Tuần dương hạm Mỹ vào Biển Đen: gây áp lực cho Nga?

(Kiến Thức) - Tàu tuần dương Vella Gulf của Mỹ vừa tiến vào Biển Đen ngày 7/8 với nhiệm vụ "giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực".

"Nhiệm vụ của tàu Vella Gulf là thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc tăng cường an ninh chung của các đồng minh NATO và đối tác trong khu vực", tuyên bố của Hải quân Mỹ cho hay.
Hải quân Mỹ cũng cho biết con tàu tuần dương lớp Ticonderoga tiến vào Biển Đen để đóng góp cho an ninh hàng hải của khu vực, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện và hỗ trợ các chiến dịch của NATO.
Tàu Vella Gulf thuộc biên chế Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ. Trong tháng 7, tàu Vella Gulf tham gia cuộc tập trận Breeze 2014 với lực lượng hải quân các nước Bulgaria, Italy, Turkey, Greece và Romania.
Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Vella Gulf của Hải quân Mỹ.
 Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Vella Gulf của Hải quân Mỹ. 
Trong tháng 7, NATO đưa 9 tàu tới Biển Đen. Đây là số lượng tàu lớn nhất được NATO đưa đến khu vực trong vòng 10 năm.
Theo Công ước Montreux, tàu chiến của các quốc gia không thuộc Biển Đen có thể hiện diện tại khu vực này không quá 21 ngày. Tổng trọng tải các tàu chiến của các quốc gia ngoài Biển Đen không được vượt quá 30 nghìn tấn. Đầu năm nay, tàu khu trục Mỹ USS Taylor đã vi phạm Công ước khi vượt quá giới hạn 11 ngày hiện diện tại Biển Đen.
Các chuyên gia Nga gọi việc các tàu NATO có mặt tại Biển Đen là “trò chơi trên dây thần kinh”. Chủ tịch Phong trào Hỗ trợ Hạm đội Mikhail Nenashev trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti cho rằng sự hiện diện của các tàu NATO tại Biển Đen là một sự tiếp nối của những áp lực vào Nga.

Chuyên gia Mỹ: ông Putin không muốn đánh Ukraine

(Kiến Thức) - Chuyên gia Mỹ cho rằng, kế hoạch xâm lược Ukraine chỉ là kế hoạch dư phòng cho kế hoạch dài hạn của ông Putin.

NATO đang quan ngại, Tổng thống Nga Putin có thể sử dụng lý do đưa quân sang Ukraine để thực hiện sứ mệnh nhân đạo hay gìn giữ hòa bình như là cái cớ để xâm lược miền đông Ukraine. Lo ngại này xuất phát từ việc NATO tố Nga triển khai 20.000 quân sẵn sàng chiến đấu gần sát biên giới với Ukraine.
Đó chắc chắn không phải là một lựa chọn hợp lý đối với ông Putin. Tờ Business Insider dẫn lời chuyên gia địa chính trị Ian Bremmer tới từ trung tâm nghiên cứu Eurasia Group cho biết: “Đưa quân trực tiếp (sang Ukraine) vẫn không phải chính sách ưu tiên hàng đầu của ông Putin. Cách làm đó quá tốn kém và đem lại nhiều tổn hại. Ngoài ra, điều đó sẽ đẩy người châu Âu càng quyết tâm thực hiện các biện pháp trừng phạt lên Nga giống như Mỹ làm". 

Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nhận định, Tổng thống Putin chưa có kế hoạch lâu dài đối với miền đông Ukraine nhưng điều này có thể thay đổi.

Có một số chuyên gia quốc tế tin rằng mục đích của ông Putin ở miền Đông Ukraine là không nhiều. Giáo sư Stephen Walt từ ĐH Havard nghi ngờ liệu ông Putin có ý định nào khác ngoài việc ngăn chặn Ukraine đi theo quỹ đạo của phương Tây hay không. Vị giáo sư này cho rằng, Moscow đang cố gắng thực hiện tham vọng bành trường lãnh thổ của mình.
Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
 Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
Giáo sư Walt cho rằng, các quốc gia có xu hướng muốn giữ sự cân bằng quyền lực giữa bản thân họ với các nước đối thủ. Như vậy, các nhà lãnh đạo thường phải giữ sự tham vọng của họ trong một mức nhất định. Nếu không làm vậy thì các nước sẽ có nguy cơ phải gánh chịu những ảnh thưởng tiêu cực về sau. Theo lý thuyết này, tấn công không phải là hình thức phòng thủ tốt nhất trong thời gian dài.