Từ vụ án VN Pharma: Bác sĩ nhận “hoa hồng” là tội lỗi

Có ý kiến cho rằng, bác sĩ nhận “hoa hồng” là tội lỗi, cần phải xử lý. Nhưng liệu ngoài việc chi “hoa hồng” cho bác sĩ, còn chi cho ai khác nữa không.

Sau 5 ngày xét xử và nghị án, ngày 25.8, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án buôn lậu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Các bị cáo đã nhận hình phạt thích đáng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều gây nhức nhối xã hội chính là giá thuốc bị nâng lên để chi hàng tỉ đồng "hoa hồng" cho bác sĩ. Trong khi còn nhiều bệnh nhân nghèo không có tiền mua thuốc thì việc chi “hoa hồng” đã trở thành căn bệnh nan y, đang đặt ra cho các nhà quản lý cần phải có cách thức để kiểm soát vấn đề này.

Tu vu an VN Pharma: Bac si nhan “hoa hong” la toi loi
 

Theo hồ sơ vụ án, Ngô Anh Quốc - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VN Pharma (viết tắt là VN Pharma) đã chỉ đạo nhân viên chi “hoa hồng” cho các bác sĩ tại bệnh viện, để bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc do Công ty VN Pharma nhập khẩu.

Quá trình điều tra, Ngô Anh Quốc đã giao nộp cho cơ quan điều tra một số giấy biên nhận chi tiền “hoa hồng” với số tiền lên đến 7,5 tỷ đồng.

Các bị cáo đều khai mục đích việc nâng khống giá thuốc trên hợp đồng nhập khẩu thuốc để lấy tiền chi phí cho việc bán thuốc vào các bệnh viện.

Theo Dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh- Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trước khi các lãnh đạo của Công ty VN Pharma bị bắt, một số loại thuốc của công ty này đã vào các bệnh viện qua đường đấu thầu.

Các loại thuốc này đều đã được cơ quan quản lý kiểm định chất lượng. Vấn đề chi 7,5 tỷ đồng tiền “hoa hồng” cho bác sĩ của các bệnh viện để kê đơn thuốc, Dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định: “Trong quy định của bệnh viện, bác sĩ, dược sĩ không được nhận “hoa hồng” của công ty dược, công ty sản xuất thuốc nào, chứ không chỉ riêng Công ty VN Pharma”.

Thực tế, trước đây, việc các hãng dược phẩm lớn chi “hoa hồng” như Công ty VN Pharma nói trên, quà biếu hậu hĩnh cho các bác sĩ kê đơn thuốc cũng đã được nhắc đến, gây bức xúc trong dư luận.

Chiến thuật của các hãng dược là làm sao để các bác sĩ kê đơn những loại thuốc đắt tiền của mình, thay vì những loại thuốc khác cùng loại cũng tốt không kém nhưng rẻ hơn.

Gần đây nhất là cuối tháng 2.2017, dư luận cũng bức xúc vụ việc một bác sĩ ở Bệnh viện quận 5, TP.HCM viết thư tay khi không nhận được đủ “hoa hồng” trên số lượng sản phẩm mà ông này kê toa cho bệnh nhân.

Toa đó không phải là thuốc chữa bệnh, mà là một loại thực phẩm chức năng nhưng được kê thường xuyên cho bệnh nhân.

Mặc dù Bệnh viện quận 5 đã thực hiện kê toa thuốc trên phần mềm điện tử để giám sát, quản lý việc kê toa của bác sĩ, nhưng bác sĩ này không thực hiện mà kê toa trực tiếp vào sổ khám bệnh của bệnh nhân nên bệnh viện không phát hiện ra.

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1– TP.HCM, chuyện chi “hoa hồng” ảnh hưởng đến việc kê toa của bác sĩ là một thực trạng tồn tại ở một số bệnh viện, đối với một số bác sĩ.

Việc này cũng ảnh hưởng đến uy tín của những bác sĩ chân chính, là nỗi đau của những bệnh nhân nghèo. Đặc biệt là có những loại thuốc kém chất lượng.

Hiện nay, đấu thầu thuốc đã hạn chế được một phần của hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với các loại bệnh phải điều trị nhiều bằng thuốc, hoặc một số bệnh đặc trưng, bệnh phải điều trị thuốc đắt tiền thì kể cả kê đơn bằng máy tính vẫn có thể bị lạm dụng. Vì vậy, công tác kê toa phải được kiểm soát thường xuyên để nhận biết dấu hiệu sai phạm này.

Trở lại vụ việc của Công ty VN Pharma, HĐXX đã kiến nghị Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao làm rõ hành vi chi "hoa hồng" cho các bác sĩ tại nhiều bệnh viện lên tới 7,5 tỷ đồng và các cán bộ Cục quản lý Dược, Bộ Y tế nếu có hành vi sai phạm thì xử lý theo quy định.

Dược sĩ Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, làm giả thuốc điều trị cho người bệnh là một tội ác. Và hưởng hoa hồng để kê đơn thuốc đó, kể cả cho nhập thuốc đó là đã tiếp tay cho việc này, cần phải được điều tra làm rõ.

“Các bác sĩ nhận “hoa hồng”, đó là tội lỗi, cần phải xử lý. Nhưng còn liệu ngoài việc chi “hoa hồng” cho bác sĩ, còn chi cho ai khác nữa không, để có thể có được visa, có số đăng ký thuốc nhanh như vậy”, đại biểu Quốc hội đặt nghi vấn.

Từ vụ việc Công ty VN Pharma chi “hoa hồng” hàng tỷ đồng để được kê đơn đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về lương tâm y bác sĩ, những người công tác trong ngành y.

Trách nhiệm quản lý là một phần, nhưng nếu bác sĩ không rèn luyện y đức, không đặt tình thương và quyền lợi của bệnh nhân lên trên hết thì hình ảnh “thầy thuốc như mẹ hiền” là niềm hy vọng về sự sống của người bệnh, cũng sẽ trở thành kẻ tiếp tay cho thần chết.


VN Pharma buôn lậu thuốc chữa ung thư giả, Bộ Y tế nói gì?

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa đưa ra các ý kiến liên quan tới vụ án xét xử lãnh đạo Công ty Cổ phần VN Pharma thực hiện hành vi nhập thuốc chữa ung thư giả.

Trước thông tin xét xử dàn lãnh đạo Công ty Cổ phần VN Pharma trong vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức đang gây nóng dư luận nhiều ngày nay, Bộ Y tế vừa có ý kiến.
Theo đó, sau khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án, Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm khắc, theo đúng pháp luật, không bao che đối với những đơn vị, cá nhân vi phạm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (nếu có).

VN Pharma nhập thuốc giả: Lời khai “nực cười” của các bị cáo

(Kiến Thức) - Trong phần xét hỏi bị cáo phiên sơ thẩm vụ án nhập khẩu thuốc chữa ung thư giả của VN Pharma, các bị cáo khai quanh co, nhập nhèm đến khó tin.

VN Pharma nhap thuoc gia: Bao bien “nuc cuoi” cua bi cao
Về việc VN Pharma nhập lô thuốc chữa ung thư giả, trong phiên xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) khai trước tòa: “Bị cáo mua sản phẩm này cũng giống mua sản phẩm khác. Khi thực hiện có những việc không chuẩn, nhưng bị cáo khẳng định đây là sản phẩm kinh doanh bình thường, không có gì đặc biệt mà làm giả hoặc buôn lậu…” Ảnh gốc: Hữu Khoa/Tuổi Trẻ. 
VN Pharma nhap thuoc gia: Bao bien “nuc cuoi” cua bi cao-Hinh-2
Về kết quả giám định của Bộ Y tế về số thuốc H-Capita chứa 97% hoạt chất Capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người, bị cáo Hùng khẳng định, "Nguyên tắc tạp chất là tự phát sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và nồng độ 97% tạp chất không gây ảnh hưởng, nguy hiểm đến người sử dụng". Ảnh bị cáo trước khi bị bắt (nguồn: Vn Pharma).

Phiên tòa VN Pharma nhập thuốc chữa ung thư dởm và nỗi đau thật

Tôi nhắc lại một câu chuyện riêng, nhưng có lẽ chúng ta đều thấu hiểu những gia đình không may có người mắc ung thư.

Cha tôi là một bệnh nhân ung thư và qua đời vì căn bệnh này. Tôi đã nếm trải những năm tháng cha mình nằm viện triền miên sau những năm chiến tranh khi ông ở chiến trường ra Bắc với cơ man bệnh nan y.

Năm 1974, cha tôi được bệnh viện Hữu Nghị mời các giáo sư đến hội chẩn và kết luận bị K ở giai đoạn cuối. Do biết tiếng Pháp nên ông nghe được họ nói gì. Nhưng là người chịu đựng giỏi, ông đã giấu không nói với gia đình mà chỉ nói riêng với em trai, nhờ chú tôi sau này cưu mang một trong ba anh em tôi khi ông qua đời.