Tuần tra chung Mỹ-Ấn Độ ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mỹ và Ấn Độ đã thảo luận về kế hoạch tuần tra hải quân chung bao gồm cả Biển Đông, một động thái này có thể làm Trung Quốc tức giận.

Mỹ muốn các đồng minh trong khu vực và các quốc gia Châu Á khác có một lập trường thống nhất hơn đối với Trung Quốc về Biển Đông, nơi có căng thẳng đột biến trong bối cảnh Bắc Kinh bồi đắp trái phép 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Tuan tra chung My-An Do o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Ấn Độ Dương.
Quan hệ quân sự Mỹ-Ấn Độ đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Năm ngoái, hai bên đã  tổ chức tập trận hải quân ở Ấn Độ Dương, với sự tham gia của Hải quân Nhật Bản.
Nhưng hải quân Ấn Độ chưa bao giờ tiến hành tuần tra chung với một nước khác.
Một phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ nói với Reuters rằng chính phủ Ấn không thay đổi chính sách, theo đó New Delhi chỉ tham gia nỗ lực quân sự quốc tế dưới lá cờ của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn này dẫn việc Ấn Độ từ chối tham gia nhiệm vụ chống cướp biển có sự tham gia của hàng chục quốc gia ở vùng Vịnh Aden và chỉ thực hiện các hoạt động riêng của mình kể từ năm 2008.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hai bên đã thảo luận về tuần tra chung và nói thêm rằng cả hai nước đều hy vọng sẽ thực hiện trong năm nay. Quan chức này nói với Reuters ở New Delhi với điều kiện giấu tên rằng các cuộc tuần tra trên biển chung Mỹ-Ấn Độ sẽ có khả năng được thực hiện ở Ấn Độ Dương cũng như ở Biển Đông. Quan chức này không cho biết chi tiết về quy mô của các cuộc tuần tra được đề xuất.
Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng Washington và New Delhi  "tiếp tục tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng, kể cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải", nhưng chưa đưa ra quyết định việc thực hiện tuần tra chung trên biển.

Mỹ-Ấn Ðộ không để Trung Quốc chi phối Châu Á

(Kiến Thức) - Chính quyền Obama coi Ấn Độ là một nước đóng vai trò cốt yếu trong chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” hướng về Châu Á-Thái Bình Dương.

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đang có mặt tại Ấn Ðộ trong chuyến công du 4 ngày nhằm mục đích tăng cường quan hệ kinh tế và quốc phòng. Ðây là chuyến thăm đầu tiên của một phó tổng thống Mỹ từ 3 thập kỷ qua và được thực hiện sau chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry chỉ có vài tuần.

Chín nghịch lý của TQ trong tuyên bố chủ quyền Biển Đông

(Kiến Thức) - Tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc đầy rẫy những nghịch lý và mâu thuẫn, đồng thời tạo ra hàng loạt những nguy cơ dẫn đến xung đột tiềm tàng.

Kể từ năm 2009, khi Trung Quốc yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho lưu hành cái gọi là “bản đồ đường chín đoạn”, thế giới đã sững sờ trước những tuyên bố chủ quyền vô cùng phi lý và hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Những nghịch lý trong tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc bao gồm:

Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3?

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin gọi những cáo buộc Nga chuyển giao công nghệ tên lửa đẩy Unha-3 cho Triều Tiên là “luận điệu hồ đồ nhảm nhí”.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin tình báo cho rằng một số thành tố tên lửa đẩy Unha-3 dường như  có xuất xứ từ Nga, nhưng người Hàn Quốc đã chẳng hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Cả trước đây Seoul cũng từng cho phép mình tung ra những cáo buộc vô căn cứ tương tự.
Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3?
Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3?
Về vấn đề ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3, chuyên viên  Nga Vladimir Evseyev nhận xét: "Khi các binh sĩ Hàn Quốc vớt từ dưới nước lên tầng đầu của tên lửa Unha-3mà Bắc Triều Tiên đã phóng hồi năm 2012, người ta lập tức kiểm tra nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Qua  phân tích, người ta  thấy rằng số lượng đáng kể của bộ phận tên lửa này được sản xuất ở các nước châu Âu. Vì vậy, trước khi đổ lỗi cho Nga, trước khi nói rằng người Bắc Triều Tiên đã sử dụng  công nghệ tên lửa nào đó của Nga, thì lẽ ra trước hết cần xác minh ở chính những công ty đã có thể dự phần vào việc chế tạo Unha-3. Ngoài ra, trên tầng đầu của tên lửa nổi rõ những mối hàn rất thô kệch. Chi tiết đó cũng đủ chứng tỏ rằng phần này được sản xuất ở Bắc Triều Tiên".