Khi nào kết thúc điều tra vụ án Việt Á và chuyến bay giải cứu?

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, rất nhiều khả năng số bị can sẽ tăng trong thời gian tới ở vụ án Việt Á và vụ án chuyến bay giải cứu.

Chiều 3/1, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Vụ án “chuyến bay giải cứu” từ những tiết lộ của Bộ Công an

Sau hơn một năm khởi tố vụ án tổ chức các "chuyến bay giải cứu", những tiết lộ từ Bộ Công an đã làm rõ chân dung các bị can và nhóm tội danh bị khởi tố.

Ngày 28/1/2022, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố các bị can tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao liên quan đến việc tổ chức các "chuyến bay giải cứu" về tội nhận hối lộ. Bốn bị can đầu tiên bị khởi tố gồm bà Nguyễn Thị Hương Lan - Cục trưởng Cục Lãnh sự và ba thuộc cấp tại Cục Lãnh sự.

Theo Bộ Công an, sai phạm này phát sinh trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan.

Từ ngày khởi tố vụ án đến ngày 5/1/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố tổng cộng hơn 40 bị can liên quan đến các nhóm tội danh: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bắt đầu từ Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan điều tra lật mở từng manh mối và điều tra sự liên quan của các bị can đang công tác tại các Bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an; Bộ Y tế; Văn phòng Chính phủ; Ban Đối ngoại Trung ương.Vu an “chuyen bay giai cuu” tu nhung tiet lo cua Bo Cong an

Một số bị can bị khởi tố trong vụ án "chuyến bay giải cứu". Đồ hoạ: VietNamNet

Với cáo buộc nhận hối lộ, cơ quan điều tra khởi tố nhiều bị can tại các bộ, ngành, địa phương, bao gồm các bị can: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; ông Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; nhiều đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola;

Ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực; ông Trần Văn Dự, nguyên Cục phó Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;

Mới đây, vào cuối tháng 12/2022, Cơ quan An ninh bắt giam ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cũng về tội nhận hối lộ.

Ở nhóm tội danh đưa hối lộ chủ yếu xảy ra ở các bị can làm việc tại công ty du lịch hoặc nghề nghiệp tự do. Có thể kể đến các bị can như: Nguyễn Diệu Mơ, TGĐ Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình; Nguyễn Tường Vi – Giám đốc công ty TNHH tư vấn và đầu tư ATA Việt Nam

Được biết, các chuyến bay giải cứu được thực hiện từ tháng 12/2020 với tổ công tác gồm 5 bộ gồm: Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, trong đợt dịch Covid-19, có khoảng 2.000 chuyến bay được thực hiện, số tiền nghi đưa nhận hối lộ lên đến hàng trăm nghìn USD. Hiện nay, Bộ Công an cho biết, Cơ quan điều tra đã phong tỏa, kê biên, bị can nộp khắc phục hậu quả trong vụ án là 80 tỷ đồng.

Nhận định về vụ án nêu trên, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết: Các bị can trong vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và các đơn vị, địa phương "hoạt động rất tinh vi". Ngoài ra, số đối tượng đông, phạm vi cả trong và ngoài nước gồm một số cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương.

"Các đối tượng đối phó rất quyết liệt, khiến cơ quan điều tra tốn nhiều thời gian trong xác minh vụ việc", ông Xô nhấn mạnh.

Khách đi trên chuyến bay giải cứu có phải là bị hại, có được bồi thường?

Trong các chuyến bay giải cứu, hàng nghìn người dân đã phải trả các chi phí cao gấp nhiều lần so với chi phí thông thường. Vậy các hành khách này có được xác định là bị hại và có được bồi thường hay không?

Khach di tren chuyen bay giai cuu co phai la bi hai, co duoc boi thuong?
Một chuyến bay giải cứu đưa công dân từ Châu Âu về nước, tháng 7/2020. Ảnh: Bộ Ngoại giao

2,6 triệu USD và màn kịch “chạy án” của cựu cán bộ công an

Là điều tra viên chính vụ “chuyến bay giải cứu”, Hoàng Văn Hưng đã vẽ màn kịch “chạy án” để nhiều lần nhận tiền tỷ từ hai bị can thông qua cựu Phó GĐ Công an TP Hà Nội.

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, trong kết luận điều tra vừa ban hành Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố Nguyễn Anh Tuấn (SN 1962), nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội về tội “Môi giới hối lộ” và Hoàng Văn Hưng (SN 1980), nguyên cán bộ Công an về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Kịch bản…“chạy án”

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao và loạt cán bộ đại sứ quán bị khởi tố, kỷ luật

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, có nhiều cựu cán bộ đại sứ quán bị khởi tố, một số khác bị kỷ luật.

Cuu Thu truong Ngoai giao va loat can bo dai su quan bi khoi to, ky luat
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam: Ông Vũ Hồng Nam vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Cuu Thu truong Ngoai giao va loat can bo dai su quan bi khoi to, ky luat-Hinh-2
 Cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola Vũ Ngọc Minh: Ông Minh bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 3/12 về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự.