Vị phi tần đặc biệt của Hoàng đế Ung Chính là ai?

Người này là nữ nhân triều đại nhà Thanh duy nhất được sử sách ghi lại bằng tên gọi.

Vào thời nhà Thanh, ngay cả một Hoàng hậu cũng rất khó được ghi chép đầy đủ họ tên, thường chỉ nhắc bằng họ. Điều này cho thấy nữ nhân bí ẩn kia là một nhân vật không hề tầm thường, nàng chính là Vân Huệ, không rõ năm sinh năm mất. 

Không có bất kỳ ghi chép chi tiết về gia thế của Vân Huệ. Nàng vốn là một cung nữ, sau đó được Hoàng đế yêu thích nên không thể không cho nàng một danh phận. Năm Ung Chính thứ 3, Vân Huệ cùng với Cát Đáp ứng và Anh Đáp ứng trở thành phi tần của Hoàng đế Ung Chính. 

So với các nữ nhân khác trong hậu cung của Hoàng đế Ung Chính, địa vị của Vân Huệ thật sự quá thấp, khác hẳn với các phi tần khác lúc bấy giờ. Đến năm Ung Chính thứ 9, Vân Huệ đã biến mất khỏi danh sách các phi tần của Hoàng đế. 

Vi phi tan dac biet cua Hoang de Ung Chinh la ai?

Vào thời điểm đó, mẹ của Hoàng đế Càn Long là Nữu Hỗ Lộc Thị đã ban một sắc lệnh thông báo Vân Huệ đã chết tại Nguyệt Hoa Môn vào năm 26 tuổi. Nhưng nguyên nhân thật sự của cái chết này lại không được ghi chép trong chính sử.

Đến thời Hoàng đế Càn Long kế vị, năm 1736 ông đã phong Cát Đáp ứng làm Thường tại, còn Vân Huệ được truy phong làm Vân Đáp ứng và không được an táng trong Phi viên tẩm, nhưng không có tài liệu lịch sử nào ghi lại nơi chôn cất của nàng.  

Bí ẩn lớn nhất mà đến hiện tại không ai lý giải được là tại sao Vân Huệ được ghi chép bằng tên trong sử sách. Nhưng bản chất câu hỏi này cũng chứng tỏ sự đặc biệt của Vân Huệ, ít nhiều cũng có vị trí nhất định trong tâm trí của Hoàng đế Ung Chính lúc đó.

Nhân vật Dư Oanh Nhi do Thôi Mạn Lị thủ vai trong bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện và nhân vật Mã Nhĩ Thái Nhược Hy do Lưu Thi Thi thủ vai trong bộ phim Bộ Bộ Kinh Tâm được xem là xây dựng dựa trên hình mẫu Vân Huệ trong lịch sử.

Tổ chức mật vụ kiêm sát thủ tàn bạo của Hoàng đế Ung Chính

Hành tung xuất quỷ nhập thần, thủ đoạn tàn nhẫn, tổ chức sát thủ kiêm mật vụ do vua Ung Chính thành lập từng là nỗi ám ảnh đối với quan lại và bách tính nhà Thanh một thời.
 

Trong khoảng thời gian Hoàng đế Ung Chính tại vị vào thời nhà Thanh, có một cơ quan mật vụ đã trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết các quan lại thời bấy giờ. Cơ quan này được biết tới với tên gọi "Niêm Can Xứ".

Theo Qulishi, Niêm Can Xứ đóng vai trò tương tự như Cẩm Y Vệ hay Đông Xưởng, Tây Xưởng thời nhà Minh. Hoạt động chủ yếu của cơ quan này là thăm dò, tình báo, giám sát quan lại, cung cấp thông tin cho Hoàng đế, từ đó bảo đảm quyền hành luôn tập trung trọn vẹn trong tay Thiên tử.

Huệ phi hạ sinh con trai trưởng nhưng bị Ung Chính o ép

Thân phận Huệ phi đã rất cao quý lại còn hạ sinh Hoàng trưởng tử nên trong hậu cung khó có nữ nhân nào có thể sánh bằng.

Năm 1661, Hoàng đế Khang Hi lên ngôi khi mới 8 tuổi, là một đứa trẻ phải gánh vác những trọng trách lớn nên ông cũng phải trưởng thành sớm hơn những người khác rất nhiều. Hoàng đế Khang Hi thành thân rất sớm.

Năm 1672, Dận Thì ra đời, tính trong số những người con sống đến tuổi trưởng thành của Hoàng đế Khang Hi thì người này là Hoàng trưởng tử. Sinh mẫu của Dận Thì là Huệ phi Na Lạp thị.