TS Võ Trí Thành: Đà Nẵng giàu tiềm năng trở thành Singapore thứ hai của châu Á

Trong đó, yếu tố bản sắc sâu đậm nhất làm nên chân dung “thành phố đáng sống” đó là chất riêng của người Đà Nẵng: thân thiện, cởi mở, trung thực, sống tình nghĩa, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau.

TS Vo Tri Thanh: Da Nang giau tiem nang tro thanh Singapore thu hai cua chau A
TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) 
Đà Nẵng nhiều lợi thế hơn cả Singapore
Đà Nẵng được định hướng sẽ trở thành thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á. Theo chuyên gia, Đà Nẵng đã sở hữu những lợi thế gì để có sớm bứt phá trở thành một hình mẫu “thành phố đáng sống” đẳng cấp khu vực?
Đáng sống là khái niệm rất tinh tế chứ không chỉ bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử. Đó là nơi để tận hưởng, cống hiến, nghỉ ngơi, giải trí và làm việc. Công dân thành phố được thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ, hàng hóa và tối ưu hóa lao động, thu nhập...
Đà Nẵng có nhiều lợi thế, thậm chí hơn Singapore, nhất là về thiên nhiên. Thực tế, nhiều thành phố đáng đến nhưng chưa chắc đã là nơi đáng sống. Do đó, hay nhất là Đà Nẵng phát triển giống như Singapore, vừa đáng đến, vừa đáng sống.
TS Vo Tri Thanh: Da Nang giau tiem nang tro thanh Singapore thu hai cua chau A-Hinh-2
Thành phố Đà Nẵng nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Trình 
Mỗi người có cách hiểu khác nhau về một nơi đáng sống. Lâu nay thông qua các cuộc bình chọn hay thông tin trên truyền thông có thể thấy, có nhiều tiêu chí đánh giá về nơi đáng sống.
Đầu tiên là lối sống. Theo xu thế hiện nay, nơi đáng sống phải đảm bảo các yếu tố: xanh, nhân văn, an toàn, cá tính hoá, cá thể hoá. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì chưa phải là nơi đáng sống.
Thứ 2 là xu thế đô thị hoá. Mọi người thích sống ở đô thị vì lý do đơn giản: đô thị hóa tạo dựng được vốn xã hội, lúc đó mới có đầu tư, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, sản xuất hàng hóa dịch vụ tốt nhất. Nhất là, nơi đáng sống thì đô thị phải xanh, bền vững, thông minh, an toàn. Và mọi dịch vụ cung cấp cho đô thị đó phải là hệ sinh thái tốt bao gồm y tế, giáo dục, dịch vụ công (gồm cả dịch vụ tiện ích được tư nhân cung cấp).
Thứ 3 là yếu tố bản sắc. Con người Đà Nẵng rất thân thiện, cởi mở, trung thực, sống rất có tình nghĩa, tương trợ lẫn nhau - đó là nét văn hoá có thể cảm nhận được. Nếu thiếu đi bản sắc ấy thì không còn là thành phố đáng sống.
TS Vo Tri Thanh: Da Nang giau tiem nang tro thanh Singapore thu hai cua chau A-Hinh-3
Đà Nẵng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. 
Thứ 4 là yếu tố môi trường. Thành phố đáng sống có môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường làm việc thuận lợi không, có so sánh với quốc tế được không? Tại Đà Nẵng, chỉ số chuyển đổi số, chỉ số cải cách hành chính đều nằm ở top đầu so với cả nước. Môi trường kinh doanh và làm việc đối với con người rất quan trọng, đó là yếu tố cần để thúc đẩy sự sáng tạo.
Thứ 5, đáng sống là giá trị phải lan toả. Nếu thành phố đáng sống lan toả được thì rất hay. Lan toả tạo ra sự ganh đua, sự cạnh tranh với các địa phương khác và nó góp phần trở thành tiêu chí cho các nơi khác cùng xây dựng “thành phố đáng sống”. Lan tỏa quá trình Đà Nẵng xây dựng thành phố đáng sống ra sao, thu hút các “đại bàng” chất lượng như thế nào. Thu hút những người tài, người giàu cùng đến chung tay cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Đà Nẵng phải thu hút được giới tinh hoa
Theo ông, vậy Đà Nẵng cần làm gì để ngày càng đáng đến, đáng sống hơn nữa?
Thực sự Đà Nẵng là TP giàu tiềm năng để hài hòa các yếu tố đáng đến - đáng sống.
Thứ nhất, Đà Nẵng cần thu hút những người đẳng cấp, siêu giàu, chất lượng cao, kỹ năng cao đến sống, làm việc. Đấy là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá nơi đáng sống. Vì họ là những người tiên phong, bám xu thế, có những đòi hỏi cao và sức sáng tạo rất tốt.
Thứ 2, tôi cho rằng, trong quy hoạch cần giữ được bản sắc riêng biệt của Đà Nẵng, khai thác tốt các thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên như sông, núi, rừng, biển. Đồng thời, phải có những không gian xứng tầm để làm nơi cư trú lâu dài cho lớp công dân mới kể trên.
Thứ 3, việc thu hút các “đại bàng” – tập đoàn kinh tế lớn là rất quan trọng. Bởi với bề dày kinh nghiệm đầu tư, các “đại bàng” này sẽ tạo ra hệ sinh thái hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu của du khách, cư dân từ trải nghiệm, vui chơi, giải trí đến an cư, kinh doanh lâu dài…
TS Vo Tri Thanh: Da Nang giau tiem nang tro thanh Singapore thu hai cua chau A-Hinh-4
Sông Hàn (Đà Nẵng) lung linh trong đêm. Ảnh: Nguyễn Trình 
Nếu chúng ta nghiên cứu tầm nhìn phát triển của Đà Nẵng thì không chỉ là du lịch, dù du lịch là bộ phận hữu cơ, rất quan trọng, là điểm nhấn của Đà Nẵng. Song song tận dụng thế mạnh du lịch, Đà Nẵng cần phải đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, các ngành đổi mới sáng tạo, công nghệ số, dịch vụ logistics... Khi ấy, sẽ giúp thành phố thu hút nguồn nhân sự chất lượng cao đến sinh sống, làm việc, hiện thực hóa mục tiêu đô thị đáng sống.
Thời gian gần đây, mỗi năm Đà Nẵng đã thu hút 15-16 nghìn người đến nhập cư, tỷ lệ tăng dân số cơ học gần 16%. Khi ngày càng đáng sống hơn, Đà Nẵng sẽ còn tiếp tục thu hút lượng cư dân “di cư” đến sinh sống, làm việc. Theo chuyên gia, Đà Nẵng nên làm gì để thu hút được cộng đồng cư dân tinh hoa, người tài, người giàu, góp sức cho sự phát triển nhanh, mạnh của thành phố?
Một đô thị đáng sống phải phát triển bền vững, và người dân ở đó phải được hưởng thành quả và hạnh phúc. Tuy nhiên một điểm rất quan trọng chứng minh thành phố đó có thực sự đáng sống, có so sánh được với các đối thủ quốc tế hay không, đó là ở khả năng thu hút giới tinh hoa, người giàu, doanh nhân…
Đà Nẵng đã làm được điều đó. Và để tiếp tục thu hút tốt hơn nữa, tạo nên một cộng đồng cư dân chất lượng cao để gắn bó, cống hiến cho sự phát triển lâu dài, thành phố vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là phải đáp ứng được những xu thế sống mới: xanh, nhân văn, tiện nghi, đẳng cấp và an toàn, có khả năng chống chịu trước những sự cố có thể xảy ra và giải quyết một cách tốt nhất và nhanh nhất. Đặc biệt, đối với giới tinh hoa, trong đó có giới siêu giàu, thành phố đáng sống phải có hệ sinh thái đảm bảo cho họ 3 điều.
TS Vo Tri Thanh: Da Nang giau tiem nang tro thanh Singapore thu hai cua chau A-Hinh-5
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tạo sức hút và thương hiệu cho thành phố Đà Nẵng đáng đến 
Thứ nhất là một cuộc sống tốt nhất, tiếp cận dịch vụ đẳng cấp từ giáo dục, y tế, giải trí, nghỉ ngơi để sống và làm việc. Thứ hai là môi trường kinh doanh phải thuận lợi, để người ta mang tiền về đây đầu tư và chi tiêu. Thứ ba là không gian sống, tận hưởng để người ta thỏa chí sáng tạo. Tôi tin với nền tảng nội lực hiện tại và định hướng tương lai, Đà Nẵng sẽ làm được, trở thành nơi “đất lành chim đậu”.
Để Đà Nẵng trở thành nơi kinh doanh tốt, đầu tư tốt
Bên cạnh đáng đến, đáng sống, Đà Nẵng có thể hướng tới định vị một thành phố đáng đầu tư tầm cỡ châu lục không, thưa ông?
Bản thân Đà Nẵng đã có những tiềm năng, hữu xạ tự nhiên hương. Người ta quan tâm đến Đà Nẵng vì thấy đây là nơi có thể kinh doanh tốt, đầu tư tốt. Nhìn vào quy hoạch chung của Đà Nẵng, có thể thấy dư địa phát triển cực lớn, do đó sẽ có vô số cơ hội đầu tư, kinh doanh và việc làm ở thành phố biển này. Do đó, Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng để trở thành một đô thị đáng đầu tư.
Tuy nhiên, trước khi trở thành nơi đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư của mọi người khắp nơi trong và ngoài nước, Đà Nẵng hãy là nơi đáng đến, đáng đầu tư của các “đại bàng”. Vì sự hiện diện của những tập đoàn lớn sẽ dẫn dắt thị trường đi theo xu hướng phát triển đẳng cấp, văn minh, hiện đại, đồng thời thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác cùng tham gia thị trường. Đây là yếu tố tiên quyết để tạo ra những bước phát triển đột phá, nhảy vọt cho đô thị Đà Nẵng. Hiện thành phố đã thu hút những đại bàng lớn mang quốc tịch Việt và các tập đoàn đa quốc gia như Sun Group, Vingroup, FPT, Samsung hay Lotte… Sự dẫn dắt của những doanh nghiệp top đầu sẽ sớm đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư vươn tầm khu vực, trở thành “Singapore thứ hai của châu Á”.
Xin cảm ơn ông!

“Chuyện lạ” ở nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non

Đường đến điểm trường Hoàng Lan, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang hiểm trở, gập ghềnh, càng vào sâu càng khó di chuyển.

Cô giáo U40, “mẹ” của 50 người con
Đối với những cư dân bản địa là người dân tộc thiểu số sống giữa khu rừng già tại xã Quyết Tiến, Quản Bạ, Hà Giang, hình ảnh của một cô giáo người Nam Định ngày ngày độc bước trên con đường rừng hiểm trở đem con chữ lên bản làng vùng cao đã vô cùng quen thuộc. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi gặp cô Vũ Thị Phượng, người phụ nữ đã gần 40 với đôi mắt sáng và nụ cười luôn thường trực trên môi, cũng đang trên đường đến trường dạy học.
“Chuyen la” o noi 20 nam chua tung co truong mam non
Cô Vũ Thị Phượng, người phụ nữ đã gần 40 với đôi mắt sáng và nụ cười luôn thường trực trên môi 
“Trời nắng đi quãng đường này gặp rất nhiều rắn, phải chờ tới lúc rắn đi rồi mới dám đi tiếp. Trời mưa thì sương mù không nhìn thấy đường, đã vậy còn trơn trượt, vô cùng khó đi” – Cô Phượng chia sẻ.
Ở độ tuổi U40, có lẽ ai cũng đã có riêng cho mình một tổ ấm, chọn cho mình một cuộc sống êm đềm, thế nhưng cô Phượng vẫn độc thân và dồn toàn bộ tình cảm cho gần 40 em nhỏ tuổi mầm non tại điểm trường Hoàng Lan.
“Chuyen la” o noi 20 nam chua tung co truong mam non-Hinh-2
 Cô Phượng vẫn độc thân và dồn toàn bộ tình cảm cho gần 40 “người con”
“Cũng cô đơn chứ, cũng tủi thân chứ. Đôi lúc khó khăn quá cũng muốn dừng lại, những nghĩ đến các con, thương các con không có ai dạy học, nên mình lại có thêm động lực để bước tiếp” – Cô Phượng chảy nước mắt.
Vì tình yêu vô bờ bến này, ở đây người ta gọi cô là “cô tiên”, là “mẹ” của gần 40 đứa con nhỏ.
“Chuyen la” o noi 20 nam chua tung co truong mam non-Hinh-3
Thôn Hoàng Lan – nơi 20 năm chưa từng có trường mầm non 
Từ năm 2007, cô Phượng đã gắn bó với những em bé vùng cao nghèo khó tại Hà Giang, nhưng điểm trường nhỏ tại thôn Hoàng Lan này là điểm trường khó khăn nhất. Thực ra đây là một điểm trường tiểu học. Suốt 20 năm qua nơi này chưa từng có trường mầm non. Và cũng trong thời gian 20 năm ấy, những em nhỏ dưới 5 tuổi tại thôn nếu có được đến trường thì cũng phải đi học nhờ, học ghép với các lớp của các anh chị tiểu học. Ngôi trường nhiều năm chưa hề được tu bổ, sửa chữa nên ngày càng xuống cấp, xập xệ. Các em bé vùng cao đủ tuổi lên tiểu học lại tiếp tục san sẻ những lớp học chật chội, thiếu thốn mọi mặt cho các bé nhỏ hơn.
“Chuyen la” o noi 20 nam chua tung co truong mam non-Hinh-4
Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và xuống cấp mọi mặt tại điểm trường Hoàng Lan 
“Những ngày mưa lớn, cô giáo phải sơ tán học sinh qua nhà dân trú ngụ, vì các lớp học có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Chỉ khi mưa gió hết, các cô mới có thể yên tâm đưa các em về lại lớp. Chưa kể công năng và thiết kế của các lớp tiểu học hoàn toàn không phù hợp với việc dạy học và sinh hoạt cho các em mẫu giáo nên các con cũng thiệt thòi nhiều.” – Cô Dương Thị Huyền – hiệu trưởng điểm trường chỉ lên bức tường nứt toác và những cột xà đã mối mọt nặng nề.
Khi những ngày mưa sẽ không còn là nỗi thấp thỏm
Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của điểm trường Hoàng Lan, một buổi sáng cuối tháng 4, gần 20 CBVN đại diện cho ngân hàng VPBank và Mastercard đã vượt hàng trăm cây số qua những con dốc đường núi hiểm trở, mang theo rất nhiều yêu thương đến các em nhỏ. Hai đơn vị đã quyết định dành tặng số tiền 600 triệu đồng cho cô trò tại thôn Hoàng Lan để xây dựng một ngôi trường mầm non mới, chấm dứt 20 năm đằng đẵng không có trường mầm non tại vùng đất này.
Một lễ khởi công đơn sơ mà ấm áp tình yêu thương đã khởi đầu cho một ngôi trường nhỏ xinh đẹp giữa lưng chừng mây núi sẽ thành hình trong thời gian ngắn sắp tới. Sớm thôi, các em nhỏ sẽ không còn phải học ghép, những em bé lên ba, lên năm sẽ có một ngôi nhà mới đẹp xinh cùng “cô tiên” của mình.
“Chuyen la” o noi 20 nam chua tung co truong mam non-Hinh-5
VPBank và Mastercard quyết định dành tặng số tiền 600 triệu đồng cho cô trò tại thôn Hoàng Lan để xây dựng ngôi trường mầm non mới 
Chị Hoàng Mai Linh, một VPBanker trong đoàn thiện nguyện chia sẻ “Hình ảnh ấm áp nhất trong chuyến đi này của tôi chính là giấc ngủ say của một em bé thôn Hoàng Lan trên lưng mẹ. Tuổi thơ của những em bé nơi này nếu không là những ngày nắng rát hay rét căm, thì cũng là ngày mưa dầm, mù sương... phải theo bố theo mẹ đi nương làm rẫy. Nhưng giờ đây, khi bé tỉnh giấc thì một ngôi trường mới dành cho bé đã được ươm mầm, một nơi an toàn ấm áp đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương để các bé có thể nuôi ước mơ học hành, để tương lai thoát nghèo, thoát đói.”
“Chuyen la” o noi 20 nam chua tung co truong mam non-Hinh-6
Điểm trường Hoàng Lan cũng là điểm trường tiếp theo nằm trong chuối hành trình “Cặp lá yêu thương – Em vui tới trường” được thực hiện bởi VPBank và VTV trong 2 năm qua. 

Kỷ niệm 15 năm, Sun World Ba Na Hills tri ân du khách cả nước

Những gì mà Bà Nà đã làm được, dường như đã vượt qua những điều mà người ta có thể tưởng tượng khi Sun Group bắt đầu “đánh thức” khu du lịch bị lãng quên trên đỉnh núi Chúa 15 năm trước.

Từ “bị lãng quên” tới điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới
“Tôi rất tiếc vì đã không chọn Bà Nà cho những ngày đầu tiên khám phá Việt Nam, nhưng đúng là chúng ta phải giữ những thứ tuyệt vời nhất để trải nghiệm cuối cùng. Đây là một điểm đến tuyệt vời, không chỉ được đầu tư tiền bạc, mà còn tràn đầy năng lượng và những ý tưởng độc đáo”.
Nhận xét về Sun World Ba Na Hills của đài truyền hình Astro Arena (Malaysia) mới đây dường như đã mô tả phần nào sức hấp dẫn khó cưỡng của khu du lịch trên đỉnh núi Chúa đối với du khách quốc tế.
Ky niem 15 nam, Sun World Ba Na Hills tri an du khach ca nuoc
 
Nhưng ít ai biết rằng, năm 2009 đổ về trước, đã có một Bà Nà mỗi năm chỉ đón trung bình chừng 30.000-40.000 lượt khách, thậm chí không có nổi một nhà hàng trên núi. Cho đến khi tập đoàn Sun Group đánh thức vùng núi Chúa bằng công trình cáp treo đầu tiên khai trương ngày 25/3/2009.

Linh thiêng Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh trên đỉnh Fansipan

Vào ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.

Theo thông lệ của Phật giáo, đản sinh là một trong 3 ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, bên cạnh ngày thành đạo 19/6 và ngày xuất gia 19/9 âm lịch. Đây là dịp để các tăng, ni và Phật tử trên khắp thế giới tưởng nhớ và tôn vinh công đức vĩ đại của Bồ Tát Quán Thế Âm - hiện thân của lòng đại từ bi cứu khổ cứu nạn chúng sinh.
Linh thieng Le Via Quan The Am Bo Tat dan sinh tren dinh Fansipan
 
Năm nay, quần thể tâm linh Fansipan sẽ long trọng tổ chức lần đầu tiên Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh từ 14h00 ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch) tại Chùa Trình - Ga đi cáp treo. Lễ vía sẽ do Đại đức Thích Chân Tín - Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cùng các chư tôn đức thuộc Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Lào Cai chủ trì. Đại đức cùng các quý Phật tử sẽ bắt đầu bằng lễ rước dâng hương trang trọng từ Chùa Thượng tới Tượng Quan Thế Âm. Sau đó là nghi thức nhiễu hành vòng quanh Đại Tượng Phật A Di Đà - một kỳ quan tâm linh đã được trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam và cả châu Á, nhằm biểu lộ sự cung kính và quí trọng đối với nơi tôn nghiêm thờ Phật.
Linh thieng Le Via Quan The Am Bo Tat dan sinh tren dinh Fansipan-Hinh-2
 
Sau các nghi thức dâng hương và niệm Phật, Phật tử sẽ tham gia vào lễ tụng kinh tại sân Chùa Trình và lắng nghe Đại đức Thích Chân Tín gửi gắm thông điệp ý nghĩa để khắc sâu công đức của Bồ Tát, cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm từ bi lân mẫn, cứu độ chúng sanh, mang lại bình an cho nhân loại. Cuối chương trình sẽ là nghi lễ Pháp thoại và Hồi hướng.
Tham dự lễ vía lần này, người dân, Phật tử và du khách ngoài được hội ngộ tại Fansipan, ngọn núi linh thiêng, nơi đại huyệt mạch của quốc gia để tôn vinh tấm gương đạo hạnh sáng ngời của đức đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm, còn được thưởng thức cả một mùa hoa đang nở rực rỡ nhất Tây Bắc và khám phá những nét tinh hoa văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Sa Pa chỉ có tại Bản Mây.
Linh thieng Le Via Quan The Am Bo Tat dan sinh tren dinh Fansipan-Hinh-3
 
Hiếm có mảnh đất ở Tây Bắc nào mà quy tụ được đầy đủ các giống hoa đẹp và tinh túy nhất như ở Fansipan. Đặc sắc nhất phải kể đến loài hoa đỗ quyên đặc trưng đang bung nở hai bên đường lên đỉnh khiến dãy Hoàng Liên Sơn như được khoác tấm áo mới, đẹp và nên thơ. Vốn dĩ là loài hoa sở hữu vẻ đẹp căng tràn sức sống pha chút “quyền lực” với nhiều màu sắc kiêu sa nên hoa đỗ quyên được rất nhiều du khách ưa chuộng và mong muốn tìm về đây mỗi độ tháng 4 để tận mắt ngắm nhìn “sản vật thiên nhiên” quý báu của núi rừng Tây Bắc. Dự kiến, hoa sẽ còn bung nở rực rỡ hơn nữa cho dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, hứa hẹn những trải nghiệm ngắm hoa đầu hè thú vị cho du khách.
Linh thieng Le Via Quan The Am Bo Tat dan sinh tren dinh Fansipan-Hinh-4
 
Ngoài đỗ quyên, đây cũng là thời điểm hoa anh đào Nhật Bản, hoa rum trắng “trổ sắc” rực rỡ nhất. Trải khắp từ cổng vào, khu vực tháp đồng hồ, đầu vườn hồng lớn đến ga Mường Hoa của khu du lịch Sun World Fansipan Legend, là 1000 gốc anh đào Nhật Bản đang khoe vẻ đẹp ngọt ngào, kiều diễm bằng những chùm hoa dày với độ xòe tán rộng.
Còn ngay bên thềm cửa kính của hành lang Ga tàu hỏa Mường Hoa, du khách sẽ được thưởng thức một bầu trời Âu lãng mạn của vườn hoa rum khổng lồ rộng tới 3.000m2. Sắc trắng tinh khôi, thuần khiết của hoa trên nền thiết kế cổ điển của nhà ga tàu hỏa Mường Hoa là phông nền “check-in” yêu thích của du khách khi đến với đỉnh Fansipan nhiều năm nay.
Linh thieng Le Via Quan The Am Bo Tat dan sinh tren dinh Fansipan-Hinh-5