TT Putin: EU cản trở, Nga rút khỏi dự án South Stream

(Kiến Thức) - Do sự thiếu thiện chí từ EU, Nga buộc lòng phải rút khỏi dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream, Tổng thống Putin cho hay.

“Chúng tôi nghĩ rằng, lập trường của Ủy ban châu Âu (EU) là có xu hướng gây cản trở với chúng tôi. Thực tế, EU không giúp thực hiện dự án này. Theo như chúng tôi thấy, các trở ngại còn được tạo ra trong giai đoạn này. Vâng, nếu châu Âu không muốn dự án được thực hiện, nó sẽ không được tiến hành”, Tổng thống Putin phát biểu sau cuộc họp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Tổng thống Vdimir Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp gỡ ở Ankara ngày 1/12/2014.
Tổng thống Vdimir Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp gỡ ở Ankara ngày 1/12/2014.
Sau đó, ông nhấn mạnh: “Nga không thể bắt đầu xây dựng các hạng mục dự án này trên biển cho tới khi chúng tôi nhận được sự chấp thuận của Bulgaria”.
Chính vì vậy, do sự thiếu thiện chí của EU, Nga sẽ chuyển hướng giao khí đốt sang các khu vực khác trên thế giới. “Khí đốt của Nga sẽ được chuyển giao sang các khu vực khác trên thế giới thông qua việc thúc đẩy công tác thực hiện các dự án khác. Chúng tôi tin, điều này sẽ không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của châu Âu cũng như làm tổn hại tới mối quan hệ hợp tác giữa chúng tôi. Đó là sự lựa chọn của họ”, ông Putin nói.
Dự án xây dựng đường ống khí đốt South Stream (Dòng chảy phương Nam) sẽ vận chuyển khí đốt của Nga theo 2 hướng: xuyên qua vùng Biển Đen để tới Bulgaria; chuyển qua Serbia, Hungary và Slovenia tới Áo. Tập đoàn Gazporm bắt đầu xây các hạng mục trên đất liền hồi năm 2012.

Xem nữ quân nhân xinh đẹp trong lực lượng vũ trang Ukraine

(Kiến Thức) - Nữ giới tham gia ngày càng nhiều trong lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả Vệ binh Quốc gia cũng như lực lượng Quân đội nước này.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine vừa làm lễ kết nạp các nữ binh sĩ mới vào lực lượng này.
 Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine vừa làm lễ kết nạp các nữ binh sĩ mới vào lực lượng này.

Mariupol tan hoang sau các cuộc tấn công của phe ly khai

(Kiến Thức) - Người dân thành phố cảng Mariupol, miền đông Ukraine đã chứng kiến các cảnh tượng thảm khốc, hậu quả của những vụ tấn công thảm khốc.

Tình hình chiến sự ở miền đông có lẽ chưa thực sự lắng dịu lại một ngày nào cả. Cả phe ly khai và lực lượng chính phủ vẫn liên tục tố nhau vi phạm Thỏa thuận ngừng bắn Minsk khi liên tục bắn phá về phía nhau. Tình cảnh này cũng liên tục xảy ra ở thành phố cảng chiến lược Mariupol.
 Tình hình chiến sự ở miền đông có lẽ chưa thực sự lắng dịu lại một ngày nào cả. Cả phe ly khai và lực lượng chính phủ vẫn liên tục tố nhau vi phạm Thỏa thuận ngừng bắn Minsk khi liên tục bắn phá về phía nhau. Tình cảnh này cũng liên tục xảy ra ở thành phố cảng chiến lược Mariupol.

Cận cảnh binh sĩ Ukraine chặn đứng ly khai ở sân bay Donetsk

(Kiến Thức) - Những binh sĩ Ukraine cố thủ tại sân bay Donetsk khiến phe ly khai không thể hoàn toàn làm chủ sân bay này.

Sân bay quốc tế ở Donetsk trở thành mục tiêu chiến lược đối với cả phe ly khai thân Nga và phe quân đội chính phủ. Sân bay này ngày đêm hứng chịu các đợt pháo kích liệt từ cả hai phe. Phe dân quân tự vệ ly khai ra sức nã đạn vào bên trong khu vực sân bay trong khi quân chính phủ đang cố thủ ở các căn hầm của nơi này.
 Sân bay quốc tế ở Donetsk trở thành mục tiêu chiến lược đối với cả phe ly khai thân Nga và phe quân đội chính phủ. Sân bay này ngày đêm hứng chịu các đợt pháo kích liệt từ cả hai phe. Phe dân quân tự vệ ly khai ra sức nã đạn vào bên trong khu vực sân bay trong khi quân chính phủ đang cố thủ ở các căn hầm của nơi này.