ sơ được ông Phạm Hồng Khang ghi rõ trong đơn: “Thực tế việc sửa chữa biên bản diễn biến đã có từ trước. Các đội TTGT khác còn sử dụng biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện để lập các lỗi vi phạm sau đó mới chuyển sang biên bản vi phạm hành chính. Theo quy định của cơ quan, sau khi chuyển từ biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện sang biên bản vi phạm hành chính thì phải nộp lại biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện cho đội Xử lý – Tổng hợp văn phòng. Tuy nhiên, thực tế, các đội TTGT khác nhận nhiều biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện từ đội xử lý – tổng hợp văn phòng khi chuyển sang biên bản vi phạm hành chính thì không nộp lại biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện đã sử dụng. Phải chăng các đội TTGT đó đã dùng biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện để lập các lỗi nặng sau đó chuyển thành lỗi nhẹ sang biên bản vi phạm hành chính hay đã hóa giải các biên bản tạm giữ đó ra sao?"

Vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ…