Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Vẻ đẹp của ngôi trường Bác Hồ và Tướng Giáp từng học

02/09/2014 19:00

(Kiến Thức) - Trường được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) ở bờ Nam sông Hương...

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế (tên chính thức hiện nay: Trường THPT Chuyên Quốc Học) là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: Mặt tiền của trường Quốc Học.
Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế (tên chính thức hiện nay: Trường THPT Chuyên Quốc Học) là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: Mặt tiền của trường Quốc Học.
Trường được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) ở bờ Nam sông Hương, ban đầu chỉ là một ngôi trường kiểu cũ với ba tòa nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà mặt tiền hướng ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi) và sông Hương. Ảnh: Cổng chính của trường được xây theo kiểu cổng tam quan trong kiến trúc Việt Nam.
Trường được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) ở bờ Nam sông Hương, ban đầu chỉ là một ngôi trường kiểu cũ với ba tòa nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà mặt tiền hướng ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi) và sông Hương. Ảnh: Cổng chính của trường được xây theo kiểu cổng tam quan trong kiến trúc Việt Nam.
Từ năm 1915, trường được xây dựng lại theo kiểu Pháp, nhưng phần cổng và tường bao về cơ bản vẫn được giữ nguyên với lối kiến trúc truyền thống. Ảnh: Bức bình phong hình long mã - yếu tố kiến trúc đậm nét Huế - ở mặt trước của trường.
Từ năm 1915, trường được xây dựng lại theo kiểu Pháp, nhưng phần cổng và tường bao về cơ bản vẫn được giữ nguyên với lối kiến trúc truyền thống. Ảnh: Bức bình phong hình long mã - yếu tố kiến trúc đậm nét Huế - ở mặt trước của trường.
Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến. Trong chương trình khi ấy, Pháp văn là môn học chính và giáo viên phần lớn là người Pháp. Ảnh: Một trong hai khu giảng đường chính của trường.
Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến. Trong chương trình khi ấy, Pháp văn là môn học chính và giáo viên phần lớn là người Pháp. Ảnh: Một trong hai khu giảng đường chính của trường.
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ như Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956) và trở về với tên Quốc Học từ năm 1956 cho đến nay. Ảnh: Mặt chính diện của một khu giảng đường.
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ như Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956) và trở về với tên Quốc Học từ năm 1956 cho đến nay. Ảnh: Mặt chính diện của một khu giảng đường.
Trong lịch sử tồn tại của mình, trường Quốc Học còn nổi tiếng bởi những nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tượng đài Nguyễn Tất Thành trong sân trường được dựng từ năm 1989.
Trong lịch sử tồn tại của mình, trường Quốc Học còn nổi tiếng bởi những nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tượng đài Nguyễn Tất Thành trong sân trường được dựng từ năm 1989.
Năm 1908, Nguyễn Sinh Cung - một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc Học niên khoá 1908 - 1909. Ba năm sau, Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn... Ảnh: Khung cảnh nhìn từ hành lang tầng 2 của một khu giảng đường.
Năm 1908, Nguyễn Sinh Cung - một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc Học niên khoá 1908 - 1909. Ba năm sau, Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn... Ảnh: Khung cảnh nhìn từ hành lang tầng 2 của một khu giảng đường.
Năm 1925, chàng thiếu niên Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế. Ông đã đỗ thứ hai trong kỳ thi này. Trong 2 năm học, Võ Nguyên Giáp luôn đứng đầu lớp, trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Ảnh: Các tòa nhà trong trường được liên kết với nhau bằng các hành lang có mái che.
Năm 1925, chàng thiếu niên Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế. Ông đã đỗ thứ hai trong kỳ thi này. Trong 2 năm học, Võ Nguyên Giáp luôn đứng đầu lớp, trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Ảnh: Các tòa nhà trong trường được liên kết với nhau bằng các hành lang có mái che.
Trong thời học tập ở Huế, Võ Nguyên Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Năm 1927, ông bị đuổi học cùng sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa với một số bạn học cùng chí hướng. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự dấn thân cho sự nghiệp cách mạng của chàng trai Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Sân bóng rổ của trường.
Trong thời học tập ở Huế, Võ Nguyên Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Năm 1927, ông bị đuổi học cùng sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa với một số bạn học cùng chí hướng. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự dấn thân cho sự nghiệp cách mạng của chàng trai Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Sân bóng rổ của trường.
Bên cạnh Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, rất nhiều tên tuổi các chiến sĩ cách mạng ưu tú, các nhà hoạt động văn hoá xuất sắc đã trưởng thành từ trường Quốc Học Huế, như Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm văn Ðồng, Tố Hữu... Ảnh: Nhà thể dục thế thao của trường.
Bên cạnh Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, rất nhiều tên tuổi các chiến sĩ cách mạng ưu tú, các nhà hoạt động văn hoá xuất sắc đã trưởng thành từ trường Quốc Học Huế, như Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm văn Ðồng, Tố Hữu... Ảnh: Nhà thể dục thế thao của trường.
Với truyền thống đáng tự hào như vậy, trường Quốc Học đã trở thành một trong những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Huế. Ảnh: Khu nhà hồ bơi của trường.
Với truyền thống đáng tự hào như vậy, trường Quốc Học đã trở thành một trong những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Huế. Ảnh: Khu nhà hồ bơi của trường.
Về mặt giáo dục, ngày nay trường Quốc Học Huế nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Trường đã được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam Ảnh: Một lớp học điển hình của trường Quốc Học.
Về mặt giáo dục, ngày nay trường Quốc Học Huế nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Trường đã được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam Ảnh: Một lớp học điển hình của trường Quốc Học.

Bạn có thể quan tâm

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Đế chế ma túy thâu tóm thế giới không cần nổ súng

Vị vua duy nhất sử Việt thoái vị giữa đỉnh cao vinh quang

Vị vua duy nhất sử Việt thoái vị giữa đỉnh cao vinh quang

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia

TP Huế có thêm 2 di sản phi vật thể quốc gia

Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

2.000 vòng xoắn vàng kỳ quái phát lộ, chuyên gia bối rối

2.000 vòng xoắn vàng kỳ quái phát lộ, chuyên gia bối rối

Nhận diện 4 đặc điểm khuôn mặt “báo hiệu” số kiếp long đong

Nhận diện 4 đặc điểm khuôn mặt “báo hiệu” số kiếp long đong

Mở lăng mộ quan tể tướng Ai Cập, hé lộ nghi lễ kỳ bí

Mở lăng mộ quan tể tướng Ai Cập, hé lộ nghi lễ kỳ bí

Top tin bài hot nhất

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

06/07/2025 12:50
Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

Bí ẩn bản khắc cổ nhất nhân loại trên vỏ sò hơn 500.000 tuổi

06/07/2025 06:42
"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

06/07/2025 12:25
Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

06/07/2025 19:08
 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

06/07/2025 14:42

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status