Từ 1/7/2024, lương công chức cao nhất vượt mốc 21 triệu đồng/tháng

Cải cách tiền lương, xây dựng bảng lương mới, mức lương cơ bản với số tiền cụ thể áp cho từng vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương nêu việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132.000 tỷ đồng. Thêm nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430.000 tỷ đồng.

Như vậy đã có 562.000 tỷ đồng được bố trí, đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 27.

Thông tin cơ bản về kế hoạch, Bộ Nội vụ cho hay, từ thời điểm thực hiện cải cách, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).

Mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm hàng năm, mức bình quân tính từ 2025 là khoảng 7%/năm.

Một trong những điểm đột phá của chính sách tiền lương mới là việc bỏ công thức tính lương theo lương cơ sở, hệ số, ngạch bậc như lâu nay. Thay vào đó sẽ có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Mỗi chức vụ sẽ có một mức lương cụ thể, thể hiện rõ thứ bậc. Bên cạnh đó, quan hệ tiền lương cũng được mở rộng từ biên độ 1-2,34-10 lên 1-2,68-12.

Theo đó, lương trung bình của công chức, viên chức trình độ đại học có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.

Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng. Chỉ tính riêng việc tăng hệ số lên 2,68 thì lương của nhóm công chức viên chức mới vào làm ít nhất cũng đạt mức gần 5 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức ở bậc 3, tương ứng với chuyên gia cao cấp cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức diện này dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng hiện áp dụng.

Cũng tính riêng phần tăng hệ số, thì mức lương của nhóm lao động khu vực công này sẽ tăng vượt mốc 21 triệu đồng/tháng.

Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương và 10% tiền thưởng.

Theo Nghị quyết 27, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp theo nghề; Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính; Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Covid-19: Người nước ngoài tự chi trả chi phí khám, chữa bệnh

(Kiến Thức) - Người bị cách ly Covid-19 sẽ không được hưởng mức hỗ trợ tiền ăn khi cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp. Người nước ngoài tự chi trả chi phí khám, điều trị.

Nghị quyết số 37/NQ-CP về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/3/2020.
Người cách ly y tế phòng dịch Covid-19 tiếp tục được hỗ trợ tiền ăn

Tự hào bạn trai lương 70 triệu, mở ví xem thử mà tôi sợ...

Tôi thực sự câm nín không biết đáp lại thế nào.

Phụ nữ ai chẳng muốn tìm một người yêu có công việc ổn định, mức lương cao, điều kiện kinh tế vững chắc để làm chỗ nương tựa. Không phải phụ nữ thích dựa dẫm vào đàn ông mà do đặc thù. Sau này còn phải sinh con, chăm con nhỏ, đồng thời dành nhiều thời gian hơn làm việc nhà, nếu chồng không kiếm ra tiền thì rất khổ.

Khi nhìn bảng lương của Thành, bạn trai mình, tôi phải tròn mắt kinh ngạc. Cả lương và thưởng của anh mỗi tháng cũng phải đến 70 triệu đồng. Ban đầu quen nhau, thấy anh đi chiếc xe SH, biết địa chỉ công ty anh làm việc, tôi áng chừng anh có điều kiện kinh tế. Nhưng không ngờ Thành lương cao đến thế. Vậy thì sau này tôi có ở nhà trông hai, một mình chồng đi làm cũng dư dả rồi.