Tự ý bổ sung loại vitamin này, coi chừng ung thư di căn não

Một loại vitamin được nhiều người ưa chuộng, tự mua về uống bổ sung, vừa được phát hiện có thể tạo ra nguy cơ phát triển, di căn và tử vong vì ung thư ở một số người.

Nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi phó giáo sư Elena Goun từ Đại học Missouri (Mỹ) đã chỉ ra rằng nicotinamide riboside (NR), một dạng vitamin B3 được nhiều người sử dụng vì các lợi ích liên quan đến sức khỏe tim mạch, trao đổi chất, thần kinh... có thể là tăng nguy cơ phát triển ung thư vú bộ ba âm tính, khiến ung thư dễ di căn hơn, đặc biệt là di căn đến não.

Đây là một điều nghiêm trọng bởi hiện chưa có lựa chọn điều trị khả thi nào cho bệnh nhân bị ung thư di căn lên não.

Tu y bo sung loai vitamin nay, coi chung ung thu di can nao

Ung thư có cơ hội di căn lên não nhiều hơn chỉ vì bổ sung một vitamin không đúng lúc - Ảnh minh họa từ Internet

"Một số người dùng vitamin và chất bổ sung vì họ cho rằng chúng chỉ mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe, nhưng rất ít người biết về cách chúng thực sự hoạt động" - Tờ Medical Xpress dẫn lời phó giáo sư Goun.

Với NR, các tác giả cho biết nó đã được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng và đang được nghiên cứu trong rất nhiều thử nghiệm lâm sàng để sử dụng như một loại vi chất bổ sung trong hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên cách thức hoạt động của nó vẫn là một "hộp đen".

So sánh và kiểm tra mức độ NR có trong tế bào ung thư, tế bào T và các mô khỏe mạnh, họ đã xác định được NR, vốn được biết đến như chất tăng cường năng lượng tế bào hiệu quả, cũng làm tăng mức năng lượng cho tế bào ung thư, khiến chúng trao đổi chất mạnh mẽ hơn và phát triển mau chóng.

Điều này cho thấy NR cũng cần được kiểm tra thêm ở các dạng ung thư khác.

Phó giáo sư Goun khẳng định phát hiện này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều tra cẩn thận về các tác dụng phụ tiềm ẩn của các thuốc bổ sung, thực phẩm chất năng, nhất là ở những người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt.

Nhiều bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc bổ, thực phẩm bổ sung với lời tư vấn của chuyên gia, nhưng nhiều người vẫn bỏ qua nó.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Biosensors and Bioelectronics.

5 loại ung thư đàn ông Việt hay gặp nhất

Theo thống kê mới nhất, mỗi năm nước ta phát hiện tới gần 99.000 ca mắc ung thư mới là nam giới. Các loại ung thư phổ biến hàng đầu ở đàn ông Việt Nam là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng và tiền liệt tuyến.

5 loai ung thu dan ong Viet hay gap nhat

Số ca mắc mới ung thư ở nam giới Việt Nam, năm 2020

Ung thư gan

Theo số liệu từ Globocan, Việt Nam phát hiện mới khoảng 20.200 nam giới mắc ung thư gan năm 2020. TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết đây là bệnh lý ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu.

Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải; trướng bụng; vàng da, củng mạc mắt,…

5 loai ung thu dan ong Viet hay gap nhat-Hinh-2

Dấu hiệu ung thư gan. Nguồn: Bệnh viện K

Trong giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng trên rõ ràng hơn hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn.

- Luôn có cảm giác ngứa

- Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,…. Ngoài ra tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan.

Ung thư phổi

Đây là loại ung thư đứng hàng thứ 2 trong top 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt Nam. Cụ thể, có gần 18.700 ca ung thư phổi mới năm 2020.

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

Ho khan, ho máu, hay ho có đờm; Đau ngực; Khó thở; Khàn tiếng; Đau đầu (khi di căn não) hoặc phù mặt, cổ và tay (khi tĩnh mạch lớn ở ngực bị chèn ép).

Nếu khối u ở đỉnh phổi, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: Đau ở tay, vai, hoặc cổ; Sụp mí mắt, nhìn mờ, nửa mặt bị đỏ; Yếu hoặc liệt tay.

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư phổi. Nhưng khi có các triệu chứng trên, hãy đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được bác sỹ khám, tư vấn bệnh.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá, do người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều (khoàng 20 lần) so với người không hút thuốc lá. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hút thuốc lá cũng ung thư phổi, và có những trường hợp không hút vẫn mắc bệnh.

Ung thư dạ dày

Hơn 11.000 người đàn ông Việt Nam phát hiện mắc ung thư dạ dày năm 2020, gần gấp đôi nữ giới. PGS.TS Phạm Hoàng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hoá Bệnh viện Việt Đức, cho hay với nhóm bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày từ các triệu chứng sớm, khối u có kích thước nhỏ, họ thường có triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng, ăn vào một chút cũng đầy bụng, chậm tiêu.

"Bình thường ăn một chút chỉ 15 phút là tiêu hoá được, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể 2-3 tiếng vẫn chưa tiêu hoá hết, rất khó chịu" - PGS Hà nói thêm.

Những dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày là bệnh nhân khó chịu vùng bụng trên rốn, đau tức, đau nhẹ, không phải cơn đau dữ dội, quằn quại. Một số bệnh nhân thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt khi thay đổi tư thế.

Khi ung thư ở giai đoạn tiến triển (có di căn hoặc biến chứng), bệnh nhân bị chướng bụng, hoặc sờ thấy trên cổ nổi hạch. Khi ung thư biến chứng, bệnh nhân thấy có chảy máu, nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen như nhựa đường.

Ung thư đại trực tràng

Xếp sau 3 loại ung thư trên là ung thư đại trực tràng, với gần 8.900 ca mắc mới ở nam giới Việt năm 2020. Theo TS.BS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa.

Một số dấu hiệu thường gặp như: hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn… Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, điều đó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.

Đại tràng là cơ quan bài tiết trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài... rất có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng. Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon cũng là tình trạng thường thấy, nếu kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Một người nếu giảm cân bất thường mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng, rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư ở giai đoạn muộn, có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Ung thư tiền liệt tuyến

Riêng năm 2020, có tới gần 6.300 người Việt phát hiện mắc bệnh này và hơn 2.620 ca tử vong.

Giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt, triệu chứng thường không rõ ràng hoặc có biểu hiện tương tự u phì đại lành tính.

Các dấu hiệu cảnh báo như: tiểu nhiều lần, tiểu vội, tiểu són. Các triệu chứng chèn ép cũng dễ gặp như tiểu khó, phải rặn, rớt nước tiểu sau cùng, tiểu không hết.

5 loai ung thu dan ong Viet hay gap nhat-Hinh-3

Thầy thuốc giải thích kết quả siêu âm cho nam giới mắc bệnh lý tuyến tiền liệt. Ảnh: BV

Nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp bí tiểu hoàn toàn hay không hoàn toàn, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu ra máu. Bệnh nhân cũng có những dấu hiệu như rối loạn chức năng tình dục, đau lưng, hông...

Nếu ở giai đoạn muộn, bệnh có các biểu hiện của di căn ung thư là rối loạn tiểu tiện do u xâm lấn vùng cổ bàng quang và xâm lấn lỗ niệu quản; Di căn xương gây đau nhức xương.

Nếu bệnh di căn cột sống có thể gây chèn ép tủy, gây liệt chi, rối loạn cơ tròn; Di căn hạch chậu, gây phù chân; Xuất tinh ra máu nếu di căn túi tinh.

 

Những người không nên ăn thịt lợn, thịt bò

Người bị bệnh thận, có chỉ số cholesterol cao, mắc bệnh tim… không nên ăn các loại thịt đỏ.

Thịt đỏ bao gồm thịt bò, lợn, cừu, bê, dê… chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa. Trong thịt bò chứa vitamin B3, B6, B12, sắt, kẽm…

Nhung nguoi khong nen an thit lon, thit bo

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ cũng có những tác động xấu tới sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Roxana Ehsani cho biết: “Ăn thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến cholesterol cao và huyết áp cao, có thể dẫn đến bệnh tim và làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư”.

"Một số nghiên cứu còn phát hiện ăn nhiều thịt đỏ làm tăng khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thậm chí giảm tuổi thọ của một người”.

Thịt đỏ gây ra các tác hại như thế nào còn phụ thuộc vào cách chế biến. “Nếu bạn nướng thịt bị cháy dễ khiến thịt sinh ra chất có hại, gây ung thư”, chuyên gia Ehsani nói.

Ngoài ra, nhiều loại thịt đỏ cũng được chế biến sẵn nên người dùng dễ hấp thụ quá nhiều muối. Một số loại thịt đỏ như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội chứa lượng muối lớn, có thể làm tăng huyết áp.

Đối với một số người, thịt đỏ có thể có tác động nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những người không bao giờ nên ăn thịt đỏ:

Người có cholesterol cao

Chuyên gia Ehsani khuyến cáo: “Những người có chỉ số cholesterol cao không nên ăn bít tết hoặc bánh hamburger hằng ngày. Nếu bạn đã có cholesterol cao, việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ thúc đẩy chỉ số này gia tăng, làm tình hình xấu hơn”.

Đối với những người có cholesterol cao, tốt nhất chỉ nên ăn thịt đỏ khoảng 1-2 lần một tháng và cố gắng chọn phần thịt nạc.

Người bị bệnh tim

Người bị bệnh tim có thể đã tích tụ nhiều mảng bám trong động mạch, nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo không có lợi. Mảng bám tích tụ gia tăng có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm.

Nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, bạn nên thận trọng hơn với việc ăn thịt đỏ thường xuyên .

Những người mắc các tình trạng trên có khuynh hướng mắc bệnh tim và các bệnh khác. Tốt nhất những người này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, chuyển sang chọn phần protein nạc như ức gà, cá, đậu.

Người bị bệnh thận giai đoạn muộn (không phải chạy thận nhân tạo)

Chế độ ăn giàu protein khi thận của bạn không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể cần giảm lượng protein từ 0,6-0,8g protein cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận hiện tại. Nếu bạn đang bị bệnh thận hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để tham khảo chế độ ăn phù hợp.

Nhung nguoi khong nen an thit lon, thit bo-Hinh-2

Các phần thịt lợn bạn không nên ăn

Lợi ích với sức khỏe của các phần nội tạng như lòng, gan, cật, óc hay da ít hơn nhiều so với tác hại.

Nhung nguoi khong nen an thit lon, thit bo-Hinh-3

Món rau được người Việt yêu thích làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Các loại rau dưa muối chứa lượng muối dư thừa so với nhu cầu hằng ngày, làm tăng khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm.