TSKH Phan Xuân Dũng: Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0?

(VietnamDaily) - Trong cuốn “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm”, TSKH Phan Xuân Dũng đã trả lời cho các hàng loạt câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu, chúng ta hành động như thế nào… trong cuộc cách mạng 4.0.

Cuộc cách mạng hội tụ và tiết kiệm

Thời gian gần đây, cụm từ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, “cách mạng công nghiệp 4.0”… xuất hiện nhiều đến nỗi bất cứ bài phát biểu hay báo cáo… nếu thiếu cụm từ này sẽ cảm giác chưa đầy đủ, chưa bắt kịp thời đại. Nhưng cách mạng công nghiệp bắt nguồn từ đầu, bản chất đặc trưng, tính chất, sự ảnh hưởng của nó gồm những nội dung gì, các ứng ứng xử với cuộc cách mạng lần này ra sao và đặc biệt Việt Nam ở đâu và phải làm gì?...

Tất cả các câu hỏi đó đã thôi thúc TSKH Phan Xuân Dũng đi tìm câu trả lời.

TSKH Phan Xuan Dung: Viet Nam dang o dau trong cuoc cach mang 4.0?-Hinh-3
  Cuốn sách "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm" do NXB Khoa học và Kỹ thuật xuất bản. 
Để tìm câu trả lời tác giả dẫn dắt người đọc đi xuyên qua các cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong tiến trình phát triển của thế giới để từ đó làm bật lên vai trò và vị thế của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư.

Đó là cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất; CMCN lần thứ hai gắn liền với quá trình điện khí hóa sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà; CMCN lần thứ ba với công nghiệp chế tạo ngày càng được số hoá. Cuối cùng là CMCN lần thứ 4 được tác giả mạnh dạn khẳng định dưới góc nhìn rất mới: Đây là cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm.

TSKH Phan Xuân Dũng phân tích cuộc CMCN lần thứ tư này chính là cuộc cách mạng dựa trên các công nghệ nền tảng: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, các robot thông minh và internet kết nối vạn vật…; là cuộc cách mạng được đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa thực và ảo của các lĩnh vực như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo, người máy, tích hợp con người- máy móc…

“Một thế giới mà sự phân loại của các công nghệ chỉ là tương đối, khó mà tách biệt vì chúng quyện lẫn với nhau, tích hợp với nhau, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Đặc biệt, bối cảnh ra đời và thực tế đang diễn ra đã chứng minh mục đích cuộc cách mạng này là kiết kiệm trí tuệ nhân tạo và sức lao động, thời gian và không gian, tài nguyên và môi trường… Chính vì lẽ đó mà chúng tôi gọi cuộc cách mạng lần này là cuộc cách mạng của sự tiết kiệm”, TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Tác phẩm "Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm" do NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành. 

Sách dày 247 trang với 4 phần: 
- Phần 1 giới thiệu các cuộc cách mạng công nghiệp lớn. 
- Phần 2 cung cấp những nội dung chính về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
- Phần 3 giới thiệu chính sách của một số nước với cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Phần 4 giới thiệu Việt Nam với cuộc cách mạng 4.0. 
 

 Việt Nam đang ở đâu, muốn gì và hành động thế nào?

Không chỉ truyền tải thông điệp CMCN lần thứ 4 là cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm, TSKH Phan Xuân Dũng còn chỉ ra cho chúng ta biết Việt Nam muốn gì? đang ở đâu? sẽ tiếp cận và hành động như thế nào?

Tác giả cho biết, Việt Nam đã và đang tận dụng thành quả của cuộc cách mạng 4.0 và bước đầu đã có một số kết quả trong một số lĩnh vực. Ví dụ, trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo Việt Nam đã có một số sản phẩm như hệ thống sẵn mạng dữ liệu được các ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng để định vị thương hiệu, để thống kê phân tích số liệu văn bản với số lượng lớn kê tới vài tỷ byte…

Tương tự, trong ứng dụng công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), Viettel đang nghiên cứu ứng dụng cho giao thông như bán vé điện tử, giám sát hành trình vận tải… Tập đoàn Công nghệ Bkav đầu tư nghiên cứu phát triển giải pháp nhà thông minh với các thiết bị và phần mềm điều khiển qua mạng internet.

TSKH Phan Xuan Dung: Viet Nam dang o dau trong cuoc cach mang 4.0?-Hinh-2
 TSKH Phan Xuân Dũng là chủ biên và đồng tác giả của nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành quả bước đầu, để không bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau trước sự tiến nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0, theo TSKH Phan Xuân Dũng, chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, có cách nhìn đột phá phù hợp với thế giới đang thay đổi nhanh chóng trong đó phải dám chấp nhận những khái niệm mới, tư duy mới có khi trái ngược với những gì mà ta đang và đã quan niệm trong một thời gian dài; nắm bắt thời cơ và thuận lợi, hạn chế khó khăn và thách thức, đẩy nhanh dứng dụng công nghệ cao và hiện đại…

Đặc biệt, dựa trên những phân tích về thách thức và cơ hội của Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng mạnh dạn đưa ra 10 đề xuất, kiến nghị.

Thứ nhất cần phải hiểu đầy đủ và đúng bản chất của cuộc CMCN lần thứ tư để có lộ trình và giải pháp phát triển đất nước một cách thực sự khoa học, không giáo điều, hình thức.

Thứ hai, cần đổi mới tư duy và thực hiện quy hoạch một cách khoa học, phải mạnh dạn có cái nhìn đột phá.

Thứ ba, phát triển nội lực Việt Nam dựa trên nền tảng trí tuệ Việt Nam.

Thứ tư là coi sự đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo là linh hồn của sự tiến bộ KHCN nói riêng và của dân tộc nói chung, là động lực cơ bản để xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm là trong quá trình đổi mới phải cố gắng để tiến nhanh nhưng phải vững chắc, không nóng vội, tránh nhầm lẫn việc ứng dụng công nghệ với việc mua thiết bị về dùng.

Thứ sáu là phải hình thành những sản phẩm chủ đạo mang sắc thái riêng phải tạo nên các công nghệ, sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt, của trí tuệ người Việt và cho người Việt.

Thứ bảy là trên cơ sở nhận thức đúng, hiểu đúng về bản chất của CMCN lần thứ tư.

Thứ tám là phát triển KH&CN nước ta phải tiến hành đồng thời trên ba trụ cột là chuyển giao, ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất từ nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của người Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam; chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ chín là phải biết tự hào về những gì mà chúng ta đã làm nên lịch sử quá khứ của dân tộc trong đó có KH&CN.

Cuối cùng là phải quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tất cả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về KH&CN, giáo dục đào tạo.

TSKH Phan Xuân Dũng hiện là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội. TSKH Phan Xuân Dũng là chủ biên và đồng tác giả của nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cao trong lĩnh vực KH & CN, và môi trường.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: “Chúc cán bộ nhân viên Báo Tri thức và Cuộc sống Sức khoẻ - Lao động miệt mài - Tạo nên thương hiệu”

“Nhân dịp Năm mới, tôi chúc toàn thể cán bộ, nhân viên Báo Tri thức và Cuộc sống: Sức khỏe - Lao động miệt mài - Tạo nên thương hiệu. Tôi mong rằng, khi nói đến Báo Tri thức và Cuộc sống thì... sẽ biết đây là Báo của VUSTA, vì trí thức Việt, vì Đất nước mình”, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Sáng nay (17/2), Chủ tịch Phan Xuân Dũng dẫn đầu đoàn lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tới thăm và chúc Tết Báo Tri thức và Cuộc sống.

Chu tich Phan Xuan Dung: “Chuc can bo nhan vien Bao Tri thuc va Cuoc song Suc khoe - Lao dong miet mai - Tao nen thuong hieu”
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chúc Tết Tân Sửu 2021 toàn thể cán bộ, nhân viên Báo Tri thức và Cuộc sống.

Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, năm vừa qua là một năm có nhiều sóng gió, có nhiều việc phải làm, nhiều việc phải suy nghĩ với toàn thể cán bộ, phóng viên. “Đến giờ phút này, tôi nghĩ các anh chị vẫn bâng khuâng, không biết sẽ ra sao với một cơ chế mới, tổ chức mới, một môi trường mới. Lãnh đạo chúng tôi cũng bâng khuâng vì ngôi nhà chung của Liên hiệp Hội muốn phát triển được, thì không phải chỉ riêng đội ngũ khoa học công nghệ, không chỉ riêng nhà xuất bản, không chỉ riêng bộ máy lãnh đạo, mà phải có những người nói về họ, có những người tôn vinh họ, có những người đồng hành với họ”, Chủ tịch Phan Xuân Dũng nói.

Sáp nhập là một điều khó khăn nhưng bắt buộc - TSKH Phan Xuân Dũng đã chỉ ra những tờ báo, tạp chí lớn cũng trải qua giai đoạn đó, nhưng sau đó đều ổn định và tiếp tục phát triển. Chẳng hạn, Thời báo Kinh tế Việt Nam nổi tiếng trong nước và ngoài nước, nhưng phải chuyển đổi thành tạp chí. Thế nhưng, thương hiệu, uy tín của họ không hề mất đi, mà đã dần định hình và tiếp tục mạnh hơn.
Chu tich Phan Xuan Dung: “Chuc can bo nhan vien Bao Tri thuc va Cuoc song Suc khoe - Lao dong miet mai - Tao nen thuong hieu”-Hinh-2
 Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng biên tập Phụ trách Báo Tri thức và Cuộc sống gửi lời cám ơn Đoàn Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam và báo cáo tình hình hoạt động của Báo.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: KHCN đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển Đất nước

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng cho rằng: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo giữ vai trò then chốt đối với phát triển mọi mặt của xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế nhằm cụ thể hóa khát vọng biến đất nước trở thành quốc gia hùng cường.

Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung: KHCN doi moi sang tao la then chot phat trien Dat nuoc
  Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng nhận định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt phát triển Đất nước
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là then chốt
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ, khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá phát triển đất nước trong thời gian tới. Đây là điểm mới về nhận thức trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII về vai trò của khoa học và công nghệ là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chúc mừng tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

(VietnamDaily) - "Thay mặt Lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi xin chúc mừng đồng chí, chúc đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng giao phó trên cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương", TSKH Phan Xuân Dũng chia sẻ.

Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. 
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung chuc mung tan Truong ban Tuyen giao Trung uong
 TSKH Phan Xuân Dũng tới thăm và chúc mừng Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.  

Sáng 22/2, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gửi lời chúc mừng chân thành nhất tới Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. 

"Thay mặt Lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi xin chúc mừng đồng chí, chúc đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng giao phó trên cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương", TSKH Phan Xuân Dũng chia sẻ. 

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng bày tỏ sự cám ơn tới Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng và Lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. "Tôi cũng xin gửi lời chúc mừng năm mới tới đồng chí và các cơ quan; chúc đồng chí Phan Xuân Dũng thành công trong quản lý và điều hành VUSTA", Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung chuc mung tan Truong ban Tuyen giao Trung uong-Hinh-2
 Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa gửi lời chúc TKSH Phan Xuân Dũng thành công trong quản lý và điều hành VUSTA.
Trong chuyến thăm và chúc mừng Tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, TSKH Phan Xuân Dũng cũng gửi tặng ông Nguyễn Trọng Nghĩa cuốn sách "Người ngoài hành tinh và những điều bí ẩn: Chúng ta là ai và sẽ như thế nào?".

Cuốn “Người ngoài hành tinh và những điều bí ẩn, chúng ta là ai và sẽ như thế nào?” của TSKH Phan Xuân Dũng (chủ biên) và các cộng sự được NXB Khoa học và Kỹ thuật giới thiệu tới độc giả.

Cuốn sách cung cấp cho độc giả những thông tin rất thú vị về những câu chuyện xung quanh đĩa bay, vật thể bay không xác định, người ngoài hành tinh và sự xuất hiện loài người trong hành tinh chúng ta, có phải chúng ta được sinh ra trên hành tinh này không...?

Cuốn sách do TSKH Phan Xuân Dũng chủ biên hữu ích cho những độc giả thích tìm hiểu về các bí mật trong vũ trụ, hình thành loài người, bí mật những dấu vết để lại trên hành tinh chúng ta mà chưa có lời giải một cách thoả đáng. Đây cũng là tài liệu tham khảo rất đáng xem đối với các nhà khoa học viễn tưởng.