Ukraine làm gì để bảo vệ kho tàng di sản giữa làn bom đạn?
Trong lúc cuộc xung đột chưa "hạ nhiệt", các bảo tàng ở Ukraine đẩy nhanh các giải pháp để bảo vệ kho tàng văn hóa nghệ thuật như đưa xuống hầm cất giấu...
Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine, giới chức tại các bảo tàng của nước này nỗ lực bảo vệ kho tàng văn hóa nghệ thuật khỏi bị bom đạn phá hủy.
Theo đó, các nhân viên trong bảo tàng cùng các tình nguyện viên khẩn trương đóng gói những bộ sưu tập và cổ vật rồi cất xuống hầm tránh bom. Họ chạy đua với thời gian để bảo tồn di sản văn hóa, nghệ thuật của Ukraine.
Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky ở thành phố Lviv, miền Tây Ukraine là một trong số đó. Toàn bộ nhân viên nhanh chóng đóng gói cẩn thận các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật rồi xếp vào trong các căn phòng kín bên trong hầm tránh bom phía dưới bảo tàng.
Nhờ vậy, hơn 12.000 tác phẩm tại Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky đã được đóng gói cẩn thận và cất vào địa điểm an toàn.
Tương tự, nhiều bảo tàng khác ở thành phố Lviv cũng đã và đang gấp rút bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật khỏi làn "mưa bom bão đạn" khi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine vẫn diễn ra.
Một nỗ lực khác để bảo vệ kho tàng nghệ thuật đương đại của Ukraine được tiến hành ở thành phố phía tây Ivano-Frankivsk. Tại đây, các nghệ sĩ đã biến một quán cafe dưới lòng đất thành boongke để cất giấu các tác phẩm nghệ thuật.
Trong khi đó, Kiev và Kharkov là hai thành phố lớn nhất Ukraine và hiện là "điểm nóng" căng thẳng trong cuộc xung đột. Vì vậy, hai nơi này chịu những ảnh hưởng lớn khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại quốc gia này.
Điều này xuất phát từ việc các bảo tàng ở Kiev và Kharkov đã được gia cố nhưng những tác phẩm nghệ thuật và cổ vật vẫn còn bên trong. Hầu hết những người có thể mang chúng đến nơi an toàn đã di tản tới các địa điểm khác ở trong và ngoài nước.
Một số người bám trụ ở lại nhằm cố gắng bảo vệ các tác phẩm có tầm quan trọng về nghệ thuật hoặc văn hóa của quốc gia. Tuy nhiên, chúng vẫn có nguy cơ bị phá hủy hoặc thất lạc nếu chiến sự ngày càng ác liệt.
"Các trung tâm thành phố bị hư hại nghiêm trọng, một số địa điểm và di tích có từ thế kỷ XI", Lazare Eloundou Assomo, giám đốc chương trình di sản thế giới của Liên hợp quốc cho hay.
Mời độc giả xem video: Thế giới phản ứng trước căng thẳng giữa Nga - Ukraine. Nguồn: VTV24.
Bí ẩn bên trong những bảo tàng kỳ lạ nhất Việt Nam
Bảo tàng Y học cổ truyền, Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Rắn... là những bảo tàng chuyên đề độc đáo rất đáng khám phá ở Việt Nam. Cùng điểm qua nét chính của các bảo tàng kỳ lạ này.
1. Tọa lạc tại số 41 Hoàng Dư Khương, Q. 10 TP HCM, Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam hay Bảo tàng Fito là nơi tái hiện truyền thống y học hàng nghìn năm của người Việt qua các hiện vật trực quan.
Kiến trúc độc đáo của các bảo tàng này gắn liền với lịch sử đặc biệt của công trình.
1. Nằm ở phường Phú Hậu, thành phố Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923, là một trong những bảo tàng lâu đời nhất Việt Nam. Tòa nhà chính của Bảo tàng là điện Long An, một trong những cung điện đẹp nhất của nhà Nguyễn.
Thông tin gây sốc về nhà truyền giống vĩ đại nhất lịch sử
Ngoài các chiến dịch quân sự chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, Thành Cát Tư Hãn còn có một thành tựu lớn khác là có số lượng hậu duệ "khủng".
Thành Cát Tư Hãn là vị Đại Hãn đầu tiên của đế chế Mông Cổ và là nhà chinh phục xuất chúng nổi tiếng lịch sử. Theo các sử liệu, trong thời gian từ năm 1206 - 1227, ông đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ.