Ukraine sẽ gia nhập NATO?

(Kiến Thức) - Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk cho biết, việc gia nhập vào NATO không nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ lâm thời Ukraine.

Hôm 6/3, ông Yatsenyuk đã trao đổi thông tin này với các phóng viên sau khi kết thúc cuộc nói chuyện với Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại Brussels (Bỉ), nơi ông gặp gỡ các quan chức EU trong khuôn khổ cuộc họp bàn về tình trạng khẩn cấp ở Ukraine.
Khi được các phóng viên hỏi liệu chính quyền mới Ukraine có xem xét khả năng gia nhập NATO hay không, ông nói rằng: “Đó không nằm trong chương trình của chúng tôi”.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk (trái) và Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trong cuộc họp báo ở Brussels.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk (trái) và Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trong cuộc họp báo ở Brussels.
Tuy nhiên, cũng trong sự kiện này, Thủ tướng lâm thời Ukraine đã bất ngờ mời các thành viên Hội đồng NATO tới thăm và tổ chức một cuộc họp ở Kiev trong thời gian tới. Ông cho biết, việc hợp tác giữa chính quyền Ukraine mới và NATO sẽ được mở rộng thông qua hoạt động trên. Đó còn là cơ hội tốt cho Ukraine để nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các quốc gia thành viên NATO nhằm cải thiện khả năng phòng thủ và duy trì sự ổn định trong khu vực.
Trước đó, trong cuộc họp báo khác cũng ở Brussels, ông Yatsenyuk cho biết, chính phủ mới Ukraine sẽ không dùng tới sức mạnh quân sự trong cuộc xung đột Crimea, nếu quốc gia này không phải là đối tượng của một cuộc xâm lược trực tiếp.
Ông này còn nhấn mạnh rằng, các lực lượng vũ trang Ukraine “là mục tiêu của các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại với mục địch buộc chúng tôi phải nổ súng. Tuy nhiên, quân đội chúng tôi đã kiềm chế cho tới khi đạt được một thỏa thuận ngoại giao”.

Chính phủ Cộng hòa tự trị Crimea “xin” Nga 6 tỷ đô

(Kiến Thức) - Do ngân sách bị thâm hụt, chính phủ nước Cộng hòa tự trị Crimea (thuộc Ukraine) vừa đề nghị Nga cấp viện trợ kinh tế với số tiền là 6 tỷ USD.

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Yevgeny Bushmin, một tỷ trong gói viện trợ trị giá 6 tỷ USD này sẽ thuộc diện viện trợ tài chính trực tiếp. 5 tỷ còn lại được xem là nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính Liên bang Nga đang lên kế hoạch viện trợ và sẽ sớm gửi lên chính phủ để được phê duyệt trong những ngày tới.
Biểu tình ủng hộ Nga tại Khu tự trị Crimea.
 Biểu tình ủng hộ Nga tại Khu tự trị Crimea.

“Lính lạ” ngăn quan sát viên châu Âu vào Crimea

(Kiến Thức) - Nhóm các quan sát viên quốc tế từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã bị những người có vũ trang ngăn không cho vào bán đảo Crimea, Ukraine.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak tiết lộ với báo giới. “Nhóm quan sát viên đã không thể tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine. Họ đáp máy bay ở Odessa, rồi đi ô tô hướng tới bán đảo Crimea. Tuy nhiên, những người có vũ trang không đeo theo phù hiệu đã chặn họ lại”, ông nói.
Những binh lính không đeo phù hiệu xuất hiện ở nhiều nơi tại Crimea trong những ngày qua.
Những binh lính không đeo phù hiệu xuất hiện ở nhiều nơi tại Crimea trong những ngày qua.
Ngoài ra, ông Siemoniak còn cho biết thêm, có khả năng nhóm quan sát viên trên được phép quay trở lại nơi họ xuất phát. Tuy nhiên, họ sẽ không thể đi tiếp vào bán đảo tự trị này. Theo chia sẻ của vị bộ trưởng này, có 2 cảnh sát Ba Lan tham gia đoàn quan sát viên trên.

Vì sao phương Tây sẽ phải chấp nhận Crimea “thuộc” Nga?

(Kiến Thức) - Đối với phương Tây, Crimea – điểm nóng mới của khủng hoảng Ukraine - có vẻ xa xôi, không gắn liền với các lợi ích của họ nhưng với Nga, Khu tự trị này mang ý nghĩa cốt lõi.

Tại sao Nga cần Crimea?