Huệ phi hạ sinh con trai trưởng nhưng bị Ung Chính o ép

Thân phận Huệ phi đã rất cao quý lại còn hạ sinh Hoàng trưởng tử nên trong hậu cung khó có nữ nhân nào có thể sánh bằng.

Năm 1661, Hoàng đế Khang Hi lên ngôi khi mới 8 tuổi, là một đứa trẻ phải gánh vác những trọng trách lớn nên ông cũng phải trưởng thành sớm hơn những người khác rất nhiều. Hoàng đế Khang Hi thành thân rất sớm.

Năm 1672, Dận Thì ra đời, tính trong số những người con sống đến tuổi trưởng thành của Hoàng đế Khang Hi thì người này là Hoàng trưởng tử. Sinh mẫu của Dận Thì là Huệ phi Na Lạp thị.

Gia thế của Huệ phi Na Lạp thị đặc biệt hiển hách nhưng trong sử sách nhà Thanh không có ghi chép chính thức về tuổi tác và cách thức bà nhập cung. Tuy nhiên, dựa vào những sự vụ xảy ra trong cuộc đời của Na Lạp thị có thể suy đoán thời điểm nhập cung khi bà còn rất trẻ.

Vào thời kỳ đầu triều Thanh không có hệ thống hậu phi hoàn chỉnh nên chỉ gọi chung những nữ nhân trong hậu cung là thứ phi. Sau khi nhập cung, Na Lạp thị được Hoàng đế Khang Hi sủng ái, đến năm Khang Hi thứ 9, bà đã hạ sinh Hoàng tử Thừa Khánh nhưng không may chết yểu.

Hai năm sau, Na Lạp Thị tiếp tục hạ sinh Hoàng tử Dận Thì và người này đã trở thành Hoàng trưởng tử của Hoàng đế Khang Hi.

Hue phi ha sinh con trai truong nhung bi Ung Chinh o ep

Đến năm Khang Hi thứ 16, Hoàng đế bắt đầu tấn phong cho các nữ nhân trong hậu cung của mình, Na Lạp thị trở thành Huệ tần. Sau khi Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu qua đời, Huệ tần Na Lạp thị gần như trở thành người đứng đầu hậu cung. Bà luôn ở cạnh Hoàng đế Khang Hi lo việc nội đình.

Cuối năm Khang Hi thứ 20, Hoàng đế Khang Hi đại phong hậu cung, sách phong Huệ tần Na Lạp thị thành Huệ phi. Thân phận Huệ phi đã rất cao quý lại còn hạ sinh Hoàng trưởng tử nên trong hậu cung khó có nữ nhân nào có thể sánh bằng.

Hoàng đế Khang Hi còn hạ lệnh để Huệ phi nuôi dưỡng Hoàng bát tử Dận Tự (con trai của Lương phi Giác Nhĩ Sát thị) và bà xem Dận Tự như con trai ruột thịt của mình.

Bởi vì sự thiếu quyết đoán của Hoàng đế Khang Hi mà những năm cuối đời phải chứng kiến các Hoàng tử tranh đấu để giành lấy ngôi báu. Sau khi Hoàng tử Dận Chân lên ngôi, tức Hoàng đế Ung Chính, Bát a ca Dận Tự (tức Liêm Thân vương) đã trở thành cái gai trong mắt Hoàng đế và Huệ phi Na Lạp thị cũng trở thành một trong những tội nhân.

Không lâu sau khi Dận Tự qua đời, Huệ phi Na Lạp thị cũng bị liên lụy, sống nơm nớp lo sợ trong hậu cung đến lúc mất. Năm Ung Chính thứ 10, Huệ phi Na Lạp thị qua đời, không rõ thọ bao nhiêu tuổi, nhiều người suy đoán lúc đó bà khoảng trên dưới 70 tuổi. Tháng 9 cùng năm, bà được an táng tại Cảnh lăng Phi viên tẩm.

Tiết lộ chế độ bổng lộc dành riêng cho hậu phi nhà Thanh

Đây là một lí do hàng đầu của các cuộc tranh đấu chốn hậu cung giữa các phi tần nhà Thanh. Sự chênh lệch quyền lực và bổng lộc giữa các phi tần chính là ngòi nổ cho những cuộc chiến đẫm máu.

Quy định về gây sốc của hậu phi nhà Thanh

Chuyện ít biết về vị hoàng đế phong lưu, đa tình nhất Trung Hoa

Khang Hi không chỉ nổi tiếng là người anh minh, tài giỏi mà còn là vị hoàng đế phong lưu, đa tình bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Hoàng đế Khang Hi, tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722) lên ngôi khi tròn 8 tuổi. Bên cạnh sự tài giỏi, minh quân này còn nổi tiếng là người phong lưu, đa tình và có nhiều vợ nhất trong lịch sử Trung Hoa.