Trường Maple Bear có mấy cơ sở, có hoạt động “chui“?

(Kiến Thức) - Trước sự việc cô giáo mầm non nhốt học sinh vào tủ ở trường Maple Bear, rất nhiều người tỏ ra băn khoăn ngôi trường này đã hoạt động như thế nào trong suốt thời gian qua, Maple Bear có bao nhiêu cơ sở và có hoạt động “chui“?

Maple Bear là gì?
Hệ thống Maple Bear Việt Nam tự giới thiệu thuộc tổ chức giáo dục toàn cầu Maple Bear có trụ sở tại Vancouver (Canada). Tổ chức này có hơn 350 trường mầm non và tiểu học hoạt động tại 17 quốc gia trên thế giới từ châu Mỹ, châu Âu, châu Phi đến châu Á. Đại diện phòng GDĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cũng xác nhận hệ thống Maple Bear Việt Nam dạy theo chương trình của Canada.
Hiện tổ chức giáo dục này đang có hơn 350 trường mầm non và tiểu học hoạt động tại 17 quốc gia trên thế giới bao gồm: Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma-rốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Brazil, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Philippines và Việt Nam.
Theo thông tin trên website của Maple Bear Việt Nam, hệ thống trường mầm non này được thành lập bởi công ty TNHH CitySmart Company (tên mới: công ty TNHH Education Maple Bear Việt Nam được đổi tên từ 6/2019) từng có mặt trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam từ năm 2004. Trường mầm non Maple Bear đầu tiên ở Việt Nam được mở ở tòa nhà Vincom Bà Triệu tại Hà Nội vào tháng 9/2009.
Trong thông báo gửi phụ huynh về vụ việc tại cơ sở Maple Bear Westlake Point, người ký tên là bà Nguyễn Thị Thu Hải (SN 1976), tổng giám đốc công ty TNHH Education Maple Bear Việt Nam.
Truong Maple Bear co may co so, co hoat dong “chui“?
Trường mầm non Maple Bear. 
Được biết, công ty TNHH Education Maple Bear Việt Nam có vốn điều lệ 9 tỷ đồng với 100% vốn nước ngoài, trụ sở ở tòa nhà Golden Westlake, 151 phố Thụy Khê (phường Thụy Khê, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Theo giới thiệu trên trang web, hệ thống này có tất cả 13 cơ sở trên toàn quốc với 9 cơ sở ở Hà Nội, 2 cơ sở ở Đà Nẵng, 1 ở Hải Phòng và 1 ở TP HCM.
Cũng theo giới thiệu của Maple Bear, sứ mệnh của trường Maple Bear là cung cấp một chương trình giáo dục chất lượng cao từ cấp mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông dựa trên những triết lý và thực tiễn giáo dục của Canada.
Cụ thể, các cơ sở mầm non của Mapple Bear tại Hà Nội như sau:
Maple Bear Vincom Bà Triệu (Tầng 7, Tháp B Vincom, 114 Mai Hắc Đế, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Maple Bear Golden Westlake (Tòa nhà Golden Westlake, 162A Hoàng Hoa Thám, P. Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Maple Bear Westlake Point (Số 24 Phố Quảng Bá, Phường Quảng An, Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Maple Bear Golden West (Tòa nhà Golden West, Số 2 Lê Văn Thiêm, Q.Thanh Xuân, Hà Nội)
Maple Bear Sunshine (Tòa nhà Sunshine Palace, Ngõ 13 Lĩnh Nam, Mai Động, Q.Hoàng Mai, Hà Nội)
Maple Bear Long Biên (Biệt thự số 73 ngõ 140 phố Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội)
Maple Bear Mỹ Đình (24 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Tiểu học Maple Bear Sunshine (Sunshine Riverside, Phú Thượng, Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Maple Bear King Palace (Toà nhà King Palace, 108 Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, Hà Nội).
Học phí gần 200 triệu/năm
Muốn cho con theo học tại trường, phụ huynh sẽ phải đóng một khoản phí nhập học: 10 triệu đồng/năm; phí xây dựng 6 triệu đồng/năm; phí bảo hiểm tai nạn: 950 nghìn đồng/năm.
Truong Maple Bear co may co so, co hoat dong “chui“?-Hinh-2
Mapple Bear là một trong những cơ sở mầm non có học phí cao ngất ngưởng. 
Mức học phí được phân chia thành 4 chương trình khác nhau.
Cụ thể, chương trình toàn cầu có mức cao nhất gần 189 triệu đồng/năm, chương trình hội nhập 132 triệu/năm, chương trình liên kết 105 triệu/năm và chương trình khám phá 76 triệu/năm.
Ngoài ra, phí ăn mỗi năm gần 20 triệu đồng/trẻ, đưa đón bằng phương tiện của trường cũng hơn 20 triệu/trẻ/năm.
Tổng cộng các khoản phải đóng, học phí cao nhất của trường quốc tế Maple Bear trên 200 triệu đồng/năm.
Liệu có hoạt động "chui"?
Liên quan đến vụ việc cô giáo mầm non nhốt cháu bé trong tủ, sáng 19/8 vừa qua, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ đến làm việc tại trường Maple Bear Westlake Point.
Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết: “Hành vi kỷ luật của giáo viên đối với học sinh như vậy là không thể chấp nhận được. Đây là lỗi sai sơ đẳng. Trước mắt, chúng tôi yêu cầu nhà trường gặp gỡ phụ huynh để trao đổi, nhà trường đình chỉ giáo viên”.
“Chúng tôi sẽ xem xét dừng hoạt động của trường này. Trước đó 2 tuần, tôi đã xem xét về việc nhà trường chưa đảm bảo đủ cơ sở vật chất. Hiện nay, với chất lượng giáo viên như vậy, tôi sẽ có thông báo chính thức tới công luận trong tuần này” - đại diện phòng GD&ĐT quận Tây Hồ nói.
Cũng theo ông Vũ, Maple Bear Westlake Point đây là chi nhánh của trường thuộc tập đoàn Maple Bear, dạy theo chương trình của Canada, chứ không phải trường quốc tế.
Truong Maple Bear co may co so, co hoat dong “chui“?-Hinh-3
Clip ghi lại cô giáo nhốt bé vào tủ tại lớp Panda Bear. 
Ngoài ra, cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point là chi nhánh chưa được phép hoạt động.
Lý do là trường thiếu hồ sơ về đất đai, chưa đạt yêu cầu. Nhà trường xin thêm thời gian để sắp xếp giáo viên và chuyển chỗ cho học sinh. Vì vậy Phòng GD&ĐT cũng không thể làm quyết liệt đúng ngày, đúng giờ.
Những học sinh đang ở Maple Bear Westlake Point có thể chuyển sang các cơ sở khác đủ điều kiện.
Cũng theo vị lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, chất lượng giáo viên các trường được Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ quán triệt cũng như thanh kiểm tra. Tuy nhiên, sự việc cô giáo trường Maple Bear Westlake Point nhốt trẻ vào tủ quần áo là đáng tiếc và khá bất ngờ.
Ở một diễn biến liên quan, bà Phạm Thị Thùy Linh - đại diện truyền thông của hệ thống giáo dục Maple Bear Việt Nam cho biết 3 giáo viên đứng lớp liên quan đến vụ việc cháu bé bị nhốt vào tủ đã bị sa thải. Trong đó, cô giáo có hành vi nhốt trẻ vào tủ là trợ giảng. Tuy không trực tiếp gây ra vụ việc, giáo viên chủ nhiệm và một giáo viên khác cũng bị sa thải do không kịp thời báo cáo lên ban giám hiệu.
>>> Xem thêm: Cô giáo mầm non bạo hành trẻ dù trường có lắp camera

Nguồn: VTV.


Trước đó như Kiến Thức đã đưa tin, một phụ huynh tên Lê Mai Linh cho biết con mình là Lê M. đang theo học lớp Panda - Cơ sở giáo dục mầm non Maple Bear Westlake Point tại Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) có biểu hiện sợ đi học chị sợ đi học, hoảng loạn. Chị có gặng hỏi thì con nói rất sợ cô Thu, cô Hằng.
Sau nhiều lần đề nghị trường Maple Bear, chị Linh được xem lại camera lớp học ghi lại vào ngày 5/8/2019.
Đến đây, người mẹ trẻ nhận ra con đã bị cô giáo nhốt vào tủ. "Cô kéo một bạn nhét vào tủ quần áo, rồi lấy gối chèn cửa..." - chị Lê Mai Linh nói.
Cũng theo chị Linh, vì camera không có tiếng nên chị không biết đã cô giáo đã nói nhưng lời như thế nào đối với con mình. Bên cạnh đó, cháu Lê M. là học sinh hoạt bát, lanh lợi, trước đó rất thích đi học.
Từ đó, chị Linh bắt đầu làm đơn gửi lên nhà trường phản ánh và yêu cầu sắp lịch làm việc, trả lời về những hình ảnh mình đã được xem. Tuy nhiên, chị Linh cho rằng ban đầu nhà trường có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm, sau đó nhiều lần đại diện trường Maple Bear cùng cô giáo gọi đến, xin phụ huynh này "bỏ qua".

Hai phương án về nghỉ tết Nguyên đán Canh Tý 2020

(Kiến Thức) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình Chính phủ xem xét 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020, với tổng 7 ngày nghỉ.

Phương án 1: Nghỉ hai ngày cuối năm Kỷ Hợi và ba ngày đầu năm Canh Tý. Công chức, viên chức nghỉ tết âm lịch từ thứ năm (23-1-2020) đến hết thứ Tư (29-1-2020). Tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý.

PGĐ Sở NN&PTNT Hà Nội nhảy lầu: Vẫn dặn lái xe hôm sau đến đón đi họp

(Kiến Thức) - Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ông Phạm Văn Khương không có biểu hiện gì lạ, vẫn tươi cười, dặn lái xe đến đón đi họp vào ngày mai. 

Liên quan đến vụ việc ông Phạm Văn Khương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội rơi tử vong ở chung cư Vinaconex 1 (đường Khất Duy Tiến, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), ngày 16/8, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trước đó ông Khương vẫn đến cơ quan công tác bình thường, không có biểu hiện gì lạ.
“Tất cả biểu hiện của ông Khương đều bình thường, vẫn tươi cười. Sáng hôm qua (15/8), ông Khương vẫn đi viếng đám tang cùng mọi người rồi về cơ quan ăn cơm. Mọi công tác, họp hành trên cơ quan đều bình thường” - ông Mỹ kể về người đồng nghiệp.

Bạo hành trẻ em trong trường học: Vấn đề lớn của xã hội?

(Kiến Thức) - Vụ cô giáo nhốt học sinh mầm non vào tủ tại trường Maple Bear vừa qua tiếp tục là một lời cảnh báo nữa đối với nền giáo dục vốn nhiều bất cập.

Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?
1. Cô giáo mầm non nhốt học sinh vào tủ: Liên quan đến việc một học sinh mầm non tại cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point  tại 24 Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị nhốt vào tủ quần áo, ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point sẽ bị đóng cửa, không được phép hoạt động. Các học sinh đang học tập tại cơ sở này sẽ được chuyển về cơ sở chính.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-2
 Trước đó theo lời kể của một phụ huynh, con chị này đang theo học tại trường mầm non Maple Bear thì có những biểu hiện hoảng loạn, sợ đến trường. Sau khi phụ huynh này xem được camera ghi lại những điều diễn ra trong lớp học, trang web chính thức của trường mầm non Canada Maple Bear (https://maplebearvietnam.edu.vn) đã phát đi thông báo và lời xin lỗi về hành vi nhốt học sinh vào tủ của cô giáo tại cơ sở Westlake Point trong kỷ luật học sinh.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-3
Đại diện Maple Bear Việt Nam cho biết 3 giáo viên đứng lớp liên quan đến vụ việc cháu bé bị nhốt vào tủ đã bị sa thải. Trong đó, cô giáo có hành vi nhốt trẻ vào tủ là trợ giảng. Tuy không trực tiếp gây ra vụ việc, giáo viên chủ nhiệm và một giáo viên khác cũng bị sa thải do không kịp thời báo cáo lên ban giám hiệu. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-4
2. Cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp: Trong một tiết học ngày 9/5 tại trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội), cô Lê Thị Quy, chủ nhiệm lớp 9B đã bắt một nam sinh quỳ trước gần 30 em trong lớp. Cô Quy giải thích hình phạt này do một số phụ huynh đề nghị, trước thực trạng học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-5
Trước đó vào tháng 1/2019, cô Quy đã phải mời các phụ huynh đến trường họp để nói chuyện về phương pháp giáo dục. Theo đó, hình phạt quỳ được chính các phụ huynh đề xuất và cam kết để cô phạt "nếu học sinh quá hư". Cô Quy cho hay dù rất biết việc này là "sai về chuẩn mực sư phạm", nhưng cô vẫn đồng ý với nhóm phụ huynh này vì “đều là người cùng địa phương” và “xuất phát từ lương tâm người thầy”. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-6
Nói về vấn đề này, PGS Bùi Hiền cho rằng: "Các thầy cô là những đại diện cho giáo dục. Việc phạt học sinh quỳ là xúc phạm đến tự trọng của các em. Khi bị xúc phạm, theo bản năng các em sẽ kháng cự. Khi các em đã trở nên kháng cự, thì đó là thất bại của giáo dục".  
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-7
3. Đánh tới tấp vào đầu trẻ mầm non vì ăn không kịp nuốt: Chiều 27/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một giáo viên đang làm việc tại nhóm mầm non tư thục Hoa Bách Hợp đút cơm cho một bé trai và liên tục có hành động đánh vào đầu bé, dùng muỗng nhét cơm liên tục vào miệng trẻ. Trong khi đó, hai bảo mẫu khác nhìn thấy nhưng không ai can ngăn.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-8
Theo xác minh, ngày 16/4, cô giáo N.N.Y (SN 1995, ngụ huyện Đức Hòa, tốt nghiệp trung học sư phạm mầm non vào dạy tại nhóm lớp mầm non tháng từ 3/2017) là người trực tiếp cho bé L.M.N ăn và có hành động vi phạm đạo đức nhà giáo
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-9
4. Bạo hành trẻ ở Nhóm trẻ mẹ Mười: Sáng 21/5/2018, trên mạng xã hội xuất hiện clip và hình ảnh ghi lại cảnh hành hạ trẻ tại Nhóm trẻ độc lập mẹ Mười, số nhà 251/32, đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
2 người phụ nữ, một người mặc đầm trắng kẻ đen và một người khác mặc áo màu đỏ dài tay, bắt 2 bé trai cởi trần nằm ngửa dưới sàn nhà, liên tục trút thức ăn vào miệng. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-10
Khi bé trai ăn chậm thì người phụ nữ mặc áo trắng kẻ đen lập tức dùng tay tát mạnh vào miệng đứa trẻ. Khi thấy bé trai khóc, người phụ nữ này còn vứt chiếc khăn phủ lên mặt bé. Thậm chí, có hình ảnh ghi lại cảnh người phụ nữ dùng 2 tay bóp vào mặt đứa trẻ xách lên. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-11
Đến trưa cùng ngày, lực lượng chức năng đã có mặt để tiến hàng kiểm tra cơ sở mầm non Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười. Công an cũng đã đưa giáo viên liên quan đến sự việc về cơ quan công an phục vụ điều tra. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-12
5. Bảo mẫu đánh trẻ tàn nhẫn ở An Giang: Ngày 25/8/2018, sau khi 5 đoạn clip được cho quay tại nhóm trẻ Sắc Màu Tuổi Thơ, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc, nhiều phụ huynh có con em gửi tại nhóm trẻ đã kéo đến phản đối, tuy nhiên chủ nhóm trẻ đã treo bảng ngưng hoạt động. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-13
Trong clip, một bảo mẫu đã có hành động đánh các bé trai và bé gái trong khi đang cho các bé ăn. Có bé ăn chậm bị bảo mẫu này tát tới tấp, có bé khóc nhè thì bị bảo mẫu dùng lược chải đầu đánh vào đầu, chân. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-14
Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết đã chỉ đạo công an địa phương vào cuộc, mời bảo mẫu Trần Thị B.T, người xuất hiện trong các clip có hành động đánh trẻ, lên làm việc. Bước đầu, bảo mẫu B.T thừa nhận có hành vi đánh các bé vì không chịu ăn, trong khi chịu áp lực tăng cân cho các bé từ phụ huynh. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-15
6. Dốc ngược đầu trẻ, dọa ném qua cửa sổ: Tháng 2/2017, hình ảnh giáo viên tại cơ sở mầm non Apollo ở quận Bình Thạnh, TPHCM dốc ngược đầu cháu bé 22 tháng tuổi, dọa ném qua cửa sổ được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-16
Khi các trẻ đang ngồi trong bàn ăn, phía cửa sổ hình ảnh một phụ nữ dùng hai tay nhấc cao một bé nhỏ ra hướng cửa sổ. Hình ảnh thứ hai, người này tiếp tục dốc đầu trẻ xuống dưới, hai chân trẻ ngược lên trên. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-17
Về phía giáo viên có hành vi này, cô cho biết đó chỉ là “giỡn”, với các cháu bé, nhất là khi gặp tình huống bé nào không chịu ăn, ăn chậm. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, cơ sở này đã chủ động xin giải thể. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-18
7. Bạo hành trẻ tại mầm non Phương Anh: Sáng 20/1/2014, TAND Q.Thủ Đức (TP.HCM) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “hành hạ người khác” đối với hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (32 tuổi, ngụ Q.8, chủ cơ sở mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (20 tuổi, quê Kiên Giang). 

Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-19
Tòa tuyên phạt mỗi bị cáo 3 năm tù giam và buộc phải đền bù thiệt hại về tinh thần, sức khỏe cho mỗi bị hại số tiền 20 triệu đồng. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-20
 Theo cáo trạng, khoảng tháng 9/2012 Lê Thị Đông Phương thuê nhà số 18 Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức mở “Trường mầm non tư thục Phương Anh”, nhận giữ các bé từ 1-4 tuổi nhưng không có giấy phép kinh doanh.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-21
 Lúc đầu khi mở cơ sở, Phương tự tay chăm sóc trẻ. Đến tháng 9/2013, số lượng trẻ gửi tại cơ sở tăng lên mười em nên Phương nhận cháu là Nguyễn Lê Thiên Lý vào làm cấp dưỡng. Từ mười trẻ, đến tháng 12/2013 số lượng trẻ gửi tại cơ sở tăng lên 19 trẻ. Trong thời gian này, bốn bé biếng ăn được “cách ly” gồm N.T.H. (sinh năm 2011), L.T.K. (2012), T.T.L. (2013) và bé B.N.C. (2011) thường xuyên bị Phương đưa ra sau nhà cho ăn và hành hạ.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-22
 Từ ngày 6 đến 12/12/2013, khi cho bé L.T.K. ăn có hai lần trong hai ngày Lý lấy tay dúi đầu bé xuống đất, dùng tay đánh lên lưng nhiều cái và đè đầu bé K., bẻ sang một bên đánh. Khi cho bé B.N.C. ăn, do C. biếng ăn nên Lý bế bé lên dúi đầu vào thùng phuy đựng khoảng 50 lít nước. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-23
 Cũng trong một lần cho bé N.T.H. ăn, Lý dùng tay đánh vào vai bé H. nhiều cái. Còn đối với Lê Thị Đông Phương trong quá trình cho bé N.T.H. ăn, Phương dùng tay tát nhiều cái vào mặt và bóp cổ bé H.. Ngoài ra khi cho bé T.T.L. ăn, Phương đã dùng chân kẹp hai chân bé L., bẻ ngửa cổ bé, bịt mũi đổ sữa vào miệng bé.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-24
 Ngoài việc thừa nhận đánh bé N.T.H., Đông Phương còn thừa nhận hai lần lắc đầu, dùng chân kẹp bé T.T.L. (10 tháng tuổi), ngửa người bé để cho ăn. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-25
8. Bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa: Tối 15/1/2008, VTV phát sóng một đoạn phóng sự do Đài truyền hình Đồng Nai thực hiện gây sốc và phẫn nộ cho hàng triệu người xem. Đó là cảnh chủ một cơ sở giữ trẻ ở Đồng Nai đánh đập dã man các cháu nhỏ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-26
 Người phụ nữ này liên tục túm tóc, giật ngửa các bé ra sau để đút cơm, bé nào ăn chậm sẽ bị bà ta chửi rủa, lấy thước kẻ đánh không thương tiếc.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-27
Ngày 16/1, tại trụ sở Công an phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, cơ quan điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã bắt khẩn cấp bà Quảng Thị Kim Hoa (sinh năm 1968, thường trú tại 1/2, đường Võ Thị Sáu, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa), chủ cơ sở giữ trẻ tư nhân tại địa chỉ trên về hành vi “hành hạ người khác” theo khoản 1, điều 110 Bộ luật Hình sự.  
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-28
 Sau khi vụ việc bị phát giác, bảo mẫu này đã phải lĩnh án 18 tháng tù.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-29
9. Bảo mẫu dẫm tử vong trẻ em: Sáng 30/5/2014, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Hồ Ngọc Nhờ (20 tuổi, quê Cần Thơ) 18 năm tù về tội cố ý giết người. Đồng thời Nhờ và người liên đới phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 100 triệu đồng. 
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-30
 Nhờ chính là hung thủ giết chết cháu Đỗ Nhất Long (19 tháng tuổi), con của vợ chồng chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, quê Nghệ An) và anh Đỗ Trọng Đức (27 tuổi, quê Bình Định).Vợ chồng chị Huyền hàng ngày đi làm, thấy Nhờ nhận trông giữ trẻ tại nhà nên chị Huyền đã mang con trai mình cho Nhờ trông giữ với tiền công 1,5 triệu đồng/tháng.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-31
 Khoảng 8h30 ngày 16/11/2013, Nhờ nhận cháu Long từ tay vợ chồng chị Huyền để trông giữ. Trong lúc ăn sáng, cháu bé quấy khóc không chịu ăn. Nhờ dỗ dành không được nên hù dọa bằng cách dùng tay xách bé lên khiến cháu rơi xuống đất. Đau đớn, cháu bé càng khóc dữ dội hơn. Hồ Ngọc Nhờ đã tàn nhẫn dùng chân giẫm đạp liên tiếp lên ngực và bụng cháu Long rồi bỏ ra ngoài đi vệ sinh.
Bao hanh tre em trong truong hoc: Van de lon cua xa hoi?-Hinh-32
Theo kết quả giám định pháp y, do thương tích quá nặng khoang màng phổi có máu; phổi bị dập; rách, bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ …, cháu Long đã tử vong trước khi nhập viện. Ngay sau khi gây án, Hồ Ngọc Nhờ đã bị cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức bắt giữ.