Trước khi về tay nhóm Louis, Dược Lâm Đồng làm ăn sao?

Trước khi về tay nhóm Louis, Dược Lâm Đồng từng có 3 năm hoạt động là công ty con của Công ty CP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim.

Công ty CP Dược Lâm Đồng (LDP) vừa có thông báo về giao dịch cổ phiếu của Công ty CP Louis Holdings. Theo đó, Dược Lâm Đồng cho biết, Louis Holdings đã đăng ký mua 6,98 triệu cổ phiếu LDP, thông qua các giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn trong thời gian từ 11/3 đến 8/4, với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp.
Hiện tại, Louis Holdings đang sở hữu 1,32 triệu cổ phiếu LDP, tương đương 10,39% vốn Dược Lâm Đồng. Nếu giao dịch trên diễn ra thành công, Louis Holdings sẽ nâng sở hữu tại Dược Lâm Đồng lên hơn 8,3 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 65% vốn điều lệ và chính thức nắm quyền chi phối.
Truoc khi ve tay nhom Louis, Duoc Lam Dong lam an sao?
 Louis Holdings đang sở hữu 1,32 triệu cổ phiếu LDP. (Ảnh minh họa).
Trước khi về tay nhóm Louis, Dược Lâm Đồng từng có 3 năm hoạt động là Công ty con của Công ty CP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim. Trong đó, Nguyễn Kim đã theo đuổi hãng dược phẩm này từ năm 2014 với việc mua vào 1,9 triệu cổ phiếu LDP, tương ứng 24% vốn doanh nghiệp. Năm 2017, khi SCIC có kế hoạch thoái vốn khỏi Dược Lâm Đồng, Nguyễn Kim đã đăng ký mua vào với tham vọng thâu tóm công ty nhưng bất thành.
Đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019, khi SCIC tiếp tục thoái vốn khỏi Dược Lâm Đồng, Nguyễn Kim mới chào mua thành công 2,1 triệu cổ phiếu LDP và nâng sở hữu tại đây lên hơn 4 triệu cổ phiếu, tương đương 51,14% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ của Dược Lâm Đồng. Ngoài số cổ phiếu nắm giữ trực tiếp, các cá nhân có liên quan Nguyễn Kim cũng nắm một lượng lớn cổ phiếu LDP, nâng tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này lên tới 63,59% cổ phần.
Đến cuối năm 2021, cùng thời điểm Louis Holdings xuất hiện tại Dược Lâm Đồng, nhóm cổ đông Nguyễn Kim lại đăng ký bán sạch vốn khỏi doanh nghiệp.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý 4/2021, Dược Lâm Đồng ghi nhận doanh thu thuần 42 tỷ đồng, giảm 43% so cùng kỳ. Giá vốn giảm ít hơn nên Công ty chỉ thu về 6 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm 48% so với quý 4/2020.
Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng mạnh từ 766 triệu đồng lên 31,3 tỷ đồng, trong khi đó chí phí tài chính lại giảm mạnh. Cụ thể, chi phí lãi vay giảm từ 1.052 tỷ xuống còn 424 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 34 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, LDP báo lãi ròng quý 4/2021 hơn 55 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2021, Dược Lâm Đồng ghi nhận gần 162 tỷ đồng doanh thu và 39 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cải thiện nhiều so với khoản lỗ gần 26 tỷ đồng trong năm 2020.

Khu chợ 'bán vàng theo cân', tiểu thương thành thạo tiếng Việt

Nữ du khách Việt đã trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu về khu chợ bán vàng nổi tiếng tại Dubai.

Trong thời gian sống và làm việc tại Dubai, Nguyễn Phương Mai đã có nhiều lần ghé thăm khu chợ vàng nổi tiếng Gold Souk. Đây vốn là địa điểm luôn được du khách Việt Nam thích thú ghé thăm khi du lịch tại quốc gia xa hoa, giàu có này.

Dù từng tới thăm chợ vàng Little India ở Singapore nhưng khi đặt chân vào Gold Souk, Mai vẫn bị choáng ngợp bởi không gian ngập vàng, đa dạng mẫu mã, kích cỡ, hàng trăm cửa hàng nằm san sát.

Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” đất công cho thuê, sử dụng sai mục đích?

(Kiến Thức) - Được Nhà nước giao phần đất ngay ngã tư thị trấn Trạm Trôi (Hà Nội) để sản xuất, kinh doanh ngành dược, nhưng Công ty CP Dược phẩm Hà Tây ngang nhiên cho Thế giới di động, Điện máy xanh thuê mặt bằng kinh doanh.

Phản ánh tới Báo điện tử Kiến Thức, nhiều người dân ở khu vực thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết, trong suốt thời gian dài, Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” phần đất công ở vị trí đắc địa ngã tư thuộc khu 6 thị trấn Trạm Trôi cho doanh nghiệp khác thuê, kinh doanh thiết bị điện tử...
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?
 Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang "xẻ thịt" phần đất được Nhà nước giao để cho Thế giới di động, Điện máy xanh... thuê, sử dụng sai mục đích.

“Nếu Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (có trụ sở chính tại số 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) không sử dụng đến phần diện tích đất đó thì nên trả lại cho Nhà nước, đằng này lại đem cho doanh nghiệp khác thuê, sử dụng sai mục đích là có động cơ gì...”, người dân (xin được giấu tên) nhấn mạnh và đặt vấn đề: Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang bất chấp pháp luật để thu lợi nhuận riêng?! Số tiền cho thuê có được kiểm soát không, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây như thế nào... thì vẫn là một dấu hỏi và chỉ Lãnh đạo công ty này mới tỏ tường. 

"Xẻ thịt" đất công ở vị trí đắc địa cho thuê
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, tiền thân của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây, thành lập từ năm 1965. Năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây hợp nhất với Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược liệu Hòa Bình thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình. Đến năm 1991, Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình chia thành Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược phẩm Hòa Bình.
Năm 2000, Công ty Dược phẩm Hà Tây chuyển đổi và cổ phần hóa thành Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, với số vốn được góp trên 50% của Nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hóa chất dược, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế…
Công ty CP Dược phẩm Hà Tây sau đó được giao tổng diện tích 17.000m2 để làm nhà máy sản xuất thuốc của Công ty, tổng diện tích nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng xấp xỉ 2.000m2, gồm 5 phân xưởng sản xuất các dạng bào chế, các dây chuyền sản xuất thuốc độc lập, khép kín. Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất thường xuyên được nâng cấp, tổng giá trị đầu tư cho nhà xưởng rất lớn.
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?-Hinh-2
Diện tích mặt sàn cho thuê gần 250m2 chiếm tới 80% diện tích khu đất.