Vào trường chuyên lớp chọn: phụ huynh hay học sinh chọn?
Chuyện chạy đua cho con vào trường chuyên lớp chọn là đề tài không mới, tuy nhiên đến bây giờ nó vẫn là một câu chuyện nóng.
Nhiều người hô hào không đặt nặng bệnh thành tích, nên để các em có tuổi thơ khi đến trường, nhưng lại ít người làm được như vậy. Bằng chứng là mùa tuyển sinh năm nào cũng chứng kiến những cuộc chạy đua tìm cách cho con vào lớp chọn của các bậc phụ huynh. Trong câu chuyện hôm nay, nhà văn Phong Điệp – tác giả cuốn sách “Chúng mình làm bạn con nhé” sẽ chia sẻ quan điểm của mình.
- Đi họp phụ huynh cho con mới vào lớp 6, tôi ngồi cạnh một chị. Nghe chị kể, con gái về nhà nói vanh vách bạn này xin vào lớp mất 1.000 đô, bạn kia mất mấy chục triệu đồng. Tôi thật sự ngạc nhiên. Không ngạc nhiên về việc người ta bỏ tiền ra để chạy trường, chạy lớp vì chuyện này cũ rồi, ai cũng biết cả rồi. Mà ngạc nhiên vì sao người lớn lại để cho trẻ con biết mấy chuyện không tử tế, đàng hoàng này làm gì.
Ảnh minh họa. Tôi biết có gia đình không tiếc tiền để xin cho con vào trường tốt, lớp tốt. Không tiếc tiền chăm sóc giáo viên... Rồi đến khi đứa trẻ không thoả mãn được khát vọng của cha mẹ, nó bị điểm kém, không được học sinh giỏi... thì người cha, người mẹ ấy lại mang chuyện đã tốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu quà biếu cô giáo ra để kể lể, mắng chửi con. Đó là điều tuyệt đối không nên làm.
Thứ nhất, việc người lớn làm dù có dưới danh nghĩa là vì tương lai của con cái hay vì cái gì đi nữa thì cũng là chuyện của người lớn với nhau. Người lớn quyết định như thế, lựa chọn như thế chứ không phải lựa chọn của chính đứa trẻ. Chắc gì đứa trẻ đã thích bị lôi tha đi học cái trường điểm, trường tốt cách nhà cả chục cây số như thế.
Thứ hai, dù có là phổ biến, nhưng việc xin xỏ, chạy chọt chả có gì là đẹp, là vinh quang nếu không muốn nói đó là việc làm xấu. Vì vậy, chả có gì đáng để mà khoe khoang với ai, nói với con trẻ.
Đấy là chưa nói đến những ảnh hưởng của việc này tới đứa trẻ. Nếu nó có năng lực thực sự, nó sẽ buồn, sẽ không tin vào khả năng của mình, sẽ nghĩ điểm của nó là điểm bố mẹ xin được. Còn những đứa học kém lại ỉ vào đấy để chả cần phải học mà vẫn có điểm tốt.
Tôi nhớ trong bộ phim Cuộc sống tươi đẹp (Italia) hai cha con bị giam trong trại tập trung của Đức, người cha đã nói với con rằng việc bị giam ở đây chỉ là một trò chơi. Nhờ thế đứa trẻ đã được sống sót để thấy một cuộc sống tươi đẹp dù người cha đã phải chết.
Chúng ta vẫn phải chạy chọt dù chả muốn thế. Nhưng chắc chắn nhiều người trong chúng ta mong rằng mai đây con cái mình sẽ được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn, để chúng không phải làm những điều trái với lương tâm như thế. Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho con trẻ một không gian trong lành.
(Kiến Thức) - Đang lưu thông trên đường cao tốc, xe ô tô bỗng tăng tốc vượt làn đường để qua những chiếc xe khác... tuy nhiên cú vượt không thành công.
Clip sốc quay trộm cuộc sống khắc nghiệt dưới trướng IS
(Kiến Thức) - Không âm nhạc, không nghệ thuật...bị bắt buộc phải cầu nguyện. Đó là cảnh sống khắc nghiệt của những người dưới trướng Nhà nước Hồi giáo IS.
Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, một phụ nữ trong lực lượng Nhà nước Hồi giáo đã quay lại quang cảnh và cuộc sống của họ dưới sự cai trị của IS từ đầu tháng 3 đến nay bằng một camera giấu kín trong mạng che mặt..