Ukraine phơi bày bất lực của tình báo Mỹ trước “gấu” Nga

(Kiến Thức) - Cơ quan tình báo Mỹ thừa nhận rằng họ rất khó đánh giá ý định của Tổng thống Vladimir Putin. Họ đã "ngủ quên" và bỏ qua sự kiện Crimea tách khỏi Ukraine.

Mặc dù tích cực tiến hành hoạt động nghe lén "thông tin liên lạc điện tử và kỹ thuật số" đối với Nga, Ukraine và các nước Baltic, tình báo Mỹ vẫn "ngủ quên" và bỏ qua sự kiện Crimea tách khỏi Ukraine.
Ukraine phơi bày bất lực của tình báo Mỹ trước "gấu" Nga
Ukraine phơi bày bất lực của tình báo Mỹ trước "gấu" Nga 
Theo The Wall Street Journal, xì-căng-đan đang diễn ra tại Washington: đến tận bây giờ người Mỹ vẫn không thể hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Thất bại của cơ quan tình báo gây ra cuộc tranh luận nóng bỏng tại Mỹ. Một số quan chức cho rằng, tiết lộ của Edward Snowden đã giúp người Nga tìm hiểu về các phương pháp thu thập thông tin của đặc nhiệm Mỹ.
Dĩ nhiên, về mặt kỹ thuật, Nga không hề tụt hậu như các đại diện phương Tây hình dung. Theo các chuyên gia, hơn một năm nay, các văn phòng của cơ quan tình báo và các tổ chức khác có liên quan đến bí mật nhà nước đã được bố trí máy tính "Vỏ bọc" do công ty RNT của Nga chế tạo. Theo các chuyên gia, không thể coi đây là sáng chế hoàn toàn của Nga, vì gần như tất cả các bộ phận chi tiết là của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chi tiết đó được kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện xem bên trong có gắn chip đặc biệt khiến cho thông tin có thể bị đánh cắp và chuyển giao cho đối tác gián điệp hay không. Mỗi máy tính đều có chương trình bảo mật có thể xử lý các thông tin bí mật của chính phủ. Máy được trang bị hệ điều hành nội địa hệ điều hành Linux, nhưng được cải tiến nghiêm túc theo các yêu cầu của FSB. Các nhân viên sử dụng email Clear Mail: không chỉ giám sát sự an toàn thư tín, mà còn kiểm soát nội dung, tức là không thể chuyển tiếp thư có tài liệu bí mật.
Sự kiện gần đây ở Ukraine, việc sát nhập Crimea với Nga gây ra phản ứng có thể dự đoán từ các nhà chức trách ở các nước phương Tây. Đặc biệt, đó là nỗ lực "cô lập hóa" Moscow khỏi "cộng đồng thế giới." Để làm điều này phải tiến hành các động thái chính trị và trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp châu Âu không ủng hộ các biện pháp này. 
Chủ tịch tập đoàn "Inforus" Andrew Masalovich cho biết: “Chúng ta không thể từ bỏ phần cứng và phần mềm điện tử của Mỹ ngay lập tức. Bên cạnh Mỹ còn có Đông Nam Á, đã 20 năm nay tiến hành đường lối độc lập. Ở đó, ta có thể tìm thấy bất kỳ mọi sản phẩm tương tự như của Mỹ. Ở đó cũng có thể tìm kiếm đối tác. Chúng ta đã có kinh nghiệm từ 30 năm trước, khi mà Mỹ có Ủy ban kiểm soát việc cung cấp công nghệ chiến lược cho các quốc gia thuộc khối phương Đông. Mặc dù ủy ban này đã cố gắng một cách hiệu quả để ngăn chặn các lô hàng, người ta đã đối phó không kém phần hiệu quả. Những biện pháp cấm vận có thể sẽ gây tổn thất cho Mỹ nhiều hơn so với Nga.”
Hiện nay, tình báo Mỹ rất thận trọng. Cơ quan tình báo Mỹ thừa nhận rằng họ rất khó đánh giá ý định của Tổng thống Vladimir Putin. Dữ liệu tình báo điện tử vô cùng ít ỏi, Mỹ không thể sử dụng máy bay không người lái trên lãnh thổ Nga như ở Pakistan hay Yemen. Các chuyên gia Mỹ buộc phải thích ứng với điều kiện mới. Chỉ còn cách trực tiếp gửi thư chính thức đến điện Kremlin hỏi xem lãnh đạo Nga sắp có kế hoạch gì.

Tiết lộ sốc về lời cuối của phi công chuyến bay MH370

Lời cuối mà một trong hai phi công trên chuyến bay MH370 đã nói là số hiệu của chuyến bay, chứ không phải “ổn rồi, chúc ngủ ngon” như thông báo trước đây.

Giới chức Malaysia ngày 31/3 cho biết lời cuối mà một trong hai phi công trên chuyến bay MH370 đã nói trước khi hệ thống liên lạc bị tắt là “Good night Malaysian three seven zero” (Chúc ngủ ngon Malaysia ba bảy không), tức số hiệu của chuyến bay, chứ không phải “ổn rồi, chúc ngủ ngon” như thông báo trước đây.”
Trang bìa của tờ The Star xuất bản ở Kuala Lumpur với thông điệp "Yên nghỉ nhé MH370".
Trang bìa của tờ The Star xuất bản ở Kuala Lumpur với thông điệp "Yên nghỉ nhé MH370". 

Nga tẩy chay hội nghị LHQ về Crimea

(Kiến Thức) - Lấy lý do Crimea giờ là lãnh thổ thuộc Nga, đại diện của nước này đã từ chối tham dự cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bảo an LHQ về bán đảo này.

Chính quyền Nga tuyên bố, Crimea không phải là vấn đề trung tâm trong chương trình nghị sự của hội đồng. Phái đoàn Liên Hợp Quốc (LHQ) của Nga gọi cuộc họp do đại diện của Lithuania và tộc người Tatar tổ chức là “không phù hợp”. Họ coi đây là một nỗ lực của quốc tế nhằm đánh lạc hướng mọi người khỏi “tình trạng nghiêm trọng đang diễn ra ở Ukraine”.
Lực lượng Nga chiếm đóng một căn cứ của quân đội Ukraine tại Crimea.
Lực lượng Nga chiếm đóng một căn cứ của quân đội Ukraine tại Crimea.
“Chúng tôi dứt khoát từ chối hợp tác với Hội đồng Bảo an để tham gia vào “chương trình tuyên truyền” do Lithuania hậu thuẫn. Có thể, cuộc họp kiểu này sẽ đưa ra những thông tin một chiều về tình hình ở Crimea, một vùng chủ thể thuộc Liên bang Nga. Do vậy, phái đoàn Nga quyết định không tham gia sự kiện đó”, một báo cáo dẫn lại cho biết.

Tổng thống Ukraine Yanukovych sẽ “phò tá” Putin?

(Kiến Thức) - Nguồn tin thân cận với điện Kremlin hôm nay tiết lộ, Tổng thống Ukraine bị lật đổ Yanukovych đã nhận lời làm cố vấn cho chính quyền Tổng thống Putin.

Thông báo bất ngờ của vị quan chức này đưa ra vào thời điểm Nga và Ukraine đang ở giai đoạn căng thẳng đỉnh điểm sau vụ sáp nhập Crimea.
“Chúng tôi cần phải tìm hiểu về những quan chức hiện nắm giữ chính quyền ở Kiev. Chúng tôi cho rằng, ông Viktor Yanukovych có thể giúp chúng tôi ứng phó với những nhân vật này”, nguồn tin này nói.