Trung Quốc vẫn "mặt dày" về vấn đề Biển Đông tại diễn đàn ASEAN

(Kiến Thức) - Đại diện Trung Quốc tại diễn đàn ASEAN lớn tiếng tuyên bố, Bắc Kinh quyết giữ vững lập trường của mình về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng cảnh báo rằng, bất cứ đề xuất mang tính cạnh tranh nào về vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng sẽ làm tổn hại tới lợi ích của Bắc Kinh và khối ASEAN.
Thông điệp này được ông Vương đưa ra sau khi đề xuất đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông của Mỹ gặp phải phản ứng lạnh lùng từ phía Trung Quốc trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

“Một ai đó đang phóng đại hay thậm chí tâng bốc cái gọi là căng thẳng ở Biển Đông. Chúng tôi không nhất trí với một thực tế như vậy. Bất kỳ đề nghị để đi đến một sự thay thế nào đó cũng đều làm gián đoạn quá trình thảo luận về Quy tắc ứng xử (COC)”, Vương Nghị trắng trợn tuyên bố trong cuộc họp báo cấp bộ trưởng ngày 9/8.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ, người cũng tham dự sự kiện trên, đưa ra bình luận về vấn đề giải quyết căng thẳng ở Biển Đông: “Chúng ta cần làm việc cùng nhau để xử lý căng thẳng ở Biển Đông một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Tiến sĩ Shi Yinghong, Giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế ở Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho hay, phát biểu trên của ông Vương Nghị là nhằm cự tuyệt lại chương trình nghị sự của Mỹ tại diễn đàn lần này (chủ yếu là nhằm làm xuống thang căng thẳng trong khu vực).
Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc mặt dày tuyên bố, Bắc Kinh “quyết vững lập trường của họ về chủ quyền hàng hải” trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Ông này còn cho hay, họ sẽ giải quyết tranh chấp thông quan đàm phán song phương nhưng vẫn sẽ hợp tác với ASEAN trong việc duy trì hòa bình trong khu vực.

Trước đó, trong khuôn khổ tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN), Ngoại trưởng John Kerry kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng ở Biển Đông vì nền hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
“Mỹ và các nước ASEAN có trách nhiệm chung là đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định trong vùng biển này. Chúng ta nên làm việc cùng nhau để quản lý căng thẳng ở Biển Đông theo một cách thức hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế”, ông Kerry phát biểu trước toàn thể đại diện các nước tham dự”.

Nhà “do thám” mạng truy ra vết tích tên lửa bắn hạ MH17?

(Kiến Thức) - Khi công việc điều tra hiện trường máy bay MH17 bị gián đoạn, một nhà “do thám” trên Internet tuyên bố đã truy vết được tên lửa bắn hạ MH17.

Đầu tiên, vào ngày 2/8, đã có báo cáo rằng, các cuộc đụng độ giữa lực lượng Ukraine và phe biểu tình thân Nga một lần nữa gây khó khăn cho công tác điều tra. Điều này xảy ra sau một loạt các trì hoãn liên quan tới cuộc đụng độ và sự can thiệp của lực lượng dân quân tự vệ miền đông Ukraine, trong đó bao gồm cả cáo buộc từ phía Kiev rằng, lực lượng nổi dậy đã đặt mìn quanh khu vực hiện trường.
Alexander Hug, Phó Giám sát trưởng của phái đoàn Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nói với tờ AFP rằng, chuyến thăm tới làng Petropavlivka (một trong những hiện trường của máy bay rơi) đã được nhóm ông thống nhất với phe nổi dậy và Kiev.

Việt Nam khẳng định lập trường nguyên tắc với vấn đề trên biển

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định lập trường nguyên tắc của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc.

Ngày 8/8, tại Nay Pyi Taw, Myanmar, nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM-47) và các hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.