V sao giường ngủ hoàng đế Trung Quốc chưa tới 1m?

Tử Cấm Thành rộng 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ khác nhau. Thế nhưng, giường ngủ của hoàng đế rộng chưa tới 1m. Vì sao lại vậy?

V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?
 Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia dưới thời nhà Minh và nhà Thanh. Theo đó, đây là nơi ở của hoàng đế và hậu cung. 
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-2
Tử Cấm Thành rộng 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ khác nhau. Với diện tích như vậy, đây là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới.  
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-3
Khi tìm hiểu cuộc sống của bậc đế vương tại Tử Cấm Thành dưới thời phong kiến, các chuyên gia và công chúng không khỏi bất ngờ khi phát hiện một bí mật khó tin. Đó là giường ngủ của nhà vua rộng chưa tới 1m và dài khoảng 2m.
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-4
 Công chúng cứ nghĩ giường ngủ của bậc đế vương sẽ rất lớn. Thế nhưng, thực tế trái ngược. Vì vậy, các chuyên gia bắt tay vào tìm hiểu bí ẩn này. 
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-5
 Theo nghiên cứu của các chuyên gia, không chỉ hoàng đế, giường ngủ của các phi tần trong hậu cung cũng có kích thước nhỏ như vậy. Điều này xuất phát từ quy định về kích thước của giường ngủ trong Tử Cấm Thành. 
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-6
Bậc đế vương thời xưa luôn khao khát trường thọ. Trong tiếng trung, từ "giường" (床) gần giống với từ "trường" (长), từ "sấu" (瘦) với nghĩa chật hẹp đồng âm với từ "thọ" (寿).  
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-7
Vì vậy, từ "giường hẹp" khi phát âm nghe gần giống với từ "trường thọ". Xuất phát từ điều này, giường ngủ của hoàng đế và các phi tần đều rộng không quá 1m.   
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-8
 Thêm nữa, giường ngủ của hoàng đế có kích thước nhỏ để phù hợp với diện tích của tẩm điện cũng như phù hợp với quan niệm phong thủy. Dưới thời phong kiến, người Trung Quốc quan niệm phòng ngủ quá lớn sẽ khiến dương khí lọt ra bên ngoài dẫn tới ai họa ập đến. 
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-9
Do vậy, phòng ngủ trong Tử Cấm Thành đều được thiết kế có diện tích nhỏ. Phòng càng nhỏ càng tích tụ được nhiều dương khí. Điều này sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho chủ nhân.  
V sao giuong ngu hoang de Trung Quoc chua toi 1m?-Hinh-10
 Vậy nên, phòng ngủ thường rộng không quá 10m2. Theo đó, giường ngủ rộng không quá 1m để phù hợp với diện tích căn phòng.

Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.

Vì sao Tử Cấm Thành suốt 600 năm không hề mối mọt?

Trải qua hơn 600 năm, các kiến trúc gỗ bên trong Tử Cấm Thành không bị mối mọt "tấn công". Từ đây, nhiều người tò mò vì sao lại như vậy.

Vi sao Tu Cam Thanh suot 600 nam khong he moi mot?
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng từ năm 1406 - 1420 với 980 tòa nhà. Đây là nơi ở của 24 hoàng đế bao gồm 14 vị vua triều Minh và 10 ông hoàng triều Thanh.  

Vì sao Tử Cấm Thành không bao giờ bị ngập lụt?

Trong nhiều thế kỷ, Tử Cấm Thành luôn khô ráo, không bị ngập lụt dù mưa rất to. Điều này xuất phát từ kiến trúc và hệ thống thoát nước của cung điện.

Vi sao Tu Cam Thanh khong bao gio bi ngap lut?
 Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là cung điện hoàng gia của nhà Minh và nhà Thanh trong hơn 400 năm. Đây là một trong những cung điện rộng lớn, tráng lệ nhất thế giới tồn tại đến ngày nay. 

Bà Lê Thị Băng Tâm rời ghế Chủ tịch ngân hàng HDBank?

Theo tờ trình được bổ sung vào Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM dự kiến nhân sự được bầu vào Thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2022-2027. Đáng chú ý, danh sách này không có tên bà Lê Thị Băng Tâm.

Cụ thể, trong danh sách dự kiến trình ĐHĐCĐ 2022 sắp tới đây có 7 thành viên HĐQT gồm: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Hữu Đặng, ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô, bà Nguyễn Thị Tâm, ông Kim Byoungho (TV độc lập) và ông Lê Mạnh Dũng (TV độc lập).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT. Đồng thời, bà Thảo hiện còn giữ chức vụ Tổng Giám đốc của CTCP Hàng không Vietjet (VJC); Phó Chủ tịch thường trực HĐTV HD SAISON; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Sovico; Chủ tịch HĐTV của Công ty TNHH Đầu tư Hướng dương Sunny và Công ty TNHH GalaxyOne.

Ông Nguyễn Hữu Đặng ngoài chức danh Phó Chủ tịch HDBank, còn là Thành viên HĐQT của HD SAISON và Tổng Giám đốc GalaxyOne.

Ông Lưu Đức Khánh là thành viên HĐQT Vietjet, CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn và Chủ tịch Ban Đại diện Quỹ đầu tư Chứng khoán Năng động DC.

Còn lại, ông Nguyễn Thành Đô không phải là thành viên chủ chốt của bất cứ doanh nghiệp nào khác ngoài HDBank.

Bà Nguyễn Thị Tâm hiện tại cũng là thành viên HĐQT HDBank, và được dự kiến bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới 2022-2027.

Trong danh sách nhân sự dự kiến ông Kim Byoungho - Cố vấn cấp cao IFC và ông Lê Mạnh Dũng - Trưởng đại diện Việt Nam DEG là 2 cái tên mới so với nhiệm kỳ trước.

Danh sách nhân sự dự kiến bầu vào HĐQT và BKS HDBank nhiệm kỳ 2022-2027

Ba Le Thi Bang Tam roi ghe Chu tich ngan hang HDBank?

Nguồn: HDBank

Đáng chú ý là trong danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới không còn tên của Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm. Liệu rằng có sự thay đổi tại vị trí "ghế nóng" của HDBank?

Theo khoản 4, Điều 34 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực ngày 15/01/2018 đã quy định rất rõ về những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ: "Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác".

Ngay sau khi Luật trên có hiệu lực hàng loạt các “ông lớn” như: Ông Vũ Văn Tiền đã chọn làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GELEXIMCO và rời ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình, Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) để đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG… nhưng bà Lê Thị Băng Tâm vẫn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại HDBank và CTCP Sữa Việt Nam.

Phải chăng bà Lê Thị Băng Tâm đã chọn chỉ ngồi "ghế nóng" tại Vinamilk để phù hợp với quy định pháp luật?

Ba Le Thi Bang Tam roi ghe Chu tich ngan hang HDBank?-Hinh-2

Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch HĐQT HDBank và Vinamilk.

Năm 2022, HDBank đề ra kế hoạch lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng 21% so với năm 2021, lần lượt đạt 9,770 tỷ đồng và 7,816 tỷ đồng.

Mục tiêu đến 31/12/2022, tổng tài sản Ngân hàng sẽ tăng 18% so với đầu năm, đạt 440,439 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 27% lên mức 25,503 tỷ đồng. Tổng huy động vốn cũng dự kiến tăng 17%, trong đó, huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng 23%. Tổng dư nợ dự kiến tăng 20%, lên mức 256,060 tỷ đồng và không vượt quá hạn mức tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Ngân hàng sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng dưới 2%.