Trung Quốc xoa dịu láng giềng về tranh chấp Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông.

Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thường niên diễn ra ngày 5/8, Trung Quốc ngỏ ý tưởng tăng cường quan hệ với ASEAN thông qua việc xây dựng nhà máy, đường sắt và đường bộ.
“Sự hợp tác về thực chất và năng lực sản xuất là những yếu tố quan trọng trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu.
Trung Quoc xoa diu lang gieng ve tranh chap Bien Dong
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Tanasak Patimapragorn phát biểu tại hội nghị ngày 5/8 ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Bắc Kinh thừa nhận việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông đã gây ra tranh chấp với các quốc gia trong khu vực nhưng lập luận rằng động thái này không liên quan gì đến ASEAN.
Bắc Kinh cũng đề xuất việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc cũng yêu cầu "các bên ngoài khu vực" không tiến hành các  động thái có thể khiến căng thẳng leo thang.
Mặc dù ông Vương không nêu đích danh các nước “bên ngoài khu vực” là nước nào nhưng rõ ràng, Bắc Kinh đang ám chỉ Mỹ và các hoạt động hợp tác quân sự của Washington với một số quốc gia ASEAN.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ lo ngại rằng, hoạt động "cải tạo đất" (thực chất là hút cát đắp đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm và rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam)  của Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng quân sự hóa trong khu vực.
Để kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực, Mỹ muốn nâng mối quan hệ với ASEAN lên cấp độ “đối tác chiến lược” vào tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Một số thành viên ASEAN vẫn hoài nghi về các đề xuất của Trung Quốc. Chẳng hạn như Indonesia muốn hai bên cùng đưa ra thời hạn để kết thúc cuộc đàm phán về COC, một quan chức cho biết. Ngay cả Campuchia, đất nước được coi là đồng minh của Trung Quốc, cũng phát biểu về sự cần thiết của việc hoàn thành bộ quy tắc ứng xử này.
Trước đó, ASEAN và Trung Quốc đã thông báo về  “giai đoạn mới” của quá trình đàm phán COC sau khi nhất trí thiết lập một đường dây nóng dành cho trường hợp khẩn cấp cũng như hợp tác về tìm kiếm và cứu hộ trên biển.

Trung Quốc sợ AMM48 thảo luận về tranh chấp Biển Đông

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng không nên mang vấn đề tranh chấp Biển Đông ra thảo luận tại một hội nghị ASEAN.

Hãng tin Reuters dẫn lời Thứ trưởng Lưu Chấn Dân phát biểu như vậy hôm nay bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 (AMM48) sẽ nhóm họp vào ngày 4/7 ở Kuala Lumpur. Ông nói rằng AMM48 nên tránh tất cả mọi cuộc thảo luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông nhạy cảm.
Trung Quoc so AMM48 thao luan ve tranh chap Bien Dong
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân: Không nên mang vấn đề tranh chấp Biển Đông  ra thảo luận tại một hội nghị ASEAN. 
Ông Lưu Chấn Dân nói thêm rằng các nước bên ngoài ASEAN không nên can dự vào vấn đề Biển Đông: “Đây không phải là diễn đàn thích hợp. Diễn đàn này là để cổ vũ cho hợp tác. Nếu Mỹ nêu lên vấn đề này, thì lẽ đương nhiên là chúng tôi sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng người Mỹ không làm điều đó”.

Công cụ mới giúp TQ tranh giành dầu khí Biển Đông

(Kiến Thức) - Với việc phát minh ra hợp chất mới giúp khoan xuyên hàng nghìn mét dưới đáy biển, Trung Quốc có thêm công cụ mới để tranh giành dầu khí Biển Đông.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 4/8 đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc vừa nghiên cứu chế tạo một chất bôi trơn đặc biệt giúp mũi khoan dầu khí xuyên qua hàng nghìn mét dưới đáy biển mà không bị mắc kẹt. Phát minh này có thể là một công cụ mới giúp Trung Quốc tranh giành dầu khí Biển Đông.
Cong cu moi giup TQ tranh gianh dau khi Bien Dong
 Trong tương lai, Trung Quốc có thể dùng chất bôi trơn mới này thay thế cho các sản phẩm nước ngoài đang được sử dụng ở giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc từng ngang nhiên hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam hồi tháng 5/2014.
“Khi gặp mũi khoan ở nhiệt độ thấp trong môi trường nước, đá trầm tích trở nên dính như bột và qua đó có thể làm hư hại hoặc thậm chí làm gãy mũi khoan”, giáo sư Liu Zhihong, nhà khoa học đứng đầu dự án nghiên cứu chất liệu mới tại Viện Công nghệ xử lý sinh học và năng lượng sinh học Thanh Đảo thuộc học Viện Khoa học Trung Quốc cho biết.