Ukraine trao đổi tù nhân: Phản ứng bất ngờ của phương Tây

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Pháp và Đức, đã lên tiếng sau khi Ukraine và phe ly khai ở miền Đông hoàn tất cuộc trao đổi tù nhân mà hai bên bắt giữ trong cuộc xung đột 5 năm qua.

Theo hãng thông tấn Reuters, quy trình trao đổi tù nhân diễn ra tại một trạm kiểm soát an ninh gần thành phố công nghiệp Horlivka ngày 29/12. Với lần trao đổi toàn bộ tù nhân này, chính phủ Ukraine trao trả 120 phần tử ly khai, trong khi các lực lượng miền đông sẽ trả 76 tù nhân.
Sau cuộc trao đổi tù nhân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ra tuyên bố chung, trong đó hoan nghênh động thái này của Ukraine và phe ly khai thân Nga.
Ukraine trao doi tu nhan: Phan ung bat ngo cua phuong Tay
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chào đón mọi người tại sân bay quốc tế Boryspil ở ngoại ô Kiev ngày 29/12. Ảnh: Reuters. 
"Quá trình trao đổi tù nhân được hoàn thành hôm nay (29/12) là một biện pháp nhân đạo được chờ đợi từ lâu. Bây giờ, lệnh ngừng bắn phải được tuân thủ đầy đủ", trích tuyên bố chung giữa Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảm ơn các nhà lãnh đạo của nhóm "Normandy Four", gồm Ukraine, Nga, Pháp và Đức, vì đã đóng vai trò trung gian cho cuộc trao đổi này trong các cuộc đàm phán tại Paris hồi đầu tháng này.

Mời độc giả xem thêm video: Nga trả vũ khí tại Crimea cho Ukraine (Nguồn video: VTC14)

Trước đó, sáng ngày 7/9, các máy bay chở tù nhân Nga và Ukraine hạ cánh xuống sân bay Moscow và Kiev, hoàn tất vụ hoán đổi tù nhân với định dạng 35 đổi 35. Động thái này được coi là một bước quan trọng trong việc "hạ nhiệt" căng thẳng Nga-Ukraine, tạo điều kiện giải quyết tình trạng xung đột ở miền Đông Ukraine.
Đây là đợt trao đổi tù nhân đầu tiên giữa Nga và Ukraine kể từ năm 2017.

Bất ngờ thân thế Tổng thống Iraq vừa xin từ chức giữa bất ổn

(Kiến Thức) - Tổng thống Iraq Barham Saleh mới đây đã đệ đơn từ chức lên Quốc hội. Quyết định của ông Barham được đưa ra giữa lúc quốc gia Trung Đông này đang chìm trong hỗn loạn vì các cuộc biểu tình.

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on
Tổng thống Iraq Barham Saleh, một chính trị gia kỳ cựu người Kurd, đã đệ đơn từ chức lên Quốc hội ngày 26/12, chỉ chưa đầy một tháng sau khi Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi nộp đơn từ chức, mở đường cho các nghị sĩ có thể lựa chọn một chính phủ mới. Ảnh: Time.  

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-2
“Tôi trình bày với các thành viên Quốc hội rằng tôi sẵn sàng từ chức. Họ sẽ đưa ra quyết định mà họ cho là phù hợp”, trích nội dung thư của Tổng thống Saleh. Ảnh: DW. 

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-3
 Tổng thống Barham Saleh nói rằng ông không muốn tình hình trong nước tồi tệ thêm và phàn nàn về tình hình xung quanh việc không thể xác định khối chính trị lớn nhất trong Quốc hội. Ảnh: Channel4.

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-4
Quyết định từ chức của ông Barham được đưa ra giữa lúc quốc gia này đang chìm trong hỗn loạn vì các cuộc biểu tình. Trong thời gian gần đây, hàng nghìn người Iraq đã xuống đường biểu tình, đòi chính quyền cải cách toàn diện, tạo thêm việc làm cho người dân cũng như chấm dứt nạn tham nhũng,...Ảnh: AA.  

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-5
 Trước đó, hồi tháng 10/2018, Quốc hội Iraq đã bầu ông Barham Salih làm tổng thống thứ 9 của quốc gia Trung Đông này. Ảnh: MNA. 
Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-6
 Tổng thống Iraq Barham Salih sinh năm 1960 tại thành phố Sulaymaniyah. Ông là một chính trị gia kỳ cựu người Kurd. Ảnh: MEO.

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-7
 Cuối năm 1976, ông Salih gia nhập Liên minh ái quốc Kurdistan (PUK) và chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại của PUK tại London (Anh). Ảnh: Iqnews.
Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-8
 Ông Salih được bầu làm thành viên của ban lãnh đạo PUK khi Khu tự trị người Kurd Iraq được giải phóng sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên. Ảnh: AM. 

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-9
 Ông Salih được bầu làm Phó Thủ tướng trong chính phủ Iraq lâm thời vào giữa năm 2004, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch trong Chính phủ chuyển tiếp năm 2005 và sau đó là Phó Thủ tướng chính phủ liên bang Iraq (nội các của cựu Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki) năm 2006. Ảnh: AW. 

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-10
 Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2012, ông Salih đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Khu tự trị người Kurd Iraq. Ảnh: MEM. 

Bat ngo than the Tong thong Iraq vua xin tu chuc giua bat on-Hinh-11
 Ông Barham Salih cũng là người thành lập trường Đại học Sulaymaniyah tại Khu tự trị người Kurd Iraq. Ảnh: Axios. 

Nga bác tin phong tỏa các cảng của Ukraine trên Biển Azov

Cơ quan cảng biển Bán đảo Crimea, Liên bang Nga ngày 29/11 tuyên bố cáo buộc của chính quyền Kiev về việc Nga phong tỏa các cảng của Ukraine trên Biển Azov không cho tàu ra vào qua eo biển Kerch là không đúng sự thực.

Cơ quan cảng biển Bán đảo Crimea khẳng định: "Không ai chặn giữ bất kỳ tàu nào".
Cơ quan này cho biết theo thủ tục, tất cả các tàu phải nộp đăng ký được qua eo biển Kerch trước 48 giờ và chờ được xác nhận trong vòng 24 giờ.
Hôm 28/11 Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine Vladimir Omelyan cáo buộc Nga phong tỏa các cảng Ukraine là Mariupol và Berdyansk trên Biển Azov không cho tàu ra vào. Ông này cho rằng 35 tàu đang bị phong tỏa, di chuyển chỉ được thực hiện theo hướng các cảng của Nga trên Biển Azov.