Uber rút lui, Phương Trang rót hơn 2.000 tỉ để cạnh tranh Grab

Phương Trang cho biết đã đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.200 tỉ đồng) vào ứng dụng Vivu, đổi tên thành VATO để cạnh tranh với Grab lấp chỗ trống của Uber.

Grab mua Uber, doanh nghiệp vận tải đau nhau tung chiêu thu hút tài xế - Ảnh: Q.AN
Grab mua Uber, doanh nghiệp vận tải đau nhau tung chiêu thu hút tài xế - Ảnh: Q.AN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Thành Nam, sáng lập ứng dụng gọi xe công nghệ Vivu cho biết quyết định rút lui của Uber tại Đông Nam Á đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào ứng dụng gọi xe công nghệ.
Ông Nam xác nhận doanh nghiệp vận tải xe khách Phương Trang đã đầu tư 100 triệu USD vào Vivu và đổi tên ứng dụng thành VATO.
Ông Nam cho rằng, ứng dụng gọi xe này cho phép người dùng mặc cả với lái xe với giá tối thiểu VATO đưa ra để có thể nhanh chóng hoàn thành chuyến đi vốn là chức năng mà cả Uber lẫn Grab đều không có.
Theo đó, ứng dụng VATO sẽ chính thức ra mắt tại Hà Nội và TP.HCM dự kiến trong tháng 4/2018.
"Với số lượng xe hơi đăng ký hiện tại 2.000 xe và hoạt động khoảng 500 xe. Trong thời gian tới ra mắt, chúng tôi sẽ tăng cường đầu tư phát triển loại hình này với nhiều ưu đãi cho tài xế và người tiêu dùng quen sử dụng", ông Nam nói.
Cũng them ông Nam, giá cước của VATO ở mức 8.500 đồng/km tương tự như GrabCar nhưng phần chiết khẩu là 20%, thấp hơn 25% của Grab hiện tại.
Theo ông Nam, sau một ngày thông tin Uber rút lui chính thức được công bố, số lượt tải ứng dụng Vivu đã tăng vọt, đạt 200 lượt, gấp đôi mức đỉnh của thời kỳ trước đó. Việc gọi xe ứng dụng VATO sẽ được thử nghiệm tại TP.HCM và Hà Nội vào tháng 4-2018.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang (FUTA Bus Lines) xác nhận thương vụ Phương Trang quyết định mua Vivu và đổi tên thành VATO để tạo một hệ sinh thái thương mại điện tử.
Ông Dũng thừa nhận hệ thống taxi với hàng trăm chiếc của Phương Trang đang làm ăn thua lỗ, tuy nhiên cho rằng tình hình sẽ được cải thiện khi công ty ứng dụng công nghệ quản lý mới bằng việc đầu tư này.
Động thái này của Phương Trang được đưa ra sau khi Grab mua lại toàn bộ Uber ở Đông Nam Á, gây lo ngại lên sự độc quyền của hãng công nghệ có trụ sở tại Singapore này.
Trên thị đường đang xuất hiện nhiều thông tin về chuyện các tài xế Uber "không còn đường về Grab" do trước đây họ đã chạy ứng dụng Grab và "vi phạm quy định" của hãng này.
Khoảng trống của Uber rút lui để lại được cho là cơ hội cho các đối thủ mới. Hãng ứng dụng gọi xe của Indonesia là Go-Jek cũng đang tuyển người cho thị trường Việt Nam, trong khi đó tập đoàn Mai Linh ở trong nước cũng đưa ra nhiều chính sách thu hút tài xế.
Vivu trước đây có tên gọi là FaceCar, từng nổi đình nổi đám với chuyện gọi được 1 tỉ USD từ một nhà đầu tư Việt kiều tại Đức.
Tuy nhiên, sự việc không thành và ứng dụng này sau đó được bán lại và đổi tên thành Vivu và đến nay là VATO sau khi về đội Phương Trang.
Ứng dụng VATO của Phương Trang hiện có các dịch vụ về xe hơi gọi là VATO Car, VATO Bike về xe ôm và VATO Ship.
Trong VATO Car có các dịch vụ xe VATO 7 chỗ và VATO Car+ còn VATO Bike có thêm VATO Bike+ danh cho các dòng xe máy cao cấp, tương tự như Mai Linh Bike Premium.

Soi 5 chung cư Sài Gòn nguy cơ sập bất cứ lúc nào

(Kiến Thức) - Hàng loạt chung cư ở Sài Gòn trong tình trạng hư hỏng nặng, có khả năng đổ sập bất cứ lúc nào, nhưng vẫn hoạt động và chưa có chủ đầu tư tham gia cải tạo...

Soi 5 chung cu Sai Gon nguy co sap bat cu luc nao
1. Chung cư 155 - 157 Bùi Viện
Chung cư số 155-157 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) có quy mô gồm tầng trệt, 6 tầng lầu và sân thượng. Chung cư có kết cấu mái bê tông cốt thép, rộng gần 600 m2 với hơn 4.000 m2 sàn xây dựng. Hiện có 80 hộ dân sinh sống trong chung cư được xây dựng trước năm 1975 này. Ảnh: Zing.
Soi 5 chung cu Sai Gon nguy co sap bat cu luc nao-Hinh-2
 Theo kết quả kiểm định chất lượng công trình chung cư của Sở Xây dựng TP.HCM, công trình chung cư số 155 - 157 đường Bùi Viện có quy mô theo hiện trạng gồm trệt, 6 lầu, sân thượng, mái bê tông cốt thép được đánh giá là đánh giá mức độ nguy hiểm của cả hai chung cư đều là cấp D. Ảnh: Zing.
Soi 5 chung cu Sai Gon nguy co sap bat cu luc nao-Hinh-3
Điều này có nghĩa là khả năng chịu lực của kết cấu chung cư không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Do đó, hai công trình này thuộc diện nhà chung cư nguy hiểm, cần phải di dời, phá dỡ khẩn cấp. Ảnh: Zing.
Soi 5 chung cu Sai Gon nguy co sap bat cu luc nao-Hinh-4
 Bờ tường cầu thang từ tầng trệt lên tầng 1 bị nứt toác cả vệt dài. Các tầng đều chằng chịt dây điện, dây cáp. Nhiều hộ dân tận dụng hành lang, giếng trời gắn thêm cửa ra vào để chứa đồ, thêm không gian sinh hoạt. Ảnh: Zing.
Soi 5 chung cu Sai Gon nguy co sap bat cu luc nao-Hinh-5
 Tại phần liên kết giữa hai khối nhà bị hở đến hơn 20 cm. Dấu hiệu nguy hiểm này thể hiện rõ nhất trên phần sân thượng khi hai khối nhà bị tách ra, dưới mặt sân, hành lang các tầng được trám bằng xi măng để người dân đi lại. Ảnh: Zing.
Soi 5 chung cu Sai Gon nguy co sap bat cu luc nao-Hinh-6
2. Chung cư 128 Hai Bà Trưng
Theo kết quả kiểm định của Sở Xây dựng TP.HCM, chung cư số 128 đường Hai Bà Trưng thuộc nhà chung cư bị hư hỏng nặng, mức độ nguy hiểm cấp D, cần di dời, phá dỡ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ảnh: TTO. 

Nhà cổ 300 năm lột xác thành nhà hiện đại đẹp mê ly

(Kiến Thức) - Giữ nhiều kiến trúc cũ như bức tường bằng đá, cột gỗ...đồng thời kết hợp nhiều nội thất tiện nghi, ngôi nhà cổ 300 năm tuổi ở xứ Basque vừa đáp ứng chức năng của cuộc sống hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống. 

Tọa lạc tại xứ Basque (một vùng lãnh thổ ở châu Âu), ngôi nhà cổ 300 năm mang kiến trúc điển hình của địa phương đã không còn đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
 Tọa lạc tại xứ Basque (một vùng lãnh thổ ở châu Âu), ngôi nhà cổ 300 năm mang kiến trúc điển hình của địa phương đã không còn đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.