Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: VIC đang rất thấp so với giá trị thật

Chốt phiên giao dịch ngày 17/5, cổ phiếu VIC đừng tại mức 53.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hoá ở mức 202.520 tỷ đồng.

Sáng 17/5, tại ĐHĐCĐ thường niên của Vingroup (HoSE: VIC), khi được cổ đông hỏi về cổ phiếu, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho rằng: “Giá trị của VIC rất thấp so với giá trị thật. Nếu là cổ đông trung thành thì sẽ không mất gì cả, anh chỉ mất khi anh bán, chưa bán thì chưa mất gì cả, theo thời gian, thị giá VIC sẽ trở lại”.
Ông Vượng cũng nói thêm, có thể do tin đồn, thị trường chung khó khăn làm nhà đầu tư cảm thấy không vui và tháo chạy còn ông không thấy lý do để bán cổ phiếu.
Vậy giá cổ phiếu VIC bao nhiêu thì hợp lý?
Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 17/5, cổ phiếu VIC đừng tại mức 53.200 đồng/cổ phiếu, hầu như đi ngang trong vòng 3 tháng qua, còn tính xa hơn lại giảm gần 32% trong vòng 1 năm qua. Tương ứng vốn hoá ở mức 202.520 tỷ đồng.
Trong khi đó, Chứng khoán VietCap (VCSC) lại có khuyến nghị mua đối với VIC với giá mục tiêu là 94.900 đồng/cổ phiếu, tức cao hơn tới 78% so với thị giá hiện tại.
Ty phu Pham Nhat Vuong: VIC dang rat thap so voi gia tri that
 Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng
Trong quý 1/2023, Vingroup đạt doanh thu 39 nghìn tỷ đồng, tăng vọt 114% so cùng kỳ. Lãi ròng đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, giảm 57% chủ yếu được hỗ trợ bởi các giao dịch bán buôn tại Vinhomes Ocean Park 2 & 3 và các mảng kinh doanh khác được cải thiện bù đắp cho doanh thu thấp hơn của mảng Công nghiệp.
Tính đến cuối quý 1/2023, tổng nợ vay đáo hạn trong vòng 12 tháng của Vingroup là 64,4 nghìn tỷ đồng, trong đó ban lãnh đạo dự kiến sẽ hoàn trả thông qua dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, huy động vốn mới từ thị trường trong nước và quốc tế, và/hoặc thoái vốn một số mảng kinh doanh không cốt lõi.
Ban lãnh đạo Vingroup cho biết, trong năm nay, VinFast định hướng phát triển mạng lưới bán hàng tại tất cả thị trường mục tiêu trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ bán hàng và bàn giao sản phẩm tại thị trường trọng điểm (Mỹ).
Trong sản xuất, công ty đẩy mạnh sản xuất hàng loạt các mẫu xe đã mở bán trong năm 2022 để bàn giao đúng hạn cho khách hàng (VF5, VF8, VF9), chuẩn bị triển khai sản xuất mẫu xe mới giới thiệu (VF6 và VF7), đồng thời đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án nhà máy sản xuất tại bang Bắc Carolina (Mỹ).
Ngoài ra, VinFast đang cân nhắc triển khai dòng xe điện siêu nhỏ, nhằm mục tiêu phủ toàn bộ các dải phân khúc sản phẩm.
Trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, trước dự báo hoạt động có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô và môi trường chính sách, Vinhomes cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp linh hoạt.
Công ty sẽ tận dụng tối đa lợi thế về quỹ đất để phát triển những dự án đô thị xanh, thông minh, đầy đủ tiện ích. Ở phân khúc nhà ở xã hội, Happy Home sẽ là một trong những trọng tâm phát triển, với cam kết tích hợp mô hình đầy đủ tiện ích.
Với bất động sản khu công nghiệp, Vinhomes IZ tiếp tục bám sát dòng tiền đầu tư FDI, tập trung nghiên cứu và áp dụng các mô hình bất động sản công nghiệp thông minh, khu công nghiệp sinh thái chuyên ngành quy mô lớn.
Trong lĩnh vực bất động sản bán lẻ, Vincom Retail dự kiến khai trương 2 trung tâm thương mại mới, nâng quy mô lên 85 trung tâm thương mại tại 45/63 tỉnh thành. Với du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí, Vinpearl, VinWonders đặt kỳ vọng nhiều vào sự khởi sắc trở lại của ngành du lịch, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng.
Từ đó, VCSC đưa ra dự báo kết quả kinh doanh năm 2023 của Vingroup với doanh thu 168.339 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.602 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của Vingroup dự kiến lên tới 9.483 tỷ đồng, do VCSC cho rằng lợi nhuận cao hơn đến từ cổ đông thiểu số của VHM và VRE bù đắp một phần bởi khoản lỗ cao hơn từ cổ đông thiểu số của VinFast. 

Ông Phạm Nhật Vượng hé lộ 3 cam kết chính của hãng xe VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng đã chỉ ra sứ mệnh của VinFast và những điểm làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.

  
Mới đây, trong một buổi hội thảo nội bộ của tập đoàn VinGroup Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đã nêu rõ những sứ mệnh của hãng xe VinFast, chỉ ra những điểm mà công ty này làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.

Vinasun lãi lớn trước làn sóng nhập cuộc taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Vinasun vừa trở lại thời hoàng kim sau 2 năm liền thua lỗ vì Covid lại gặp đối thủ từ hãng taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Chưa đầy 1 tuần sau khi taxi điện của CTCP Di chuyển xanh và Thông minh (Công ty Xanh SM, do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu 95% cổ phần) lăn bánh tại Hà Nội, trên mạng xã hội xuất hiện một số hình ảnh những chiếc taxi Xanh SM được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM). Một số hình ảnh còn thể hiện rõ cả biển số TP HCM.

Màn nhập cuộc thị trường xe taxi phía Nam của GSM sẽ không chỉ trở thành đối thủ của các hãng xe công nghệ, mà ngay cả sự tồn tại của những hãng taxi truyền thống - đang vùng dậy sau quãng thời gian tưởng như hụt hơi cũng có thể tạo ra một cuộc cạnh tranh. Trong số này, Vinasun đang là một trong những cái tên "sáng giá" với cú bứt phá ấn tượng.

Vinasun lai lon truoc lan song nhap cuoc taxi cua ty phu Pham Nhat Vuong
 Vinasun có lãi quý thứ 5 liên tiếp.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 vừa công bố, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, VNS) đạt doanh thu hơn 326 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022. Giá vốn cũng tăng xấp xỉ nên lãi gộp ở mức 75 tỷ.
Ngoài ra, doanh thu tài chính cũng tăng mạnh 137% lên 10 tỷ đồng. Dù chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng lần lượt 55% và 67% lên 18 tỷ và 5 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt trên 40 tỷ đồng, tăng tới 541% so với cùng kỳ năm 2022.
Sau cùng, Vinasun báo lãi sau thuế gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ đạt 53 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp Vinasun có lãi trở lại sau 8 quý chìm trong thua lỗ. Theo đó, các chuyên gia trong ngành đánh giá, taxi truyền thống đang dần lấy lại vị thế sau một thời gian dài thị trường phần lớn về tay taxi công nghệ.
Với kết quả tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2023, Vinasun dự kiến tổng doanh thu và thu nhập khác tăng lên 1.377 tỷ đồng (tăng 23%) và lợi nhuận sau thuế tăng lên 209 tỷ đồng (tăng 13%). Riêng doanh thu từ hoạt động kinh doanh taxi khoảng 1.345 tỷ đồng. Như vậy, sau quý 1, Vinasun đã hoàn thành được hơn 25% mục tiêu về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.
Tại thời điểm 31/3, tổng tài sản của Vinasun đạt 1.897 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng so với đầu năm. Công ty nắm giữ hơn 593 tỷ đồng khoản tiền và tương đương tiền, chiếm 31% tổng tài sản. Tổng nợ phải trả đạt gần 459 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn.
Đến cuối quý 1/2023, số lượng nhân viên nhóm công ty đã tăng lên 2.057 người. Trước đó, ở thời kỳ đỉnh cao (2015 – 2016), số lượng nhân sự Vinasun lên đến hơn 17.000 người và đội xe trên 6.000 chiếc. Cuối năm 2022, quy mô nhân sự của Vinasun còn 2.013 người, giảm 136 người so với đầu năm 2021.

Guồng máy của tỷ phú số 1 Việt Nam, giá cao đại gia ngoại thèm khát

DN của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ hút dòng tiền từ đại gia ngoại số một bất chấp cổ phiếu đang quanh vùng đỉnh lịch sử. Tham vọng chưa từng có của ông Vượng khiến các tổ chức nước ngoài đứng ngồi không yên.

Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý với giá trị danh mục hơn 1,5 tỷ USD, vừa công bố báo cáo hoạt động tuần 15-22/8 với những thay đổi đáng chú ý.