Trung Quốc xây đường hầm Tây Tạng-Tân Cương dài 1.000km

(Kiến Thức) - Các kỹ sư Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ có thể được sử dụng để xây dựng đường hầm dài 1.000 km dẫn nước từ Tây Tạng đến Tân Cương.

Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) dẫn lời chuyên gia tham gia vào dự án này cho biết, các kỹ sư Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ và thiết bị có thể được sử dụng để xây dựng một đường hầm dài 1.000 km dẫn nước từ Tây Tạng đến Tân Cương.
“Dự án đường hầm Tây Tạng-Tân Cương này sẽ biến Tân Cương trở thành California. Nước sẽ được đưa xuống từ cao nguyên cao nhất thế giới”, một kỹ sư nói.
Trung Quoc xay duong ham Tay Tang-Tan Cuong dai 1.000km
Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một đường hầm dài 1.000 km dẫn nước từ Tây Tạng đến Tân Cương. Ảnh: SCMP.
Được biết, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một đường hầm dài hơn 600 km ở miền trung tỉnh Vân Nam hồi tháng 8/2017.
Theo kế hoạch, đường hầm này sẽ gồm hơn 60 điểm cắt, mỗi điểm cắt đủ rộng cho hai chuyến tàu cao tốc chạy qua. Đường hầm sẽ chạy qua những ngọn núi cao vài nghìn mét so với mực nước biển nằm trên một khu vực bị ảnh hưởng bởi địa chất không ổn định.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc xây dựng đường hầm Vân Nam cũng là đợt thử nghiệm công nghệ và thiết bị cần thiết cho dự án đường hầm Tây Tạng - Tân Cương. Đường hầm dài 1.000 km này sẽ chuyển hướng dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo ở phía nam Tây Tạng và mang nước về sa mạc Taklimakan ở Tân Cương.
Dự kiến, quá trình xây dựng đường hầm Vân Nam sẽ mất khoảng 8 năm với tổng kinh phí ước tính lên tới 78 tỷ nhân dân tệ (tương đương 11,7 tỷ USD).
Trung Quoc xay duong ham Tay Tang-Tan Cuong dai 1.000km-Hinh-2
Nếu được xây dựng, đường hầm Tây Tạng-Tân Cương sẽ là đường hầm dài nhất thế giới. Ảnh: SCMP.
Được biết, đường hầm dài nhất Trung Quốc hiện nay là Dahuofang, dài 85 km, được xây dựng ở tỉnh Liêu Ninh cách đây 8 năm. Trong khi đó, đường hầm dài nhất thế giới là đường ống dẫn nước dài 137 km nằm bên dưới thành phố New York (Mỹ).
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, đường hầm Tây Tạng-Tân Cương sẽ trở thành đường hầm dài nhất thế giới.

Sự thật ít biết về vụ ám sát Tổng thống Kennedy

(Kiến Thức) - Một số sự thật về vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy được hé lộ dưới đây chắc hẳn sẽ khiến nhiều người kinh ngạc.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy
 Tổng thống Mỹ John F.Kennedy có thể đã sống sót trong vụ ám sát ngày 22/11/1963 nếu ông không đeo nẹp lưng. Theo ATI, chiếc nẹp lưng khiến ông ngồi cố định sau phát súng đầu tiên. Ở phát súng thứ hai, sát thủ đã bắn trúng đầu ông. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-2
 Tổng thống Kennedy từng thoát khỏi một vụ ám sát xảy ra hai tháng trước lễ nhậm chức của ông. Richard Pavlick, 73 tuổi, định lao xe chở đầy thuốc nổ vào Kennedy ở Palm Beach nhưng sau đó thay đổi kế hoạch vào phút cuối. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-3
Có một số điểm giống nhau kỳ lạ trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy và cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Cả hai vị tổng thống này đều bị bắn trúng đầu vào ngày Thứ Sáu và kẻ ám sát họ đều đến từ miền Nam. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-4
Lee Harvey Oswald (giữa), kẻ được cho là đã ám sát Tổng thống Kennedy, từng định ám sát đối thủ chính trị của ông Kennedy là Edwin Walker, một tướng quân đội đã về hưu. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-5
 Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào tuần sau khi Tổng thống Kennedy bị giết, 90 triệu người dân Mỹ thừa nhận đã khóc sau khi ông Kennedy qua đời. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-6
Đệ nhất phu nhân Mỹ Jackie Kennedy đã từ chối thay bộ trang phục còn dính máu sau khi chồng bà bị ám sát và thậm chí mặc nó tới tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của ông Lyndon Johnson. Ảnh: ATI.
Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-7
Gia đình đã không cho Mary Josephine Hannon (khi đó 98 tuổi), bà của Tổng thống Kennedy, biết về cái chết của cháu trai. Bà đã qua đời 10 tháng sau cái chết Tổng thống Kennedy mà không hay biết gì về việc cháu trai bị ám sát. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-8
Trước khi ám sát Tổng thống Kennedy, Lee Harvey Oswald đã bắn chết J.D. Tippitt, một cảnh sát ở Dallas. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-9
Chiếc Lincoln Continental đời 1961 chở Tổng thống Kennedy hôm bị ám sát vẫn tiếp tục được sử dụng cho các đời tổng thống khác cho đến khi nó “nghỉ hưu” vào năm 1977. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-10
Các đài CBS, NBC và ABC đã ngừng các chương trình khác trong bốn ngày để tập trung đưa tin về vụ ám sát Tổng thống Kennedy năm 1963. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-11
Một bé trai 14 tuổi, người đã chứng kiến vụ ám sát, kể đã nghe thấy Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy hét lên: “Lạy Chúa! Không, không, không”, khi chồng bà bị bắn. Ảnh: ATI.

Su that it biet ve vu am sat Tong thong Kennedy-Hinh-12
 Lee Harvey Oswald đã bị bắt khi đang xem bộ phim “War Is Hell” trong nhà hát Texas ngày 24/11/1963. Ảnh: ATI.

Hình ảnh chi tiết đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung

(Kiến Thức) - Đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung Quốc dài 55 km là hành lang bí mật quan trọng để trao đổi thông tin tình báo giữa hai nước này.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung
Hồi tháng 6/2015, các nhà khoa học đã phát hiện đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-2
 Theo tờ Siberian Times, đường hầm này do quân đội Đông Bắc, một lực lượng du kích Trung Quốc chống nhà nước Mãn Châu của Nhật, xây dựng vào khoảng năm 1930 và đưa vào sử dụng 3 năm sau đó.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-3
 Đường hầm có chiều dài 55km, nằm cách Ussuriysk 55km và cách Vladivostok 153km.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-4
Được biết, đường hầm bí mật nối huyện Đông Ninh, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với vùng Viễn Đông của Nga. 

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-5
Theo các chuyên gia, đường hầm này không chỉ được sử dụng để vận chuyển các nhu yếu phẩm cần thiết mà còn là hành lang bí mật quan trọng để trao đổi thông tin tình báo giữa Bắc Kinh và Moscow.  

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-6
Sau khi Mãn Châu được quân đội Liên Xô giải phóng năm 1945, để tưởng nhớ sự kiện này, người ta đã cho xây dựng bảo tàng quân sự lớn gần núi Shenhunshan.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-7
Đài tưởng niệm trong khu bảo tàng lịch sử 18/9 nằm phía trên đường hầm bí mật. 
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-8
Khu tưởng niệm được xây dựng trong pháo đài Dongning để tưởng nhớ trận đánh trên núi Shenhunshan. Đây được cho là trận đánh cuối cùng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-9
Quang cảnh bên ngoài khu đường hầm bảo tàng quân sự.