Venezuela bắt thêm 39 lính đào ngũ âm mưu lật đổ Tổng thống Maduro

Venezuela thông báo bắt giữ 39 lính đào ngũ tại biên giới với Colombia với cáo buộc những người này nằm trong âm mưu lật đổ Tổng thống Maduro.

“Chúng tôi đã bắt giữ 39 người đào ngũ đang cố gắng xâm nhập qua biên giới Colombia”, Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino nói với truyền hình nhà nước hôm 14/5, theo AFP.
Ông Padrino nói rằng những người bị bắt “là một phần trong âm mưu lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro”. Nhóm này được cho liên quan với cuộc đột kích bằng đường biển thất bại 2 tuần trước mà Venezuela cáo buộc Mỹ và Colombia hậu thuẫn.
Venezuela bat them 39 linh dao ngu am muu lat do Tong thong Maduro
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro giơ bằng chứng về những cá nhân âm mưu lật đổ ông trong cuộc họp báo trực tuyến ở Caracas, Venezuela, ngày 6/5. Ảnh: Reuters. 
Tổng cộng, Venezuela đã giam giữ 91 người xâm nhập vào nước này bất thành.
Tổng thống Maduro hôm 13/5 cáo buộc một cuộc xâm nhập khác hồi đầu tháng 5. Những người đàn ông đã đổ bộ bằng đường biển ở Macuto, cách thủ đô Venezuela chưa đầy một giờ. 8 kẻ tấn công đã chết tại hiện trường.
Trong số những người bị giam giữ có hai cựu lính Mỹ là Luke Denman, 34 tuổi và Airan Berry, 41 tuổi. Họ bị buộc tội “khủng bố, âm mưu, buôn bán trái phép vũ khí chiến tranh”. Cả hai có thể phải đối mặt từ 25 đến 30 năm tù. Những người còn lại là người Venezuela.
Chính phủ Maduro cho đây là âm mưu lật đổ ông để đưa lãnh đạo đối lập Juan Guaido, được Mỹ và 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác công nhận là tổng thống lâm thời, lên nắm quyền.
Bộ trưởng Padrino không cung cấp thêm thông tin chi tiết về những người được cho là “những kẻ đào ngũ” bị bắt giữ hôm qua. Ông cũng không giải thích vì sao họ cố gắng xâm nhập Venezuela bằng đường bộ sau gần 2 tuần thất bại bằng đường biển.

“Đảo chính” tại Venezuela, Tổng thống Maduro nói gì?

(Kiến Thức) - Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chúc mừng và cảm ơn quân đội nước này vì đã "đánh bại" những kẻ âm mưu tiến hành đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này sau một ngày chìm trong bạo loạn.

Theo RT ngày 1/5, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Maduro đã cảm ơn các lực lượng vũ trang nước này vì "đánh bại" âm mưu lật đổ ông của lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido.
"Ông Juan Guaido và Leopoldo López (một chính trị gia đối lập Venezuela) cầm đầu cuộc đảo chính này", Tổng thống Maduro nói.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.