Tuyên bố chung của G20: Cô lập Trump và nước Mỹ

Tuyên bố chung của hội nghị G20 lưu ý việc nước Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra tại Hamburg, Đức vừa kết thúc ngày 8/7 bằng việc lãnh đạo các nước cùng phản đối chính sách chống biến đổi khí hậu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuyen bo chung cua G20: Co lap Trump va nuoc My
Tổng thống Trump trong một cuộc họp bên lề G20. Ảnh: AFP.
Mỹ bị nêu đích danh
Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel nói rằng nước Mỹ đã khiến các cuộc thảo luận thêm khó khăn.
"Thật không may, tôi phải phản đối việc Mỹ rời hiệp định chống biến đổi khí hậu, hoặc ý định này của họ", Merkel cho biết khi bà trình tuyên bố chung của hội nghị G20.
Trái với truyền thống của tuyên bố chung chỉ nhấn mạnh sự đồng thuận của các bên tham gia, tuyên bố chung lần này của hội nghị G20 "lưu ý quyết định của nước Mỹ rút ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu". Dù vậy, tuyên bố chung cho biết Hiệp định Paris là "không thể đảo ngược" và các lãnh đạo khác "tái xác nhận cam kết mạnh mẽ đối với hiệp định".
Sau hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn và Thủ tướng Merkel đã đạt được một "thỏa hiệp" tốt.
"Dù nước Mỹ đã rút ra, họ vẫn chuẩn bị để tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận về vấn đề này. Đối với tôi đây là một điểm rất tích cực và có thể xem là một thành công của Angela Merkel", CNN dẫn lời ông Putin.
Tuyen bo chung cua G20: Co lap Trump va nuoc My-Hinh-2
Ngoài trừ Mỹ, lãnh đạo các 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tái khẳng định cam kết thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP.
Cam kết tự do thương mại
Bài phát biểu kết thúc hội nghị của Thủ tướng Merkel cũng ám chỉ chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump. Bà nói mình vui mừng nhìn thấy các lãnh đạo đồng ý rằng "thị trường phải được mở".
"Tất cả là về việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ và các động thái thương mại thương mại không công bằng", bà nói.
Dù vậy, tuyên bố về thương mại của G20 không nhắc đích danh Mỹ như phần cam kết chống biến đổi khí hậu. Các lãnh đạo đồng thuận về "vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng".
AP cho biết Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia, cố vấn chính của Tổng thống Trump trong vấn đề thương mại, ông Gary Cohn, đã cố giảm nhẹ vấn đề khi nói rằng "quan điểm khác biệt giữa các quốc gia G20" là chuyện không có gì bất ngờ.
Tổng thống Trump luôn cho rằng thương mại phải công bằng và làm lợi cho doanh nghiệp cũng như công nhân Mỹ. Ông thường chỉ trích các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, hàm ý rằng họ bán cho nước Mỹ nhiều hơn là mua. Trong khi đó, cách tiếp cận của Merkel cũng như EU là nhấn mạnh các khuôn khổ thương mại đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
AFP nhận định hội nghị G20 vừa kết thúc là kỳ họp "giông tố" và hứng chịu bạo động nhiều nhất trong lịch sử. Bên ngoài phòng họp của các lãnh đạo thế giới, cảnh sát Đức vất vả đối mặt với hàng loạt cuộc biểu tình, trong đó có những cuộc bạo động khi người biểu tình ném chai lọ vào cảnh sát, đốt phá trên đường và cướp bóc các cửa hàng gần đó.

10 bức ảnh trở nên hài hước nhờ chụp đúng thời điểm

Không cần nhờ cậy tới Photoshop, các bức ảnh do Bright Side chia sẻ vẫn độc đáo, gây cười nhờ chụp đúng lúc, đúng chỗ.

10 buc anh tro nen hai huoc nho chup dung thoi diem
 Bức ảnh chụp gương mặt như thiếu ngủ suốt nhiều ngày trên bìa tạp chí kết hợp với phần đầu của cô gái đang say giấc tạo nên tổng thể hài hước.

Biển người biểu tình phản đối Hội nghị G20 ở Đức

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở thành phố Hamburg (Đức) hôm 2/7, vài ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc
Theo Yahoo News, ngày 2/7, khoảng 4 nghìn người đã tuần hành qua trung tâm thành phố Hamburg để phản đối các chính sách về khí hậu và thương mại của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Được biết, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/7 tới tại thành phố Hamburg. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-2
 Đông đảo người biểu tình tập trung tại Hamburg để phản đối cuộc họp G20 sắp tới. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-3
 Những người tham gia biểu tình kêu gọi chú ý đến vấn đề biến đối khí hậu và các chính sách thương mại. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-4
Đông đảo người tham gia biểu tình chèo thuyền trên sông ở Hamburg, Đức, ngày 2/7. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-5
 Dòng chữ trên tờ giấy có nội dung: “Tình trạng nóng lên toàn cầu không phải là chuyện hoang đường”. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-6
Người dân mang theo nhiều biểu ngữ khi tham gia cuộc biểu tình phản đối G20 ở Đức. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-7
 Một quả bóng được nâng lên phía trước tòa thị chính ở thành phố Hamburg trong cuộc biểu tình ngày 2/7. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-8
Người biểu tình chèo thuyền trên sông Alster hôm 2/7. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-9
Một người phụ nữ tham gia cuộc biểu tình phản đối Hội nghị G20 ở Hamburg sắp tới. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-10
 Được biết, Đức sẽ huy động hơn 20.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G20 và lên kế hoạch ứng phó với các cuộc biểu tình, bạo loạn có thể xảy ra trong thời gian diễn ra hội nghị. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-11
Cảnh sát lo ngại nhiều nhóm biểu tình có thể sẽ sử dụng bạo lực để cản trở hội nghị sắp tới ở Hamburg. Ảnh: Yahoo News.

Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-12
Những người biểu tình tuần hành ở thành phố Hamburg hôm 2/7. Ảnh: FNA. 

Ảnh cực hiếm về cuộc sống nước Nga hơn 100 năm trước

Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Maxim Dmitriev đem lại cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống ở nước Nga hơn 100 năm trước.

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc
Cuộc sống ở nước Nga hơn 100 năm trước phần nào được lột tả trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Maxim Dmitriev. Ảnh: Người dân ăn bữa chính bên ngoài làng Pralevka, khoảng 1891-1892. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-2
Bác sĩ khám cho bệnh nhân thương hàn. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-3
Những người nông dân nghèo ở Knyaginin đi vay bánh mì. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-4
 Mục sư của nhà thờ nhỏ tại Semenov, 1897. (Ảnh: Maxim Dmitriev)

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-5
Khu chợ tại thành phố Semenov, 1897. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-6
Những người dân làng Kuznetsovo. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-7
Những người thợ đang làm thìa, 1897. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-8
Cầu Alexander bắc qua sông Volga tại Syzran, 1894. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-9
 Những con thuyền trên sông Volga tại thành phố Yaroslavl, 1894. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-10
Ngư dân tại thị trấn Ostashkov. (Ảnh: Maxim Dmitriev)

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-11
Đánh dấu vị trí xây dựng thánh đường Hồi giáo tại Nizhny Novgorod. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-12
Bên trong sảnh của Ngân hàng Nhà nước, 1913. (Ảnh: Maxim Dmitriev) 

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-13
Một hình ảnh khác ở nước Nga hơn thế kỷ trước được ghi lại: Bên trong một tòa án thành phố. (Ảnh: Maxim Dmitriev)

Anh cuc hiem ve cuoc song nuoc Nga hon 100 nam truoc-Hinh-14
 Những người lang thang tại Nizhny Novgorod. (Ảnh: Maxim Dmitriev)