Từ Hy Thái hậu, tầm nhìn kinh điển, vô cùng chuẩn xác

Vào cuối triều đại nhà Thanh, người nắm quyền tối cao của Thanh triều là Từ Hy Thái hậu. Khi còn cầm quyền, bà đã ký rất nhiều hiệp ước, bồi thường để “bênh vực” quyền cai trị tuyệt đối của mình.

Lý Hồng Chương, một quan đại thần vào năm Đạo Quang thứ 27. Trong thời gian làm quan, Lý Hồng Chương gặp phải bạo loạn Thái Bình Thiên Quốc, nhờ sự giúp đỡ của Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương thành lập nên Hoài quân.

Tu Hy Thai hau, tam nhin kinh dien, vo cung chuan xac

Đây cũng chính là lực lượng vững chắc để chống lại đội quân của Thái Bình Thiên Quốc lúc bấy giờ và đã có những đóng góp to lớn. Đối với một tài năng như vậy, Từ Hy tất nhiên là phải gọi ông vào cung để khen ngợi.

Đây là lần gặp gỡ đầu tiên của Lý Hồng Chương với Từ Hy Thái hậu. Ban đầu ông định bày tỏ quan điểm của mình về hiệu quả chiến đấu của quân Thanh và kế hoạch chi tiết về tình hình đất nước, nhưng kết quả khiến ông rất thất vọng rất nhiều.

Từ Hy Thái hậu dường như không quan tâm đến kế hoạch của ông và không cho ông bất kỳ cơ hội để thể hiện ý kiến của mình, mà chỉ muốn nói đến những chuyện vặt vãnh thường ngày với ông và ban thưởng cho ông.

Tu Hy Thai hau, tam nhin kinh dien, vo cung chuan xac-Hinh-2

Sau khi trở về nhà, gia đình nghĩ rằng ông ấy sẽ rất hạnh phúc khi được Từ Hy Thái hậu ban thưởng nhưng Lý Hồng Chương nói với con trai trong sự thất vọng: "Có vẻ thao lược, nhưng lại vô năng". Câu này có nghĩa là, Từ Hy Thái hậu nhìn thì có vẻ là một người rất lợi hại, tài giỏi nhưng thực tế cũng chỉ là người bình thường, chẳng có tài cán gì đặc biệt.

Tu Hy Thai hau, tam nhin kinh dien, vo cung chuan xac-Hinh-3

Từ những hành vi trong mấy chục năm sau này của Từ Hy có thể thấy con mắt tinh đời của Lý Hồng Chương nhìn người quá chuẩn. Tuy nắm trong tay triều đình nhà Thanh nhưng tư tưởng lại rất bảo thủ, phong kiến, năng lực cũng hạn chế, chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lợi và địa vị thống trị của bản thân mà không hề quan tâm đến lợi ích quốc gia.

Cuối cùng vương triều nhà Thanh tồn tại suốt hơn 200 năm phải rơi vào con đường diệt vong không thể cứu vãn nổi. Chỉ bằng 8 chữ mà Lý Hồng Chương đã đánh giá chuẩn xác về con người của Từ Hy.

Vị phi tần sống thọ nhất lịch sử nhà Thanh là ai?

Định tần sống thọ tới 97 tuổi, trở thành phi tần có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử nhà Thanh, có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn với con cháu sum vầy.

Vào thời Khang Hi đế nhà Thanh, có một vị phi tần vô cùng đặc biệt. Bà không hơn thua tranh đấu, không vọng tưởng sân si, may mắn sinh cho hoàng thượng một vị Hoàng tử rồi sống an nhàn đến tận 96 tuổi, trở thành phi tần thọ nhất trong 300 năm lịch sử nhà Thanh.

Con trai bà cũng thừa hưởng tính tình tốt đẹp của mẹ, an phận mà sống đến gần 80 tuổi, trở thành hoàng tử thọ nhất trong các con trai của hoàng đế Khang Hi. Vị phi tần đó chính là Định phi Vạn Lưu Cáp thị.

Vi phi tan song tho nhat lich su nha Thanh la ai?

Dù không được Khang Hy sủng ái, song Định tần vẫn có cuộc sống yên ổn trong hậu cung.

Định phi Vạn Lưu Cáp thị sinh vào năm Thuận Trị thứ 18 (1661), cha bà là Lang trung Đà Nhĩ Bật. Xuất thân của Vạn Lưu Cáp thị không hề cao, gia tộc bà thuộc tầng lớp Bao y, nhiều đời làm việc tại Tân Giả khố.

Năm 14 tuổi, Nội vụ phủ chọn Vạn Lưu Cáp thị tham gia tuyển tú, bà nhập cung và trở thành quan nữ tử. Với dung mạo vượt trội so với các cung nữ khác nên đã lọt vào mắt xanh của Hoàng đế. Sau khi được sủng hạnh, Vạn Lưu Ha thị có được vị trí thấp bé trong hậu cung rộng lớn.

Thời kỳ đầu của nhà Thanh, trong hậu cung chưa có hệ thống phân vị cụ thể, chính vì thế bà chỉ nhận được danh hiệu Thứ phi và không có phong hiệu chính thức.

Vào năm Khang Hi thứ 24, Vạn Lưu Ha thị 26 tuổi đã hạ sinh một vị hoàng tử, xếp thứ 12 và đặt tên là Dận Đào.

Vì xuất thân quá thấp, bà không có quyền nuôi dưỡng Thập nhị Hoàng tử, nên Hoàng đế Khang Hi đã giao lại con trai này cho Tô Ma Lạt Cô chăm sóc.

Tô Ma Lạt Cô là thị nữ hầu hạ thân cận của Hiếu Trang thái hậu, tuy nói là thị nữ nhưng bối phận của bà ở trong cung rất cao, được nhiều người trong Hoàng tộc tôn kính. Việc Khang Hi đem Dận Đào giao cho Tô Ma Lạt Cô nuôi dưỡng chứng minh ông rất coi trọng tương lai của vị Hoàng tử này.

Vi phi tan song tho nhat lich su nha Thanh la ai?-Hinh-2

Nàng Vạn Lưu Ha Thị đã có một cuộc sống hạnh phúc.

Sau khi sinh Dận Đào, tuổi tác Vạn Lưu Cáp thị ngày càng tăng trong khi ân sủng ngày càng giảm, nhưng điều ấy chẳng khiến bà thấy muộn phiền. Có thể nói trời sinh tính tình Vạn Lưu Cáp thị không ganh đua nên dù không có được lòng vua, bà vẫn vui vẻ lạc quan mà sống, thân thể khỏe mạnh hơn rất nhiều so với các phi tần cùng lứa.

Mãi cho đến năm Khang Hi thứ 57, Vạn Lưu Cáp thị mới được Khang Hi phong làm Tần. Có ai ngờ bà lại trở thành chủ vị một cung khi đã gần 60 tuổi cơ chứ? Đáng buồn là phân vị của Vạn Lưu Cáp thị cũng dừng lại ở đó mãi cho đến khi Ung Chính lên ngôi, thấy bà tính tình khiêm nhường, ôn hòa mà vẫn ở tước Tần quá lâu nên tấn tôn bà lên làm Phi.

Tuy hành trình thăng chức rất chậm, nhưng bù lại cuối đời Định phi sống trong an nhàn và hạnh phúc - điều mà rất nhiều nữ nhân trong Tử Cấm Thành mong mỏi. Bà được phép rời khỏi cung, về sống ở phủ đệ của con trai Dận Đào (tức Lý Thân vương phủ), hưởng niềm vui tuổi già bên cháu chắt.

Đến thời Càn Long, tuy không được tôn phong nhưng mỗi khi có dịp quan trọng, Càn Long đều mời bà vào cung tham dự. Thậm chí năm Vạn Lưu Cáp thị mừng đại thọ 90 tuổi, Càn Long còn đích thân đến Lý Thân vương phủ làm thơ để chúc thọ bà.

Đến năm Càn Long thứ 22 (1757) thì qua đời, thọ 96 tuổi. Bà sống qua 4 đời đế vương: Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chính và Càn Long, trở thành phi tần thọ nhất trong lịch sử nhà Thanh.

Những bí mật không phải ai cũng biết của các phò mã triều đại nhà Thanh

Làm con rể của dòng dõi Hoàng thân, những phò mã nhà Thanh cũng có những điều khó nói “không biết chia sẻ cùng ai”.

"Con gái của Hoàng đế không lo gả" – câu nói với hàm ý về việc được làm phò mã, được sống cuộc sống giàu sang là mơ ước của biết bao chàng trai trong thiên hạ.

Sau cái danh phò mã cao quý khiến nhiều người ngưỡng mộ và ao ước, những chàng phò mã dưới triều Thanh lại có một cuộc sống chẳng dễ dàng gì.

Vậy điều gì đã khiến những chàng phò mã triều Thanh này trở lên “khó sống” như vậy? Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp lí giải cho câu hỏi này.

Chế độ "thử" phò mã

Để trở thành con rể của các vị Hoàng đế nhà Thanh, những phò mã sẽ phải trải qua nhiều bài kiểm tra khắt khe của hoàng tộc.

Các phò mã phải vượt qua "chế độ thí hôn" thì mới có thể kết hôn với Các cách nhà Thanh. - Ảnh minh họa.

Dưới thời nhà Thanh, các nam tử hoàng tộc phải thành hôn trước năm 15 tuổi. Đối với các công chúa, độ tuổi gả chồng còn có thể sớm hơn.

Triều Thanh có "chế độ thí hôn" để thử thách các chàng phò mã. "Thí hôn cách cách" – cung nữ được Thái hậu và Hoàng hậu đặc biệt tuyển chọn sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe của phò mã.

"Thí hôn cách cách" sẽ được phái đi "động phòng" với phò mã một đêm. Vào ngày hôm sau, người này sẽ bẩm báo lại với Thái hậu và Hoàng hậu xem phò mã có gặp phải vấn đề sinh lý gì khó nói hoặc có bệnh kín nào hay không.

Nếu sức khỏe của những vị phò mã bình thường, Hoàng đế mới đồng ý gả Cách cách cho họ. Sau đó, “thí hôn các cách” sẽ trở thành tiểu thiếp hoặc thị nữ thân cận của phò mã đó.

Muốn gặp nhau phải… xin phép!

Cách cách nhà Thanh sau khi xuất giá sẽ ở tại phủ đệ do vua cha ban tặng. Phò mã sẽ tách khỏi gia đình và chuyển đến đây sống cùng vợ nhưng sẽ ở một khu riêng biệt tại ngoại viên.

Dù đã kết hôn nhưng phò mã và cách cách vẫn không được phép gặp gỡ và sinh hoạt vợ chồng nếu như chưa có tuyên chiếu của nhà vua. Các cách cách cũng không thể tự ra tuyên chiếu để gặp chồng mình.

Để gặp được vợ mình, các phò mã cần phải có tuyên chiếu của nhũ mẫu. - Ảnh minh họa.

“Nhũ mẫu” là người có đặc quyền đưa ra tuyên chiếu. Nếu muốn được gặp vợ, phò mã sẽ phải bỏ ra một số tiền bạc lớn để đưa cho nhũ mẫu. nếu không có đồ “hối lộ”, các phò mã không những không được gặp vợ mà còn bị nhũ mẫu sỉ vả và báo về hoàng cung.

Do chế độ này nên con của các vị phò mã hầu hết là do tiểu thiếp sinh. Cách cách nhà Thanh cũng vì thế mà 10 người thì đến 9 người sinh u uất rồi qua đời.

Nếu công chúa không may qua đời trước, những vị phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ và trao trả toàn bộ gia tài cho hoàng cung.

Người phò mã “may mắn” nhất của triều Thanh có lẽ chỉ có mình Phong Thân Ân Đức - con trai của Hòa Thân.

Phong Thân Ân Đức được vua Càn Long gả cô con gái mà ông yêu mến nhất là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa cho. Thế lực gia đình cùng với hậu thuẫn vững chắc từ hoàng gia đã giúp con trai Hòa Thân có một cuộc sống sung túc.

Sau này, dù gia tộc họ Hòa bị Gia Khánh tiêu diệt nhưng cách cách và phò mã Hòa gia vẫn được ban cho một phủ đệ để sinh sống yên ổn đến cuối đời. Đây chính là vị phò mã “sung sướng” nhất dưới triều đại nhà Thanh.