Ukraine bên bờ vực tuyệt vọng

(Kiến Thức) - Tình hình chính trị bất ổn khiến kinh tế Ukraine chịu thiệt hại nặng nề, đứng bên bờ vực của sự tuyệt vọng.

Ngân sách trống rỗng
Theo ước tính, nền kinh tế quốc gia đã suy giảm hơn 8% so với năm ngoái, 1 phần do sụt giảm doanh thu từ khu vực chiến sự Donbass, nơi đặt các khu công nghiệp than và thép.
Ukraine ben bo vuc tuyet vong
Ukraine đang điều thêm quân tới khu vực chiến đấu với quân ly khai ủng hộ Nga.
Cùng lúc đó, Kiev đang cũng đang thiệt hại hàng tỉ USD: trả nợ quốc tế, mua khí đốt từ Nga và trợ giá đồng hryvnia mà trước đó bất chấp các nỗ lực của chính quyền, đồng nội tệ Ukraine vẫn mất 1 nửa giá trị từ năm ngoái và có lẽ còn nhiều hơn ở thị trường chợ đen.

Do đó, chính phủ ngày càng ít các loại tiền mạnh (tiền khó bị biến động vật giá chi phối - PV).
“Mỗi tháng, mỗi tuần, chính phủ đều mất tiền”, ông Alexander Valchyshen, người đứng đầu cuộc nghiên cứu ở ICU, 1 quỹ đầu tư đặt tại Kiev cho hay. “1 chính phủ không có tiền trong kho sẽ phải đối diện với tình trạng tuyệt vọng”.
Hiện nay mối lo lắng chính là lượng tiền mạnh dữ trữ đã giảm xuống mức thấp (ước tính 7,5 tỉ USD) đến nỗi mà chính phủ có lẽ sẽ không thể trả được các khoản nợ quốc tế trong tháng sau.
Nếu tình hình xấu nhất xảy ra, có lẽ sẽ giống cuộc khủng hoảng tài chính của Nga năm 1998. Ukraine vỡ nợ, 1 số ngân hàng bị buộc phải đóng cửa, đồng tiền sẽ tiếp tục mất giá và người Ukraine sẽ thấy khoản tiền tiết kiệm của họ chỉ bằng 1/10 hiện tại.
Tình trạng báo động đã khiến cộng đồng quốc tế chú ý. Nhưng tiền đến từ nơi nào sẽ cứu giúp Ukraine?
IMF vào cuộc
1 phái đoàn từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tới Kiev trong tháng này để thảo luận giải ngân khoảng 5 tỉ USD từ chương trình cứu trợ 17 tỉ USD đã cam kết từ năm ngoái.
Cho đến thời điểm này, IMF đã chi khoảng 4,5 tỉ USD cho Ukraine. Nhưng cho dù gói cứu trợ tiếp theo được giải ngân thì cũng không đủ. Nhà chức trách và các chuyên gia cho rằng Ukraine cần 15 tỉ USD nữa không kể khoản tiền IMF đã cam kết.
Tất cả các nhà tài trợ tiềm năng của Ukraine là Mỹ, EU và IMF đều cho rằng Kiev đầu tiên cần phải đưa ra 1 bản cam kết cải cách: cắt giảm bộ máy, ngăn chặn tham nhũng và trên tất cả cần thắt chặt chi tiêu chính phủ.
Cuộc đàm phán với IMF do đó được coi là yếu tố quyết định. Nếu quỹ này đồng ý với chính sách Ukraine đưa ra và thực hiện giải ngân thì đó sẽ là 1 tín hiệu tốt để các quốc gia phương Tây khác làm điều tương tự.
“Hiện tại, mọi thứ đều trong tay IMF”, ông Valchyshen thuộc ICU cho hay.
Ukraine ben bo vuc tuyet vong-Hinh-2
Tổng thống Petro Poroshenko. 
Nhưng cho đến thời điểm này, các cuộc cải cách không được thực hiện. Tổng thống Petro Poroshenko và thủ tướng Arseniy Yatseniuk đều chỉ bước những bước nhỏ khi đưa ra 1 số phương thức giải quyết, nhưng hầu hết những biện pháp này vẫn còn nằm trên giấy.

Điều quan trọng là chi tiêu chính phủ vẫn vượt quá khả năng cho phép. Ngân sách năm nay, được Nghị viện thông qua sau cuộc tranh luận dữ dội diễn ra vào buổi sáng ngay trước thềm năm mới, đã thất bại trong việc dè sẻn chi tiêu.
Sự bất mãn của quần chúng
Nhiều câu hỏi về vấn đề tài chính vẫn bị bỏ ngỏ và sẽ còn được đưa ra lần nữa vào tháng 2, thủ tướng Yatseniuk phát biểu.
Ukraine ben bo vuc tuyet vong-Hinh-3
 Người dân tụ tập yêu cầu chính phủ không cắt giảm chính sách công.
Sự trì hoãn chủ yếu đến từ nỗi sợ khi cắt giảm bất cứ nguồn nào cũng có thể tạo ra khoảng trống và gây ảnh hưởng nhất định.
Mặt khác, những người lãnh đạo doanh nghiệp phải dừng việc nhận các khoản trợ cấp nhỏ và những lỗ hổng mà họ đã khai thác từ lâu như giá khí đốt nội địa bởi giá khí đốt nước này thấp hơn mức của thị trường.
Thêm vào đó, người dân đều đang lo lắng về những thứ như giá cả tăng và cắt giảm phúc lợi xã hội khiến tình hình kinh tế càng thêm tồi tệ.
Hàng trăm người phản đối đã tụ tập bên ngoài Nghị viện tháng trước để phản đối những khoản cắt giảm của chính phủ ở các lĩnh vực kinh tế được nhà nước hỗ trợ.
Ông Olexander Danylyuk, người đứng đầu Hội đồng cải cách của Ukraine kiêm cố vấn tổng thống, cho hay ông hiểu sự lo lắng của mọi người nhưng tổn thất là không thể tránh khỏi.
“Người ta không thích cảnh bị cắt giảm hỗ trợ tài chính nhưng đó là việc không thể tránh khỏi ở thời điểm hiện tại. Chúng ta không có quyền lựa chọn. Chúng ta không có nhiều thời gian”.

IMF: kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ nếu không có Nga

(Kiến Thức) - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho hay, nền kinh tế ốm yếu của Ukraine sẽ sụp đổ nếu không có khoản trợ giúp tài chính của Nga.

Bà Lagarde bày tỏ quan điểm rằng, kinh tế của quốc gia Đông Âu này sẽ gặp khốn đốn (thậm chí còn rơi vào thảm họa) từ hồi năm ngoái nếu Nga không đề xuất gói cứu trợ tài chính để giúp đỡ nước láng giềng.
“Nếu không có phao cứu sinh của Nga từ một vài tháng trước, Ukraine giờ có thể đang đối mặt với những điều khủng khiếp”, nữ Tổng Giám đốc IMF trả lời trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình PBS của Mỹ hôm thứ 4 (2/4).

Ukraine: Dự trữ ngoại tệ thấp nhất trong 11 năm

(Kiến Thức) - Ngân hàng Trung ương Ukraine (NBU) công bố, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 2/2015 giảm xuống còn 5,625 tỷ USD, mức thấp nhất trong 11 năm qua.

Cụ thể, dự trữ ngoại tệ của quốc gia này tính cho tới ngày 1/3/2015 chỉ còn 4,698 tỷ USD. Trong khi đó, lượng tiền ngoại tệ mà Ukraine gửi ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ còn có 0,03 triệu USD, và lượng quyền rút vốn đặc biệt (SDRs – đơn vị tiền tệ qui ước của các quốc gia thành viên IMF) của Ukraine còn tương đương 3,94 triệu USD. Chưa kể, theo NBU, lượng vàng dự trữ của quốc gia này dự tính là 922,47 triệu USD.
Ukraine: Du tru ngoai te thap nhat trong 11 nam
Ảnh  minh họa.
Lý giải về hiện tượng trên, NBU cho biết, lượng tiền dự trữ ngoại hối trong tháng 2 đã bị sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi việc chi trả các khoản nợ nần, trả lương cho đội ngũ nhân viên nhà nước cũng như khoản nợ đảm bảo với tổng trị giá là 539,1 triệu USD, cùng sự can thiệp mua bán ngoại hối của NBU trị giá 651,3 triệu USD. Trong khi đó, chính phủ Ukraine cũng nhận được 298,3 triệu USD từ trái phiếu trong tháng 2 này.