Ung thư cổ tử cung vì lười khám phụ khoa

(Kiến Thức) - Chị Phương (Đồng Nai) thấy đau lưng, đi tiểu bị đau, gần đây lại chảy máu âm đạo, đi khám được phát hiện bị ung thư cổ tử cung

Chị Trần Thị Phương (Biên Hòa, Đồng Nai) thấy đau lưng, đi tiểu bị đau, gần đây lại chảy máu âm đạo, đi khám được phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Chị rất ngạc nhiên vì mình luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Chị đã có 1 cháu, quan hệ vợ chồng nhiều năm nay không có triệu chứng gì... Chị nghĩ đây là bệnh không phổ biến nên rất ít đi khám phụ khoa. 
Khám phụ khoa là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung.
Khám phụ khoa là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung. 
Lời bàn: BS Lê Thị Kiều Dung, Bộ môn Sản, trường Đại học Y dược TPHCM cho biết, ung thư cổ tử cung do HPV - một loại virus DNA gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng. HPV rất đề kháng với nhiệt, kể cả khi bị làm khô, do đó có thể lây qua những đường không phải tình dục như đồ lót, găng phẫu thuật, từ mẹ sang con... 
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thì 80% có nguy cơ bị nhiễm chủng HPV gây ung thư. Hiện có khoảng 100 loại HPV nhưng chỉ có 4 loại là nguy hiểm nhất, người nhiễm HPV 6 và 11 sẽ bị loạn sản cổ tử cung, 90% gây bệnh mụn cóc, sùi mào gà của cơ quan sinh dục; nhiễm HPV 16, 18 gây bệnh nặng hơn, có thể gây ung thư xâm lấn. 
Điều đặc biệt là virus HPV 6 và 11 rất nguy hại đối với cả nam giới có hệ thống miễn dịch suy giảm (người mắc tiểu đường, HIV, suy thận...). Khuyến cáo mới nhất hiện nay là phụ nữ sau 3 năm kể từ lần quan hệ tình dục đầu tiên (nhưng không trễ hơn 21 tuổi) nên đi làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 30 tuổi thì 2 năm/lần, trên 30 tuổi nếu có 3 lần xét nghiệm liên tiếp bình thường thì có thể tầm soát 2 - 3 năm/lần. 

Kinh nghiệm sống còn của bệnh nhân u vú suốt 26 năm

(Kiến Thức) - Phát hiện ung thư vú suốt 26 năm qua, Jan Johnson vẫn sống tốt nhờ bí quyết riêng của mình.

Huffington Post đưa tin, căn bệnh ung thư vú tấn công Jan Johnson từ năm 1988. Bệnh có dấu hiệu di căn khiến các bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật bỏ các mô vú kết hợp với việc thực hiện hóa, xạ trị. Trải qua nhiều ca điều trị phức tạp, hiện Johnson 80 tuổi, sức khỏe tiến triển tốt.
 Huffington Post đưa tin, căn bệnh ung thư vú tấn công Jan Johnson từ năm 1988. Bệnh có dấu hiệu di căn khiến các bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật bỏ các mô vú kết hợp với việc thực hiện hóa, xạ trị. Trải qua nhiều ca điều trị phức tạp, hiện Johnson 80 tuổi, sức khỏe tiến triển tốt. 

Dấu hiệu thường gặp của ung thư thận

(Kiến Thức) - Ung thư thận chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong các loại ung thư. Nó phổ biến ở nam giới và chủ yếu được phát hiện ở người trung niên. 

Đi tiểu ra máu. Thận nằm ở vị trí khá khuất, mối liên hệ chủ yếu với bên ngoài là nước tiểu, vì vậy đi tiểu ra máu là triệu chứng để phát hiện ung thư thận thường gặp nhất.
 Đi tiểu ra máu. Thận nằm ở vị trí khá khuất, mối liên hệ chủ yếu với bên ngoài là nước tiểu, vì vậy đi tiểu ra máu là triệu chứng để phát hiện ung thư thận thường gặp nhất. 

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đi tiểu ra máu đều chỉ ra bạn đã mắc ung thư thận. Nhiều trường hợp gặp vấn đề này do nhiễm trùng, phì đại tiền liệt tuyến hoặc sỏi thận. Chính vì vậy, nếu gặp tình trạng này, bạn nên đi khám sớm để tìm ra căn nguyên bệnh.
 Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đi tiểu ra máu đều chỉ ra bạn đã mắc ung thư thận. Nhiều trường hợp gặp vấn đề này do nhiễm trùng, phì đại tiền liệt tuyến hoặc sỏi thận. Chính vì vậy, nếu gặp tình trạng này, bạn nên đi khám sớm để tìm ra căn nguyên bệnh.