Từng chỉ đạo 'đập xe nó cho chị', nữ nhân viên Alibaba khai gì tại tòa

Trả lời xét hỏi của luật sư, bị cáo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh mong HĐXX xem xét lại số tiền mà bị cáo này chiếm đoạt.

Ngày 10/12, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.

Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, bị cáo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (27 tuổi, nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) là người từng có hành động chống đối cơ quan chức năng, được người dân quay video, đăng lên mạng xã hội.

Theo hồ sơ, tháng 6/2019, bị cáo Nguyễn Thái Lực (trợ lý chủ tịch HĐQT Alibaba, em trai Luyện) có hành vi gom đất, phân lô, bán nền trái pháp luật, nên bị UBND xã Tóc Tiên (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) phạt hành chính 3,5 triệu đồng và ra quyết định cưỡng chế.

Trước quyết định này của UBND xã Tóc Tiên, Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo bộ phận pháp lý của tập đoàn liên hệ lãnh đạo địa phương làm rõ, nếu không được thì biểu tình. Lúc này, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh tập hợp 50-70 nhân viên ở khu đất trên rồi la hét, cự cãi với đoàn cưỡng chế. Bị cáo này còn chỉ đạo nhân viên "đập luôn chiếc xe cẩu này cho chị, đập xe nó cho chị".

Cuối tháng 11/2019, TAND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xét xử và phạt bị cáo Trinh 4 năm 6 tháng tù về tội Gây rối trật tự công cộng và Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Tung chi dao 'dap xe no cho chi', nu nhan vien Alibaba khai gi tai toa

Bị cáo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh tại tòa. Ảnh: Dương Trang.

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba, bị cáo Trinh bị VKSND TP.HCM cáo buộc có vai trò giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện. Trinh được Luyện chỉ đạo làm thủ tục đăng ký thành lập 20/22 pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba để lừa đảo, soạn thảo các biên bản họp, giấy ủy quyền, lập hồ sơ pháp lý…

Ngày 11/5/2018, Trinh đứng tên nhận chuyển nhượng 4 thửa đất tại xã Long Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) và ủy quyền cho bị cáo Võ Thị Thanh Mai (cựu Giám đốc Công ty Alibaba Law Firm, vợ Luyện) lập dự án "ma" khu dân cư Alibaba Long Phước 15, chuyển nhượng 154 nền, thu hơn 95,7 tỷ đồng.

Để tránh khách hàng tố giác, Alibaba đã mua lại 153 nền hơn 93,7 tỷ đồng, chiếm đoạt của một bị hại 1,9 tỷ đồng. Sau đó, Luyện hợp nhất dự án này với dự án Alibaba Long Phước 4 với 241 nền đất. Đến nay, đã có 93 khách hàng tố cáo với số tiền bị chiếm đoạt hơn 64 tỷ đồng.

Tại tòa hôm nay, trả lời câu hỏi của luật sư về việc có trực tiếp tham gia soạn thảo biên bản họp, văn bản thành lập pháp nhân… Trinh khai không trực tiếp soạn thảo, các văn bản này đều có sẵn mẫu. Trinh không ký thành lập 20 công ty vì đây là thủ tục của các cổ đông.

Theo Nguyễn Huỳnh Tú Trinh tại thời điểm nhận chuyển nhượng 4 thửa đất tại xã Long Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) là giữa các cá nhân với nhau, không sai quy định. Nếu sai thì văn phòng công chứng sẽ không công chứng.

"Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng đất, bị cáo đã làm ủy quyền cho Công ty Alibaba toàn quyền sử dụng và không biết các bước triển khai tiếp theo, không được hưởng lợi. Đến khi nhận kết luận điều tra, bị cáo mới biết có 93 bị hại với số tiền chiếm đoạt 64 tỷ đồng", Trinh trình bày.

Luật sư hỏi cáo trạng quy kết sau khi hợp nhất dự án Khu dân cư Alibaba Long Phước 15 do Trinh nhận chuyển nhượng và dự án Alibaba Long Phước 4, vậy số tiền chiếm đoạt 64 tỷ đồng có phù hợp? Trinh cho rằng mâu thuẫn số tiền chiếm đoạt, vì dự án Alibaba Long Phước 4 không liên quan đến bị cáo.

"Bị cáo không nhận được hoa hồng hay hưởng lợi nhuận gì từ việc ký chuyển nhượng đất, bị cáo chỉ là nhân viên của công ty nên cố gắng hoàn thành công việc, chưa nhận thấy nhiều vấn đề, mong HĐXX xem xét khách quan, công tâm", Trinh nói.

Tung chi dao 'dap xe no cho chi', nu nhan vien Alibaba khai gi tai toa-Hinh-2

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Duy Hiệu.

Cáo trạng thể hiện năm 2016 Luyện thành lập Công ty CP địa ốc Alibaba kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Luyện còn thành lập 22 công ty con, trong đó sử dụng 12 pháp nhân làm chủ đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận; sau đó tự phân lô, tách thửa trái pháp luật, quảng cáo để bán cho hàng nghìn người.

Toàn bộ các dự án đều được vẽ trái phép trên đất nông nghiệp đặc biệt lớn, quảng cáo không đúng sự thật, chuyển nhượng cho khách hàng. Bằng cách này, Luyện đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền chiếm đoạt gần 2.400 tỷ đồng của 4.560 khách hàng.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về phạt tiền, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Hơn 1.400 tỷ kê biên từ địa ốc Alibaba, 5.671 nạn nhân nhận được gì?

Các nạn nhân của Công ty CP địa ốc Alibaba sẽ nhận được gì từ số tiền hơn 1.400 tỷ đồng mà CQĐT kê biên được của Nguyễn Thái Luyện?

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”.

Kết luận điều tra xác định, Công ty CP địa ốc Alibaba với danh nghĩa kinh doanh bất động sản nhưng bản chất thực sự là lừa đảo, huy động vốn theo hình thức đa cấp và sử dụng các dự án ma làm mồi nhử khiến khách hàng sập bẫy.

Vụ Công ty Alibaba: Bóc mẽ chiêu thức lừa đảo khách hàng

TAND TPHCM đã có quyết định đưa vụ án Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và các bị cáo ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ ngày 12/8. Phiên sơ thẩm này dự kiến sẽ kéo dài trong 60 ngày.

Sở hữu hơn 430 ha đất thì không lừa đảo?

Theo cáo trạng vụ án, 23 bị can trong vụ án đã vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán cho 4.361 bị hại, chiếm đoạt số tiền 2.264 tỷ đồng. Nguyễn Thái Luyện bị cáo buộc là chủ mưu vụ án. Tuy nhiên cáo trạng nêu, bị can Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội. Nguyễn Thái Luyện cho rằng mình không quảng cáo gian dối, không chiếm đoạt tiền của ai, không phân lô trái pháp luật. Toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều có quy hoạch rõ ràng; Việc phân lô bán nền được bị can chỉ đạo các nhân viên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đáng lưu ý là bị can Nguyễn Thái Luyện nói đang sở hữu hơn 430ha đất nên quy kết bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không có căn cứ pháp luật.

Bất ngờ về lời khai của vợ chồng Nguyễn Thái Luyện Alibaba

Nguyễn Thái Luyện thừa nhận là chủ mưu và chỉ đạo xuyên suốt hành vi phạm tội của cấp dưới, vợ Luyện khai thực hiện theo chỉ đạo của chồng.

Cơ quan điều tra (CQĐT) Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung lần hai và chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND TP.HCM đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (sinh năm 1985, CEO Alibaba) cùng 22 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.
CQĐT kết luận ngoài hoạt động lừa đảo trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công ty Alibaba không có thêm hoạt động kinh doanh hợp pháp nào khác. Theo đó, Luyện là người đã sáng lập và điều hành phương thức lừa đảo theo 5 bước, thành lập công ty Alibaba và 22 pháp nhân, vẽ ra 58 dự án bất động sản không có tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán chiếm đoạt hơn 2.503 tỉ đồng.