Ukraine: Tâm chấn động đất địa chính trị toàn cầu

(Kiến Thức) - Sử gia người Mỹ nổi tiếng Stephen Cohen cho rằng Ukraine đang nằm trong tâm chấn của cơn động đất chuyển đổi địa chính trị toàn cầu.

Theo sử gia Cohen, thế giới sau cơn động đất Ukraine sẽ không còn như thế giới trước đây nữa.

Giáo sư Tiến sĩ Cohen nói: “Chúng ta đang sống trong  một quá trình chuyển đổi địa chính trị…Thế giới sẽ không còn như cách đây 5-6, ít nhất là ở Châu Âu. Đây là thời điểm lịch sử và là tâm điểm là Ukraine”.
Ukraine: Tam chan dong dat dia chinh tri toan cau
Sử gia Stephen Cohen: “Đối đầu chủ yếu" trong cuộc khủng hoảng Ukraine là đối đầu Nga-Mỹ.
Lưu ý rằng “đối đầu chủ yếu" trong cuộc khủng hoảng Ukraine là đối đầu “giữa Mỹ và Nga”, sử gia Cohen cho rằng Châu Âu và Trung Quốc cũng đang tái định hình và định hướng lại do các sự kiện xảy ra ở Ukraine.
Phát biểu về nguy cơ xung đột quân sự ở Ukraine biến thành một cuộc chiến khu vực rộng lớn hơn, Giáo sư Cohen đã cảnh báo rằng giới chức có thẩm quyền ở Kiev, Washington và đại bản doanh của NATO ở Brussels… đang gần như hàng ngày nói về một cuộc chiến tranh lớn đang đến gần và đến rất sớm.  Kiev, Washington và Brussels nói rằng Nga sẽ khởi động cuộc chiến này. Tuy nhiên, Moscow cũng cảnh báo rằng hành động “khua chiêng, gióng trống” chiến tranh nói trên là nhằm chuẩn bị dự luận cho một cuộc tấn công của quân chính phủ được Mỹ hậu thuẫn chống lại miền đông Ukraine. Trong con mắt của người Nga, sự xuất hiện của các cố vấn-huấn luyện viên  Mỹ, Canada và Anh ở Ukraine để đào tạo Lực lượng vệ binh quốc gia là một phần của việc chuẩn bị chiến tranh.
Sử gia Cohen cho rằng những gì Nga muốn là một cái gì đó mà ông gọi là “khu vực an ninh, chứ không phải là phạm vi ảnh hưởng”.
Theo ông, “phạm vi ảnh hưởng quân sự” là  khái niệm của thế kỷ 18 và 19 và hoàn toàn lỗi thời, khi tên lửa chỉ cần có  3 phút để bay qua toàn bộ “phạm vi ảnh hưởng” đó. Chính vì vậy mà Moscow cực lực phản đối việc Mỹ và NATO thiết lập các hệ thống phòng thủ tên lửa gần sát biên giới Liên bang Nga. Theo ông, Moscow muốn khu vực biên giới của Liên bang Nga không tồn tại mối đe dọa quân sự nào.
Giáo sư  Cohen cho định rằng “một khu vực an ninh” trong con mắt người Nga là một khu vực  "không có căn cứ quân sự nước ngoài” sát biên giới nước này và ông cho  rằng điều đó là hoàn toàn hợp lý. Ông giải thích: “ Nếu Nga hoặc Trung Quốc lập căn cứ quân sự ở Mexico
 hoặc Canada, chúng ta (Mỹ) sẽ phản đối rất, rất kiên quyết và có thể đi đến chiến tranh. Chúng ta đe dọa sẽ làm như vậy, khi Liên Xô đưa tên lửa vào Cuba”.
Bình luận về bộ phim tài liệu mới của Nga mang tên "Tổng thống", sử gia Cohen lưu ý rằng bộ phim giúp "giải thích lý do tại sao (Putin) đã từ một người  tìm kiếm mối quan hệ đối tác đầy đủ với Washington và Châu Âu, thậm chí gợi ý rằng Nga có thể gia nhập NATO, lại trở thành một người rất cứng rắn trong cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Tháng trước, các quan chức Liên minh Châu Âu (EU) nói rằng EU sẽ không có tiếp tục mở rộng  liên minh chính trị-kinh tế trong thập kỷ tới. Theo quan điểm của Tiến sĩ Cohen, đây là một đòn nặng đối với kỳ vọng của Kiev. "Điều này đã dội một gáo nước lạnh vào Ukraine”.
Theo ông, cuộc nổi dậy Maidan chính là một cuộc xung đột chính trị liên quan đến việc Ukraine có gia nhập Liên minh Châu Âu hay không. Sau 14 tháng chiến tranh, chết chóc và hủy diệt - một sự hủy diệt trật tự quốc tế… kết quả cuối cùng đối với Ukraine là “chẳng có gì”.
Sử gia Cohen tin chắc chắn rằng không có Nga, Ukraine không thể tồn tại về mặt kinh tế, bất kể ai đó “có thích hay không”. Đây  là một thực tế.
Viện  dẫn các mối quan hệ thương mại chặt chẽ, sự phụ thuộc vào kiều hối do người Ukraine làm việc tại Nga và hai thập kỷ cung cấp năng lượng giá hạ, Giáo sư Cohen lưu ý rằng Ukraine đang "mất tất cả mọi thứ" trong cuộc xung đột hiện nay. Ông nói thêm rằng "đây là một sự điên rồ” mà giới sử gia sẽ “lên án các nhà hoạch định chính sách” đứng đằng sau sự điên rồ này.

“Cơn ác mộng Yemen” của Tổng thống Obama

(Kiến Thức) - Tiếp tục hậu thuẫn Ả-rập Xê-út để biến Yemen thành  hang ổ vững chắc của tổ chức khủng bố al-Qaeda quả là “cơn ác mộng” đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một đặc tính của Tổng thống Obama là sự kiềm chế trong việc đối phó với kẻ thù của nước Mỹ. Không giống như người tiền nhiệm George W. Bush, Tổng thống Obama vốn né tránh việc sử dụng vũ lực và dành chỗ cho giải pháp ngoại giao.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng. 
Trong khi Mỹ có tất cả mọi sự lựa chọn trên bàn - trong đó giải pháp ngoại giao được hỗ trợ bởi đe dọa sử dụng vũ lực, phản ứng của Mỹ trước các sự kiện ở Yemen quả là “nửa nạc, nửa mỡ”. Chính quyền Obama không theo đuổi giải pháp ngoại giao, mà cũng  không hoàn toàn theo đuổi giải pháp quân sự. Chính sách Yemen của Mỹ thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.

Mỹ xem xét việc cung cấp vũ khí cho Ukraine

(Kiến Thức) - Rất nhiều quan chức chính phủ và quốc phòng ủng hộ việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Với việc lực lượng dân quân đang gia tăng sức ép bằng những cuộc tấn công nhằm vào Ukraine, vị chỉ huy quân sự của NATO, Tướng Philip M. Breedlove, đã ủng hộ việc cung cấp các vũ khí và thiết bị phòng thủ cho các lực lượng Kiev đang bị bao vây. Rất nhiều quan chức chính phủ và quân đội đều có xu hướng thiên về quyết định đó, một vị quan chức Mỹ cho biết hôm 1/2.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng không đồng ý với việc cung cấp vũ khí sát thương. Nhưng sau một loạt các vụ công kích mà lực lượng Ukraine đang phải hứng chịu trong những tuần gần đây, chính quyền của ông Obama đang xem xét lại vấn đề viện trợ quân sự cho Ukraine.