Từ 15/9, du khách đến thác Bản Giốc có thể đi qua Trung Quốc

Ngày 15/9, Việt Nam và Trung Quốc sẽ vận hành thí điểm cho du khách tham quan lại khu cảnh quan hai bên. Thời gian vận hành thí điểm tính từ ngày 15/9/2023 đến ngày 14/9/2024

 
Tu 15/9, du khach den thac Ban Gioc co the di qua Trung Quoc
Thác Bản Giốc được xem là một trong những thác nước đẹp nhất thế giới. 
Theo Văn phòng Thường trực Ủy ban điều phối thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Đức Thiên) Việt Nam-Trung Quốc tỉnh Cao Bằng, đơn vị đã thống nhất với Sở Văn hóa và Du lịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc mở lối mở Bản Giốc-Đức Thiên và vận hành thí điểm cho du khách tham quan lại khu cảnh quan hai bên.
Hai bên thống nhất cùng tổ chức Lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc của Việt Nam và Đức Thiên của Trung Quốc tại Trạm kiểm soát khu vực mốc 834/1 vào ngày 15/9/2023.
Thời gian vận hành thí điểm tính từ ngày 15/9/2023 đến ngày 14/9/2024. Trong thời gian vận hành thí điểm, du khách hai nước thực hiện đăng ký trước theo hình thức đoàn ra, đoàn vào, số lượng mỗi đoàn không quá 20 người. Về phương án quản lý, tại các lối đi chính và điểm tham quan, phía Việt Nam lắp đặt các trạm gác, camera giám sát, bố trí biển báo.
Thời gian dừng chân của mỗi đoàn tại phía bạn không vượt quá 5 giờ, nghiêm cấm du khách lưu trú trái phép. Du khách sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành xuất nhập cảnh để đi vào khu cảnh quan hai bên. Trong thời gian vận hành thí điểm, miễn thu vé vào cổng đối với du khách từ phía Việt Nam đi vào phía Trung Quốc, đơn vị tổ chức đoàn phía Việt Nam phải mua bảo hiểm cho du khách trước khi vào khu cảnh quan phía Trung Quốc, các dịch vụ khác phải tự chi trả theo chi phí thực tế.
Du khách từ phía Trung Quốc vào phía Việt Nam phải mua vé, giá vé là 70.000 đồng/người/lần (đã bao gồm bảo hiểm, không bao gồm các phí dịch vụ khác). Đối với việc thực hiện thủ tục mở lối mở, hai bên tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên theo quy định; tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền việc vận hành thí điểm cho du khách hai bên qua lại khu cảnh quan.

Đi Buôn Ma Thuột sống ảo ở đâu chuẩn châu Âu?

Buôn Ma Thuột luôn để lại dấu ấn khó phai với khách du lịch qua văn hóa ẩm thực phong phú và nhiều địa điểm du lịch đầy thu hút.

Di Buon Ma Thuot song ao o dau chuan chau Au?
 Nằm trong top những điểm check in Buôn Ma Thuột phải kể đến Bảo tàng thế giới cà phê. Ảnh: Bùi Huy Khang

Du khách mặc áo cờ đỏ sao vàng “check in” bên thác Bản Giốc

Mỗi du khách khi tới thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đều trầm trồ, khen ngợi và thốt lên rằng 'sao lại đẹp đến vậy!'.

Du khach mac ao co do sao vang
Thác Bản Giốc được xem là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là thác nước lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia.
Du khach mac ao co do sao vang
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Thác Bản Giốc được chia làm 2 phần là thác chính (thác cao) và thác phụ. Nếu đi từ phía ngoài vào thì phía bên trái được gọi là thác phụ và phía bên phải gọi là thác chính.

Công viên địa chất Cao Bằng- “viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc.

Là vùng địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng không chỉ giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh mà còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Ẩn sâu trong lòng vùng đất này là những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc và là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng. Nổi bật là Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” của vùng Đông Bắc.

Cong vien dia chat Cao Bang- “vien ngoc xanh” cua vung Dong Bac.
 Thác Bản Giốc - một trong những điểm di sản thuộc CVĐCTC Non nước Cao Bằng.

“Viên ngọc” quý

Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng được thành lập vào tháng 12/2015. Sau 3 năm thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch hành động nhằm bảo tồn các giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa..., đến tháng 4-2018, Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng gia nhập Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) của UNESCO, với tên gọi chính thức là Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.
CVĐCTC Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.683km2, trải dài trên địa bàn thành phố Cao Bằng và 7 huyện: Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang và một phần các huyện Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Tại đây có 130 điểm di sản địa chất được đánh giá là có giá trị nổi trội về địa hình, cảnh quan đá vôi đa dạng với các dãy núi hình tháp, nón, các thung lũng, hang động, hệ thống sông - hang ngầm liên thông. Cùng với đó là các hóa thạch cổ sinh, các loại hình khoáng sản... minh chứng cho lịch sử phát triển kéo dài hơn 500 triệu năm.
Bên cạnh giá trị về địa chất địa mạo, CVĐCTC Non nước Cao Bằng còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, núi Mắt Thần, Khu sinh thái Phja Oắc, Phja Đén... Hệ thống 214 di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng cho thấy bề dày lịch sử của Cao Bằng.
Đặc biệt, đây còn là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô... với hơn 2.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó “Thực hành then Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là những thế mạnh để Cao Bằng phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch cộng đồng...
Ngoài ra, với đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) dài 333km trong đó phần lớn nằm trong khu vực CVĐCTC Non nước Cao Bằng nên rất thuận lợi trong việc hợp tác, phát triển các loại hình du lịch biên giới bằng nhiều hình thức như du lịch đỏ, du lịch bằng xe tự lái, du lịch xuồng mạo hiểm hay biểu diễn thực cảnh xuyên biên giới... Những sản phẩm du lịch độc đáo này đã làm nên sắc màu đặc trưng của “viên ngọc quý” CVĐCTC Non nước Cao Bằng.
Phát triển du lịch “xanh” và bền vững
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng du lịch “xanh” và bền vững, theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng Trương Thế Vinh, yếu tố then chốt đầu tiên là phải dựa vào chính cộng đồng bản địa. Nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại CVĐCTC Non nước Cao Bằng đã được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế như điểm du lịch cộng đồng dân tộc Nùng Pác Rằng (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa); Bản dân tộc Lô Lô, xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc); Bản dân tộc Tày Khuổi Ky xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh... Nhờ phát huy giá trị di sản kết hợp với xây dựng sản phẩm du lịch, các làng du lịch cộng đồng này đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững và tăng cường sự hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa, lịch sử đối với du khách.
Trong quá trình phát triển du lịch, nhiều ngôi làng đã được địa phương và các tổ chức phi chính phủ đầu tư về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch như làng hương Phja Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Hòa) được đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, biển bảng thuyết minh; một số gia đình được hỗ trợ làm homestay, cải tạo mái nhà âm dương, nhà vệ sinh; bà con được tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng, làm clip quảng bá điểm đến. Làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) được đầu tư xây dựng 1 ngôi nhà văn hóa cộng đồng, xây cầu vào làng, 14 hộ được hỗ trợ xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch, lối đi...
Với 130 điểm di sản địa chất, cảnh quan, văn hóa - lịch sử được chia thành 22 cụm, hiện nay, tại CVĐCTC Non nước Cao Bằng đã hình thành và đưa vào khai thác 4 tuyến du lịch mang lại hiệu quả cao. Đó là các tuyến: “Khám phá Phja Oắc - vùng núi của những đổi thay”, “Hành trình về nguồn cội”, “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” và “Một thời hoa lửa”. Tại các tuyến du lịch này, du khách có thể trải nghiệm hơn 60 điểm tham quan được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn gồm biển thông tin, chỉ dẫn; pano quảng bá, bãi đỗ xe, điểm dừng chân ngắm cảnh...
Sự hình thành 4 tuyến du lịch nói trên giúp các tour tuyến được tổ chức một cách bài bản, tăng thời gian lưu trú và cơ hội trải nghiệm cho du khách. Song song với đó, các nhà hàng, homestay, khách sạn, làng nghề... trong vùng CVĐCTC cũng trở thành những “đối tác” hoạt động hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của CVĐCTC Non nước Cao Bằng gắn với phát triển du lịch “xanh” và bền vững, đưa nơi đây thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn, độc đáo.