Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư?

(Kiến Thức) - Nhiều nguồn tin tiết lộ, chính quyền Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự quy mô lớn gần khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Công tác xây dựng cơ sở này đang diễn ra trên đảo Nanji thuộc tỉnh Zhejiang (Trung Quốc), cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 300 Km theo hướng đông bắc.
Quang cảnh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Quang cảnh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Các nguồn tin này cho biết, căn cứ mới này được là để tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến của quân đội Trung Quốc đối với các diễn biến quân sự tiềm tàng trong khu vực. 
Ngoài ra, căn cứ kể trên còn đóng vai trò củng cố khả năng giám sát của Bắc Kinh trong Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà họ đơn phương lập ra ở Hoa Đông hồi năm ngoái.
Nguồn tin này tiết lộ, Quân đội Trung Quốc đã lắp đặt một số trạm radar lớn ở các điểm cao nằm trên đảo chính Nanji. Một số đường băng cũng đã được xây dựng. 
Các máy bay chiến đấu đóng trên các tàu chiến hoặc tàu tuần tra biển sử dụng. Trong khi đó, một số đường băng khác cũng chuẩn bị được xây dựng trên một hòn đảo nằm gần đảo Nanji vào năm tới.
Do vị trí nằm gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hơn so với đảo chính thuộc tỉnh Okinawa nên căn cứ mới có thể khiến các chiến lược an ninh của Nhật Bản-Mỹ đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư thay đổi.

Nhật Bản lập đơn vị chuyên trách bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư

(Kiến Thức) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) quyết định lập một đơn vị bảo vệ đảo Senkaku/Điếu Ngư trong cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc.

Theo đó, hãng thông tấn Kyodo News đã đăng tải thông tin trên trang của mình. Sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo vào hồi tháng 9/2012, các máy bay và tàu của Trung Quốc thực hiện các chuyến tuần tra thường xuyên quanh khu vực các hòn đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Giữa tháng 1 và tháng 8, tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển tranh chấp 54 lần, ít hơn so với số lần xâm nhập trái phép hồi nửa cuối năm 2013.
Tàu cảnh sát biển Nhật Bản bắn vòi rồng về phía tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải. (Ảnh minh họa)
Tàu cảnh sát biển Nhật Bản bắn vòi rồng về phía tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải. (Ảnh minh họa)
Kyodo News ghi nhận sự tăng cường tuần tra vào hồi tháng 8. Tuy nhiên, để đáp trả, JCG đã quyết định thành lập một đơn vị lực lượng của họ với 600 người và hai tàu tuần tra biển cỡ lớn, đảm trách công tác giữ gìn an ninh ở vùng tranh chấp.

6 kịch bản tồi tệ ở châu Á năm 2015

(Kiến Thức) - Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR) công bố 6 kịch bản ở châu Á năm 2015 dựa trên ý kiến của 2.200 chuyên gia, quan chức thế giới.

1. Cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông: Tình hình ở Biển Đông đã trở thành một điểm nóng trên thế giới từ lâu. Dạo gần đây, Trung Quốc không ngừng có những hành động quyết đoán như hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trái phép cũng như khăng khăng không chịu tham gia vụ kiện tụng do Philllipines khởi xướng.
1. Cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông: Tình hình ở Biển Đông đã trở thành một điểm nóng trên thế giới từ lâu. Dạo gần đây, Trung Quốc không ngừng có những hành động quyết đoán như hạ đặt giàn khoan dầu  Hải Dương 981 trái phép cũng như khăng khăng không chịu tham gia vụ kiện tụng do Philllipines khởi xướng.

Tù binh Ukraine cần mẫn làm ... thợ sửa nhà ở Donbass

(Kiến Thức) - Trong thời gian bị giam giữ ở vùng miền đông, các tù binh Ukraine đã được phân công đi sửa các công trình xây dựng bị tàn phá.

Tu binh Ukraine can man lam ... tho sua nha o Donbass
 Lực lượng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) đang giam giữ ít nhất 65 tù binh ở thị trấn Ilovaisk. Trong thời gian giam giữ này, phía ly khai đã giao nhiệm vụ cho những tù binh Kiev đi sửa chữa các căn nhà, trường họ hay bệnh viện bị tàn phá bởi bom đạn. Trong lần tới tác nghiệp mới đây, phóng viên bắt gặp hình ảnh các thành viên tiểu đoàn tiễu phạt Donbass đang sửa chữa ở một ngôi trường dạy nhạc. Trong ảnh, hai tù binh đang lợp lại mái nhà thư viện của trường này.