Trung Quốc thử nghiệm tàu thủy lai máy bay trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa thử nghiệm mẫu Ekranoplan Xianzhou 1 có thể giúp rút ngắn thời gian đi tới các đảo trên Biển Đông.

* Ekranoplan là thuật ngữ chỉ phương tiện di chuyển kết hợp khá độc đáo giữa tàu thủy và máy bay với việc sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển. Nó vừa có thể được xem là một loại thủy phi cơ vừa là một tàu đệm khí.
Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cho biết, Trung Quốc vừa hoàn thành lần thử nghiệm đầu tiên cho phiên bản Ekranoplan  mới được nước này tự phát triển ngoài khơi đảo Hải Nam.
Giống như Ekranoplan lớp Lun của Nga, chiếc tàu Xianzhou 1 được Trung Quốc tự chế tạo sử dụng lớp đệm không khí được sinh ra bởi vận tốc của lực chuyển động tịnh tiến của chính nó để để lướt đi. Khi ngừng hoạt động, đậu trên mặt biển, nó giống như một chiếc thủy phi cơ. Ekranoplan được xếp vào loại tàu hàng hải bởi tổ chức Hàng hải Quốc tế. Loại tàu này nhanh hơn bất cứ loại tàu nào trên thế giới.
Hình ảnh về Ekranoplan Xianzhou 1 trên mạng.
 Hình ảnh về Ekranoplan Xianzhou 1 trên mạng.
Theo CCTV, chiếc Xianzhou 1 có chiều dài 12,7m và cao 3,9m. Xianzhou có trọng lượng tối đa 2,5 tấn và vận tốc hành trình đạt tới khoảng 140km-160km/h.
Trung Quốc đã phát triển Ekranoplan kể từ những năm 1960 và  từng phát triển nhiều mẫu Ekranoplan nhỏ bao gồm DXF100, Albatross và Tianyi 1. Vào năm 1999, tàu Tianyi trở thành Ekranoplan đầu tiên của Trung Quốc được chạy thử trên sông.
Sau khi Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa trên Biển Đông. Ekranoplan không chỉ đóng vai trò tuần tra trên Biển Đông mà còn là phương tiện vận chuyển thương mại. Để đi tới quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974), các con tàu thông thường mất khoảng 15h thì tàu Xianzhou chỉ mất khoảng 1-2h.
Cuộc thử nghiệm tàu Xianzhou 1 bao gồm việc định hướng, cất cánh, lướt bằng đệm khí, xoay tàu khi lên thẳng. Ông Wang Xiaodong – lái thử nghiệm Xianzhou 1 cho biết việc lái Ekranoplan sẽ an toàn hơn một máy bay vì có cửa thoát hiểm ngay bên dưới cánh.

Bulgaria “náo loạn” vì hoạt động của Nga ở Biển Đen

(Kiến Thức) - Không quân Bulgaria luôn trong tình trạng báo động cao hoặc phải triển khai khoảng 30 lần trong 2 tháng qua để ứng phó với hoạt động tăng cường của Nga ở Biển Đen.

Theo đó, vào hôm qua (1/4), Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Angel Naidenov đưa ra lời phát biểu trên trong tình hình Nga liên tục tăng cường các chuyến bay quân sự trên không phận ở Biển Đen. Trước tình hình đó, ông đã ra đặt lực lượng không quân nước này ở mức báo động cao.
“Tôi chỉ có thể phóng đoán mục đích của những chuyến bay quân sự này. Tuy nhiên, không quân chúng tôi đã buộc phải cử tới 30 lần chiến đấu cơ để ngăn chặn các máy bay Nga trong vòng 2 tháng qua. Quả thực, chúng ta cần phải thận trọng trước động thái này”, Bộ trưởng Naidenov cho các phóng viên biết.

Hạm đội Biển Đen chính thức "tuột" khỏi tay Ukraine

(Kiến Thức) - Hôm nay (1/4), Hội đồng Liên bang Nga đã thông qua luật về việc chấm dứt các thỏa thuận Nga-Ukraine về Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga.

Tổng số tiền Ukraine nợ Nga sau khi chấm dứt thỏa thuận về Hạm đội Biển Đen vào năm 1997 và 2010 là khoảng 10-11 tỷ USD, Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin cho biết khi phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Liên bang.
 

Trước đó, ngày 28/3, phát ngôn viên điện Kremlin là Dmitry Peskov cho hay, Nga bắt đầu chuẩn bị chấm dứt hiệp định song phương với Ukraine liên quan tới hiện trạng và hoạt động của Hạm đội Biển Đen. Một dự luật chấm dứt thỏa thuận đã được đệ trình lên Hạ viện (tức Duma Quốc gia). Theo một số nguồn tin, việc làm này được giải thích như sau: Kể từ ngày 18/3, Crimea thực tế đã sáp nhập vào Liên bang Nga theo hiệp ước thống nhất ký kết giữa Tổng thống Putin và giới lãnh đạo Crimea. Vì thế, việc thuê căn cứ cho Hạm đội Biển Đen cũng không còn cần thiết.

Vào ngày 21/3, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow sẽ đòi Ukraine phải hoàn lại số tiến 11 tỷ USD mà Nga mất đi do bán giá khí đốt rẻ cho họ. Sevastopol, thành phố cảng thuộc bán đảo Crimea, từ 250 năm qua đã là “nhà” của Hạm đội Biển Đen trứ danh của Nga.

Trung Quốc chơi “kịch bản Crimea” với Philippines trên Biển Đông?

Financial Times và Bloomberg đưa tin, để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philipines, Trung Quốc có thể áp dụng “kịch bản Crimea”.

Chi phí quân sự của Trung Quốc hiện lớn hơn Philippines 47 lần, nên trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào, quốc gia này cũng cần có sự chi viện quân sự của Mỹ.
Bãi cạn Scarborough - tâm điểm căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc.

Bãi cạn Scarborough - tâm điểm căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. 

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tuyên bố rằng, trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, số lượng quân Mỹ ở nước này có thể tăng lên, một căn cứ quân sự đang được hiện đại hóa và nó “sẽ kiềm chế bước đi cuối cùng của Trung Quốc”.
Các chuyên gia cho rằng, Philippines phải giải quyết càng nhanh càng tốt tranh chấp biển với Trung Quốc thông qua tòa án trọng tài quốc tế. Các quan điểm pháp lý của Philippines khá mạnh và thuyết phục trong khi Trung Quốc bác bỏ tham gia vụ kiện.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea làm gia tăng lo ngại với các đồng minh của Mỹ trong khu vực trước nguy cơ Trung Quốc dùng vũ lực trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Tuy nhiên theo ông Russel, "viễn cảnh trả đũa kinh tế cũng sẽ làm nản lòng Bắc Kinh nếu nước này định dùng vũ lực theo đuổi yêu sách lãnh thổ ở châu Á theo cách Nga làm ở Crimea". Đặc biệt khi hiện nay nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc qua lại với Mỹ và các nước láng giềng châu Á.
Ông Russel khẳng định Mỹ vẫn duy trì cam kết bảo vệ đồng minh và cần thiết phải gia tăng áp lực lên Trung Quốc.
Ông Russel cũng hy vọng rằng việc Philippines cuối tuần trước đệ đơn kiện Trung Quốc tại tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague (La Haye) sẽ hối thúc Bắc Kinh nên rõ ràng, xóa đi sự mơ hồ xung quanh tuyên bố chủ quyền tại Đông Á.
Việc Trung Quốc triển khai một số lượng lớn tàu thuyền ra khu vực có tranh chấp với Philippines ở biển Đông, theo ông Russel là hành động mang tính "khiêu khích".