UBND xã mượn tiền dân để… chi tiêu

Do lấy tiền thu cấp quyền sử dụng đất để chi tiêu, cán bộ xã đã mượn hơn 500 triệu đồng của các cá nhân để "bù vào".

Thanh tra huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa có kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực đất đai tại UBND xã Phúc Trạch với nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định về giao đất, thu tiền sử dụng đất và đặc biệt là mượn tiền cá nhân để tiêu xài gây dư luận bất bình tại địa phương.
8 năm chưa trả nợ
Theo kết luận thanh tra, từ năm 2009-2010, UBND xã Phúc Trạch mà trực tiếp là ông Nguyễn Ngọc Hoàn, nguyên Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2005-2011) và một số cán bộ xã đã mượn của các cá nhân với tổng số tiền 505 triệu đồng. Số tiền này đã có sự bàn bạc thống nhất của Ban Thường vụ Đảng ủy xã. Cụ thể, UBND xã Phúc Trạch đã mượn tiền của 5 hộ dân gồm: bà Nguyễn Thị Minh (thôn 3 - Phúc Đồng) vào tháng 9-2009, tổng số tiền là 150 triệu đồng; tháng 2-2010, mượn tiền của bà Lê Thị Hóa (cán bộ Văn phòng - Thống kê xã Phúc Trạch) trên 55 triệu đồng; tháng 6 và tháng 9-2010, xã tiếp tục mượn tiền của ông Nguyễn Văn Ninh (thôn 3 - Thanh Sen) 200 triệu đồng; tháng 12-2010, mượn tiền của bà Nguyễn Thị Liệu (xã Sơn Trạch) 50 triệu đồng và ông Lê Xuân Huề (thôn 1 - Phúc Đồng) 50 triệu đồng.
Theo lý giải của UBND xã Phúc Trạch, năm 2008, xã thu tiền cấp quyền sử dụng đất của 21 hộ dân với tổng số tiền 214 triệu đồng. Số tiền này sau khi thu xong đã chi tạm ứng trên 89 triệu đồng cho các "hoạt động chung" của xã, còn lại trên 124 triệu đồng được giữ tại quỹ. Do tiêu vào số tiền thu được của các hộ dân, xã đã chủ động mượn của bà Minh 150 triệu đồng, cùng với số tiền tồn quỹ trên 124 triệu đồng để nộp tiền cấp quyền sử dụng đất cho 25 hộ dân khác với số tiền trên 274 triệu đồng.
Đến năm 2010, UBND xã Phúc Trạch tiếp tục mượn tiền của bà Hóa, bà Liệu, ông Ninh để phục vụ cho các "hoạt động khác" của UBND xã theo chỉ đạo chi của ông Hoàn.
"Họ mượn tiền chúng tôi để chi tiêu cho xã nhiều năm qua không chịu trả, đến hỏi thì cán bộ này đùn đẩy sang cán bộ kia. Cứ thế, 8 năm qua không biết bao nhiêu lần chúng tôi đến đòi mà vẫn không lấy lại được" - một hộ dân bức xúc.
UBND xa muon tien dan de… chi tieu
Buông lỏng quản lý, UBND xã Phúc Trạch để người dân tự lấn chiếm đất nông nghiệp làm nhà hàng 
Hàng loạt sai phạm
Ngoài ra, từ năm 1996-2015, UBND xã Phúc Trạch đã giao đất trái thẩm quyền cho 56 trường hợp thu hơn 385 triệu đồng. Trong đó có 33 trường hợp, UBND xã đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước hơn 13 triệu đồng; 23/56 hộ thu tiền từ việc giao đất trái thẩm quyền với số tiền 273 triệu đồng, UBND xã Phúc Trạch không nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định mà tự ý giữ nguồn thu để chi tiêu tại xã và lưu giữ nguồn thu cá nhân, có cả trường hợp cán bộ địa chính xã thu tiền không có biên lai.
Theo giải trình của UBND xã Phúc Trạch và các cá nhân có liên quan, một phần số tiền trên được sử dụng vào việc cân đối quyết toán thu chi năm 1996-1997 (hơn 3 triệu đồng); thực hiện nộp tiền cấp quyền sử dụng đất trên 44 triệu đồng; năm 2003 chi các hoạt động thường xuyên hơn 7 triệu đồng..., còn lại thì chi vào "các hoạt động chung" của xã.
Ngoài các sai phạm trên, qua kiểm tra của cơ quan chức năng còn phát hiện thêm từ năm 2010 đến nay có 21 trường hợp người dân tự ý chuyển mục đích, 1 trường hợp chiếm đất xây dựng nhà ở, quán kinh doanh dịch vụ trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích 3.410,3 m2 đất dọc đường Hồ Chí Minh trong khu dân cư tại thôn 3 (Phúc Đồng) do xã buông lỏng quản lý.
Ông Nguyễn Quang Tiến, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch, xác nhận xã có mượn tiền của một số hộ dân hơn 500 triệu đồng nhưng là do nhiệm kỳ của các chủ tịch trước để lại. "Thanh tra huyện đã về làm việc và kết luận, công an cũng đã vào cuộc. Đợi khi có kết luận từ phía công an, chúng tôi mới tìm phương án xử lý cho các hộ dân" - ông Tiến nói.
Còn ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho hay vụ việc UBND xã mượn tiền của các hộ dân là trái quy định của pháp luật nên huyện đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Bố Trạch để điều tra, xử lý. Riêng các sai phạm về đất đai tại xã Phúc Trạch, huyện sẽ tập trung, chỉ đạo xử lý cán bộ sai phạm và bảo đảm quyền lợi cho người dân...
Đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ
UBND huyện Bố Trạch đã đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc vai trò lãnh đạo của UBND xã Phúc Trạch trong thời gian từ năm 2005-2015, quy trách nhiệm trực tiếp và có hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Hiền, nguyên Bí thư Đảng ủy xã (nhiệm kỳ 2005-2015); kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Lương (nguyên Chủ tịch UBND xã, nay là Bí thư Đảng ủy xã), ông Nguyễn Ngọc Hoàn (nguyên Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2005-2011), ông Nguyễn Thanh Sơn (cán bộ Địa chính - Xây dựng), ông Phạm Quốc Hương (kế toán), ông Nguyễn Xuân Hiền (cán bộ tư pháp).

Ảnh: Nhà thi đấu 1.000 tỷ xây xong bỏ không giữa cánh đồng

Được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, sức chứa khán đài 7.500 chỗ, quy mô 5 tầng, nhà thi đấu Hà Nam nằm giữa bốn bề cánh đồng lúa và rất ít khi được tổ chức sự kiện bên trong.

Anh: Nha thi dau 1.000 ty xay xong bo khong giua canh dong
Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam nằm trên mảnh đất rộng 120 ha, quy mô xây dựng 5 tầng, sức chứa 7.500 chỗ ngồi. Nơi đây được lắp đặt trang thiết bị hiện đại gồm hệ thống điều hòa không khí, bảng điện tử, âm thanh ánh sáng… đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2017: Dự kiến điểm chuẩn trường “top” trên tăng vọt

Với phổ điểm thi đẹp và “nở rộ” điểm 9, 10, nhiều trường ĐH “top” trên cho biết điểm chuẩn trúng tuyển năm nay chắc chắn sẽ cao hơn các năm trước.

Ngày mai (12/7), Bộ GDĐT mới họp để đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn), tuy nhiên với phổ điểm thi đẹp và “nở rộ” điểm 9, 10, nhiều trường ĐH “top” trên cho biết điểm chuẩn trúng tuyển năm nay chắc chắn sẽ cao hơn các năm trước.

Phải đưa ra tiêu chí phụ

Là một trong những trường hàng năm luôn có lượng hồ sơ xét tuyển “khủng” nhất cả nước, ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng dự phòng phương án phải đưa ra mức điểm nhận hồ sơ cao hơn các năm trước. Ông Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các năm trước, nhóm ngành kỹ thuật có mức điểm nhận hồ sơ là 22,5. Tuy nhiên năm nay, với mặt bằng điểm cao hơn, những ngành này điểm nhận hồ sơ có thể lên tới 23, thậm chí 24 điểm.

Ông Tớp phân tích, từ số liệu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy, thí sinh có mức điểm từ 26 điểm trở lên rất nhiều. Các mức điểm 26,5; 27 điểm cũng có hàng hàng thí sinh. Vì vậy, trường đã tính đến việc sử dụng tiêu chí phụ. Cụ thể: “Trường sẽ sử dụng tiêu chí là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên. Ngoài ra, thêm 1 tiêu chí khác theo quy chế là thí sinh cùng có 1 mức điểm nhưng em nào có nguyện vọng ở vị trí ưu tiên cao hơn sẽ trúng tuyển” – ông Tớp nói.

Tuyen sinh DH-CD 2017: Du kien diem chuan truong “top” tren tang vot

Dự kiến điểm chuẩn trường ĐH “top” kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2017 sẽ tăng (ảnh chụp tại kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại Hà Nội). Ảnh: T.L

Theo dự kiến, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào khoảng ngày 13 hoặc 14/7, trước thời điểm thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển.

Tại trường ĐH Ngoại Thương, TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường này có thể tăng nhẹ so với năm 2016. Theo bà Hương, trường ĐH Ngoại Thương đã thực hiện phân tích phổ điểm năm 2017 do Bộ GDĐT công bố. Kết quả, ngưỡng điểm từ 8 trở lên có số lượng nhiều hơn các năm trước. Trong khi đó, mỗi mức điểm trong khoảng từ 8 điểm trở lên đều có số lượng tương đối lớn. Chính vì vậy, chỉ cần điều chỉnh 0,2 điểm thôi thì lượng thí sinh trúng tuyển đã tăng lên rất nhiều.

"Chính vì vậy, dự kiến điểm chuẩn năm 2017 có thể sẽ tăng nhưng không quá đột biến. Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường cũng nên dự phòng thêm một nguyện vọng khác để đảm bảo quyền lợi" - bà Hương nói.

Trong khi đó, tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường cho biết, để chắc ăn hơn cơ hội vào các ngành của trường, thí sinh cần cộng thêm từ 0,5 đến 1 điểm vào mức điểm chuẩn của năm 2016 trước khi quyết định đăng ký xét tuyển.

Ông Triệu cũng khuyên, để chắc chắn hơn nếu muốn vào ĐH Kinh tế quốc dân, các thí sinh có thể đặt thật nhiều nguyện vọng, thậm chí 25 mã ngành có thể là 25 nguyện vọng.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì thông tin, điểm chuẩn dự kiến của trường này có thể dao động từ 18 đến 24 điểm.

Khối trường An ninh, theo thượng úy Nguyễn Mạnh Tuấn - Thư ký hội đồng tuyển sinh Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an), hiện qua thống kê số hồ sơ sơ tuyển nộp về Học viện là trên 4.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu hệ sĩ quan năm nay chỉ 260. Như vậy tỉ lệ chọi là tương đối cao, tầm 1 chọi 24. Năm nay, điểm chuẩn dự kiến của khối trường này sẽ tương đương hoặc cao hơn năm trước. Được biết, điểm chuẩn của các trường khối An ninh cao nhất là 28,25 và thấp là 21,25 điểm.

Điểm sàn dự kiến bao nhiêu?

Sau khi biết điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Từ ngày 15/7 đến 17h ngày 25/7 là thời gian chính thức để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Vì thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất, nên Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga khuyên các em suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định chọn ngành nào là nguyện vọng 1, bởi điều chỉnh xong rồi sẽ không được thay đổi lại.

Trong khi điểm chuẩn dự kiến tại các trường “top” là mối quan tâm của các thí sinh có điểm cao thì điểm sàn lại là “cứu cánh” cho những em có mức điểm vừa phải tìm kiếm cơ hội bước vào giảng đường ĐH.

Từ việc phân tích dự liệu phổ điểm các khối thi, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, nếu điểm sàn ĐH năm 2016 là trong khoảng trên dưới 15 điểm thì điểm sàn năm nay có thể giống như năm ngoái và nếu có tăng thì có thể nhích lên khoảng 15,5 điểm.

Nói về điểm sàn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga phân tích: Trên cơ sở phân tích thống kê phổ điểm có thể thấy, khối A và B có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất. Trong khi mức điểm cao nhiều hơn thì mức điểm trung bình không có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Những khối thi khác có thay đổi nhưng không đáng kể. Bộ sẽ dựa vào phổ điểm và lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ ở các khối thi để đưa ra điểm sàn.

Tuy nhiên, ông Ga cũng cho biết, đây là năm cuối cùng Bộ đưa ra mức điểm sàn cho các trường ĐH, CĐ, từ năm 2018 Bộ sẽ giao việc xác định điểm sàn lại cho các trường ĐH, CĐ.

Ảnh: Kinh hoàng container đè bẹp xe buýt và xe máy ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Vừa đổ dốc cầu Sài Gòn, hai thùng container đầy hàng trên xe đầu kéo bất ngờ đổ ầm xuống đường đè bẹp xe máy và chiếc xe buýt đang chạy đến.

Anh: Kinh hoang container de bep xe buyt va xe may o Sai Gon
Hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe đầu kéo container đè bẹp xe buýt và xe máy xảy ra trên xa lộ Hà Nội (XLHN) đang được nhiều xe cứu hộ đến giải tỏa.