Lưu Bị suýt mất mạng ở nơi có liên quan đến Hạng Vũ

Mắc mưu kẻ gian, Lưu Bị suýt chết trong suối Đàn Khê, may nhờ ngựa Đích Lô (hay Đích Lư) vượt qua suối được mới thoát nạn.

Đàn Khê là con suối nằm phía tây thành Tương Dương, Kinh Châu (nay trong tỉnh Hồ Bắc). Lưu Bị có thời nương nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu, nhưng những thuộc hạ của Lưu Biểu muốn giết Lưu Bị (vì Lưu Bị có lời can ngăn Lưu Biểu trong việc lập con trưởng con thứ bị vợ thứ của Lưu Biểu nghe lén biết được), bèn đặt tiệc mời Lưu Bị đến dự. Trong tiệc có người báo cho Lưu Bị biết, Lưu Bị bỏ trốn chạy về phía tây (3 mặt kia thủ hạ của những người âm mưu - Thái Mạo, Thái Huân - vây chặt). Sau đó, Lưu Bị bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàn Khê.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên “Đích Lô sát chủ” ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: “Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!”.

Đúng vào lúc này, ngựa Đích Lư bất thần tung mình nhảy một phát sang bờ suối bên kia, cứu Lưu Bị thoát nạn và khiến cho quân của Thái Mạo không thể bắt được ông.

Không hiểu sao lúc đó Đích Lư trở thành tuấn mã dũng thần như vậy, nhưng việc nó nhảy qua suối Đàn Khê cứu chủ nhân là Lưu Bị, đã lập nên kỳ tích chưa từng có và trở thành một câu chuyện huyền bí nổi tiếng trong lịch sử.

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, sau khi thoát chết Lưu Bị vô tình chạy tới chỗ ở của Thủy Kính tiên sinh. Tại đây Lưu Bị được biết khe suối đó có tên là Đàn Khê. Năm xưa Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã phá tan 30 vạn quân binh Tần quốc, đánh đúng 1 tháng trời, máu chảy thành sông, đầu chất đầy núi, phải mất nhiều năm mới sạch được. Có thể thấy trong dòng suối đó đã chôn biết bao anh hùng tráng sĩ, lại chất tụ biết bao vong linh oan hồn. Chỉ có Lưu Bị sau khi rớt ngựa ở Đàn Khê lại có thể bay lên vượt qua đại nạn.

Lưu Bị đại nạn không chết gặp được quý nhân.
Lưu Bị đại nạn không chết gặp được quý nhân.

Sau khi thấu rõ sự tình, Lưu Bị biết được Thủy Kính tiên sinh là người thấu tỏ trời đất trong thiên hạ, mong được Thủy Kính tiên sinh tiến cử hiền tài.

Thủy Kính tiên sinh nói: “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ”, Lưu Bị mới sốt sắng hỏi Ngọa Long, Phượng Sồ là ai thì Thủy Kính tiên sinh mỉm cười nói thiên cơ bất khả lộ. Lưu Bị lại một lần nữa mạo muội mong được Thuỷ Kính tiên sinh hạ sơn trợ giúp nhưng Thủy Kính tiên sinh lấy cớ tuổi đã quá chiều, ngày tháng còn chẳng còn nhiều, chỉ muốn làm bạn với non xanh nước biếc.

Cũng nhờ cơ duyên tại nhà Thủy Kính tiên sinh mà Lưu Bị gặp được Từ Thứ và sau này được Từ Thứ cho biết Ngọa Long, Phượng Sồ là ai, dẫn đến điển tích “Tam cố thảo lưu” Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuất sơn về sau.

Lưu Bị (161 – 223) tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thuộc U châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Theo PV/danviet.vn

Bàng Thống đã chọn cách gì để từ bỏ việc phò tá Lưu Bị?

Bàng Thống đã có mặt giúp Lưu Bị vượt khó khăn nhưng rồi, dường như ông tự chọn cho mình hướng đi với cái chết chờ sẵn khi Gia Cát Lượng gặp khó.

Không thể phủ nhận rằng, ở thời Tam quốc, những bậc quân sư mưu sĩ luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc định hướng chiến lược, phân chia thiên hạ, thậm chí họ còn có thể dùng trí lực để quyết định cả sự tồn vong của một quốc gia. Và Bàng Thống là một trong số những mưu sĩ đó, ông là quân sư của Lưu Bị và thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh.

Gia Cát Lượng mời Bàng Thống

Bàng Thống tự Sĩ Nguyên, người huyện Tương Dương thuộc Nam quận, Kinh châu. Bàng Thống có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng. Khi hai người còn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân - một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công - chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.

Bang Thong da chon cach gi de tu bo viec pho ta Luu Bi?

Bàng Thống hiệu Phượng Sồ.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống có phần xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy giỏi biết người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi. Từ đó danh tiếng Bàng Thống nổi khắp nơi. Bàng Đức Công quý mến cả ông và Gia Cát Lượng, gọi ông là Phượng Sồ (phượng con), Gia Cát Lượng là Ngọa Long (rồng nằm).

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công, cháy rụi hết.

Sau trận Xích Bích (208), tướng Đông Ngô là Chu Du mang quân đánh chiếm Giang Lăng, Nam quận từ tay Tào Nhân (209), được Tôn Quyền phong làm Thái thú Nam quận. Bàng Thống vẫn giữ chức Công tào không được Chu Du để ý đến. Sau nhờ Gia Cát Lượng một phen liều mình sang Đông Ngô, thực hiện kế sách “thuận tay bắt dê”: Vừa giải tỏa ‘hiểu lầm’ giữa Đông Ngô và Lưu Bị để cả hai tiếp tục “liên hợp kháng Tào”, vừa tiện thể sang Đông Ngô tìm kiếm hiền tài về phò tá cho Lưu Bị.

Bang Thong da chon cach gi de tu bo viec pho ta Luu Bi?-Hinh-2

Bàng Thống có ngoại hình xấu xí.

Kết cục đúng như mong đợi, sau khi khóc tang Chu Du xong, Khổng Minh gặp được Bàng Thống và trao cho ông một phong thư, mong muốn ông nếu ở đây không được trọng dụng hãy về với Lưu Hoàng Thúc. Quả nhiên, Tôn Quyền vốn là người cẩn thận, thấy Bàng Thống xốc nổi, ngoại hình xấu xí, thì không ưng, nên Thống mới từ biệt Giang Đông để về với Lưu Bị, đúng ý nguyện của Khổng Minh.

Sau này, Bàng Thống về đến Kinh Châu, Lưu Bị cảm khái tài năng của ông nên phong làm Thị trung tòng sự. Ít lâu sau, ông được phong làm Quân sư trung lang tướng, ngang hàng với Khổng Minh. Quả thật, tài năng và trí tuệ của ông không thể bàn cãi.

Tiếc thay, ông lại không được khắc họa chi tiết trong bộ Tam quốc diễn nghĩa, cái chết của ông là đề tài tranh cãi của rất nhiều sử học gia Trung Quốc. Có một luồng quan điểm khá gay gắt về sự tranh đấu giữa ông và Gia Cát Lượng, rằng ông bị Gia Cát Lượng hại chết.

Ngọa Long - Phượng Sồ mâu thuẫn, Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan

Bang Thong da chon cach gi de tu bo viec pho ta Luu Bi?-Hinh-3

Tạo hình Khổng Minh và Bàng Thống trong phim Tam quốc diễn nghĩa.

Vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên của Bàng Thống sắp “đại công cáo thành” thì tình hình đã xuất hiện “đột biến”. Khổng Minh đã gửi Lưu Bị, ông mượn chuyện “quan sát tinh tượng” lành ít dữ nhiều để khuyên Lưu Bị lui quân, trong khi Bàng Thống cũng “chiêm tinh” nhưng nêu ra quan điểm trái ngược.

Vấn đề mâu thuẫn ý kiến giữa Ngọa Long - Phượng Sồ khiến Lưu Bị gặp khó khăn lớn trong việc quyết định chiến lược ở Tây Xuyên.

Một mặt, Lưu rất ưu ái mưu thần quân sự tài năng Bàng Thống, mặt khác cũng vô cùng tin cẩn Gia Cát Khổng Minh “liệu sự như thần”.

Về sau, để bảo toàn lực lượng, Lưu Bị đành phải quyết định lui về Kinh Châu.

Để khuyên giải Bàng Thống vốn chủ chiến, Lưu Bị nói với Bàng – “Ta nằm mơ thấy thần nhân cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn còn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ chăng?”.

Bàng Thống vốn tính khảng khái, đặc biệt không tin chuyện điềm báo, cho nên thẳng thắn đáp lại – “Tráng sĩ ra trận bị thương là chuyện thường, chủ công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị?”.

“Chủ công bị Khổng Minh che mắt. Người này cũng vì không muốn Thống độc chiếm đại công nên mới cố tình khiến chủ công nghi kỵ mà thôi.

Lòng nghi kỵ thành giấc mộng, chứ nào có điềm xấu gì? Thống rút ruột rút gan, mong chủ công đừng nói thêm mà nên sớm quyết ngày tiến công”.

Những phát ngôn của Bàng Thống thời điểm đó được các nhà sử học đương đại đánh giá là “vượt qua tầm tri thức của thời đại”.

Tuy nhiên, khi Bàng Thống nói ra những lời khảng khái của mình, cũng là lúc lòng trung của ông đối với Lưu Bị “tuột dốc không phanh”.

Phượng Sồ đã không còn muốn dốc lòng tận tụy vì Lưu nữa. Song bi kịch của ông cũng đến từ đây, bởi Bàng Thống luôn tôn sùng tư tưởng trung nghĩa, trung thành tuyệt đối.

Chọn cái chết để từ bỏ việc phò tá Lưu Bị

Qua sự việc trên Khổng Minh đã khiến Bàng Thống nhìn thấu sự “ngu nhân, ngu nghĩa và ngu tín” của Lưu Bị, qua đó quyết định dùng cái chết để từ bỏ việc phò tá Lưu Bị.

Có nhiều ý kiến bình luận cho rằng, với khả năng quân sự điều khiển “thiên binh vạn mã” của mình, nếu Bàng Thống không định tự sát thì cho dù là cao nhân tầm cỡ Quách Gia cũng chưa chắc đánh bại được ông.

Thêm vào đó, tại đèo Lạc Phượng, cho dù Bàng Thống không thể đánh thắng thì cũng thừa khả năng bảo toàn tính mạng, khi chủ tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm chỉ là một nhân vật vô danh.

Ngày nay, nhiều học giả Trung Quốc vẫn phải cảm thấy “ngỡ ngàng” trước thực tế rằng đằng sau cái chết “loạn tiễn xuyên tâm” lại là cả một kế sách tinh vi được Phượng Sồ một tay sắp đặt.

Bang Thong da chon cach gi de tu bo viec pho ta Luu Bi?-Hinh-4

Khổng Minh.

Bàng Thống không còn, nhưng có quan điểm cho rằng tư tưởng của ông đã để lại ảnh hưởng sâu sắc tới Gia Cát Lượng.

Quan điểm này được nêu ra dựa trên những hành động cụ thể của Khổng Minh, được cho là “mang tính chất ly khai và làm suy yếu” thế lực Lưu Bị: điều động Trương Phi - Triệu Vân đi nơi khác, chỉ giữ Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, từ đó chia rẽ bộ ba Lưu - Quan - Trương.

Quan trọng hơn, về sau khi Gia Cát Lượng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như Bàng Thống, ông cũng học theo cách làm lý trí của Bàng: trung thành với Thục Hán, song cuối cùng vẫn “giao thiên hạ” vào tay họ Tư Mã. 

Lưu Bị nuối tiếc vì bỏ lỡ những nhân tài xuất chúng nào?

Lưu Bị - hoàng đế sáng lập của nhà Thục - được cho là đã vô cùng hối hận khi bỏ lỡ một số nhân tài xuất chúng không kém Gia Cát Lượng. Nếu chiêu mộ được những cao nhân này thì Lưu Bị có thể thống nhất thiên hạ.

Luu Bi nuoi tiec vi bo lo nhung nhan tai xuat chung nao?
 Vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc, Lưu Bị là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất. Là người thông minh, có tài và tầm nhìn xa trông rộng, Lưu Bị đã chiêu mộ nhiều nhân tài xuất chúng như Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Triệu Vân... để thực hiện khát vọng thống nhất thiên hạ.