Trung Quốc thả nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hong Kong

Nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hong Kong bị chính quyền Trung Quốc đại lục bắt giữ tại Thâm Quyến đã được trả tự do.

Cập nhật tình hình Hong Kong sáng 24/8 cho thấy, giao thông dẫn đến sân bay và đường sắt vẫn hoạt động bình thường, bất chấp kế hoạch của những người biểu tình là làm đình trệ hệ thống giao thông. Một số nhà ga đã được lệnh đóng cửa khi người biểu tình có dấu hiệu quậy phá, gây cản trở.
Hàng nghìn người Hong Kong tiếp tục mang theo ô tràn xuống đường biểu tình sáng nay. Các nhà tổ chức cho biết, tối qua đã có 135.000 người nắm tay nhau tạo thành một chuỗi bao quanh thành phố thể hiện tinh thần đoàn kết trong một cuộc biểu tình ôn hòa.
Cùng ngày, cảnh sát quận La Hồ, Thâm Quyến xác nhận trên tài khoản Weibo rằng, đã trả tự do cho Simon Cheng, nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông. Anh này đã bị giam giữ 15 ngày vì vi phạm các quy định về quản lý an ninh công cộng.
Trung Quoc tha nhan vien lanh su quan Anh tai Hong Kong
Những người biểu tình chống dự luật dẫn độ nắm tay nhau thể hiện tình đoàn kết tại Mongkok, Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/8/2019. 
Simon đã trở về Hong Kong; cảm ơn tất cả mọi người vì sự ủng hộ”, một trang Facebook được lập ra sau khi nhân viên lãnh sự Anh mất tích có sự ủy quyền của gia đình anh này viết. “Simon và gia đình muốn có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, chúng tôi sẽ giải thích thêm sau”.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác lý do tại sao Simon Cheng bị bắt giam. Trước đó, ngày 22/8, Thời báo Hoàn cầu đưa tin Cheng bị bắt vì giam giữ vì liên quan đến mại dâm. Anh này đi công tác tới Thâm Quyến hôm 8/8 mà không thấy trở về.
Trung Quoc tha nhan vien lanh su quan Anh tai Hong Kong-Hinh-2
 
Trong một tuyên bố, gia đình Cheng cho biết các cáo buộc liên quan đến mại dâm là “một trò đùa”. Bạn bè anh cho rằng, việc Cheng bị bắt có thể có liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ gần đây ở Hồng Kông, do anh này đã chia sẻ hình ảnh ủng hộ dân chủ trên phương tiện truyền thông xã hội và lên tiếng ủng hộ phong trào phản kháng đang diễn ra.
Hiện có thông tin rằng cơ quan nhập cảnh Trung Quốc thường xuyên kiểm tra điện thoại và hành lý của khách du lịch để tìm bằng chứng xem họ có tham gia biểu tình hay không.
Sau khi Simon bị bắt giam, Chính phủ Anh đã khuyến cáo khách du lịch đến Hong Kong rằng cơ quan chức năng Trung Quốc đang tăng cường giam sát tại các cửa khẩu biên giới trong thành phố, rất có thể các thiết bị điện tử của du khách sẽ bị kiểm tra.
Trong khi đó, Lãnh sự quán Canada ở Hong Kong đã đình chỉ tất cả các chuyến công tác, kể cả đến Trung Quốc đại lục đối với nhân viên địa phương.

Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)

Vì sao người biểu tình tức giận, bao vây đồn cảnh sát Hong Kong?

(Kiến Thức) - Hàng trăm người biểu tình đã tập trung bên ngoài một đồn cảnh sát ở Hong Kong, nơi được cho là đang giam giữ 44 nhà hoạt động bị cáo buộc gây bạo loạn trong các vụ đụng độ những ngày qua.

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?
 Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 30/7, hàng trăm người biểu tình Hong Kong phản đã tập trung bên ngoài đồn cảnh sát Kwai Chung, nơi được cho là đang giam giữ 44 nhà hoạt động bị buộc tội gây bạo loạn trong các cuộc đụng độ những ngày qua. (Nguồn ảnh: Reuters)

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-2
 Được biết, 44 người này nằm trong số những người biểu tình bị bắt trong cuộc đụng độ với lực lượng cảnh sát bên ngoài Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hong Kong cuối tuần trước. Họ dự kiến sẽ ra tòa vào ngày 31/7 và có nguy cơ đối diện mức án lên tới 10 năm tù với cáo buộc gây bạo loạn.

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-3
Đám đông bao vây bên ngoài đồn cảnh sát Kwai Chung để yêu cầu chính quyền thả tự do cho những người biểu tình bị giam giữ bên trong. 

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-4
 Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát Hong Kong và những người biểu tình hôm 30/7.

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-5
Cảnh sát đã phải sử dụng dùi cui và xịt hơi cay để giải tán đám đông. 

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-6
Những người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc cho rằng họ không làm gì sai và chỉ muốn đi tìm công lý. Một số người biểu tình đã được phóng thích sau khi được bảo lãnh hôm 30/7. Ảnh: Nam thanh niên rời khỏi đồn cảnh sát sau khi được bảo lãnh trong khi bạn bè của anh chờ bên ngoài.

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-7
Cảnh sát xịt hơi cay về phía những người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ khi họ bao vây đồn cảnh sát Kwai Chung.

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-8
 Một số người biểu tình ném đồ vật về phía cảnh sát ở Hong Kong ngày 30/7.

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-9
Hình ảnh người biểu tình kéo đến đồn cảnh sát kêu gọi trả tự do cho những người bị tạm giữ bên trong. 

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-10
Trước đó, ngày 28/7, hàng nghìn người tiếp tục tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong. Họ tuần hành về phía khu trung tâm mua sắm Vịnh Causeway, trong khi một nhóm khác tiến về hướng Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hong Kong. 

Vi sao nguoi bieu tinh tuc gian, bao vay don canh sat Hong Kong?-Hinh-11
 Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để ngăn chặn đám đông tiến gần đến tòa nhà Văn phòng đại diện của Trung Quốc cuối tuần qua. Họ đã phải sử dụng hơi cay, đạn cao su và đạn bọt biển để trấn áp những người biểu tình.

Thổ dân Brazil "lộ diện", thề sống chết bảo vệ rừng Amazon

Hơn 18.000 thổ dân Mura sống tại Amazonas, bang có diện tích rừng Amazon lớn nhất Brazil. Các bộ tộc người bản địa thề sẽ sống chết để bảo vệ rừng thiêng.

Tho dan Brazil
 Cháy rừng tại Brazil tăng gần 80% từ đầu năm 2019 đến nay so với cùng kỳ năm 2018, đạt mức cao kỷ lục kể từ khi Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia (INEP), cơ quan hàng không vũ trụ của Brazil, bắt đầu theo dõi vào năm 2013. Giới chuyên gia bắt đầu lo sợ cháy rừng và nạn phá rừng sẽ cướp đi mái nhà những bộ lạc thổ dân Amazon. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
Thổ dân Mura tuần qua đã kêu gọi truyền thông quốc tế báo động về tình trạng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị phá hủy với tốc độ kinh hoàng. Trong những hình ảnh được truyền thông ghi lại, các thành viên bộ lạc dùng sơn đỏ cam để hóa trang theo phong tục và cầm cung dài truyền thống với hy vọng thu hút thêm sự chú ý của quốc tế về bảo tồn rừng Amazon. Ảnh: Reuters. 

Tho dan Brazil
 Riêng tại bang Amazonas, địa phương có diện tích rừng lớn nhất tại Brazil, có hơn 18.000 thổ dân Mura đang sinh sống, theo thống kê của tổ chức phi chính phủ Instituto Socioambiental. Các thành viên một bộ lạc đã dẫn phóng viên quốc tế đến xem một khoảnh rừng bị tàn phá có diện tích bằng nhiều sân bóng đá. Dấu vết xe ủi vẫn còn in rõ trên mặt đất. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường đánh giá tình trạng rừng Amazon bị thiêu đốt và tàn phá với tốc độ chóng mặt có bàn tay của Tổng thống Jair Bolsonaro. Chính trị gia cực hữu đắc cử cuối năm 2018 nới lỏng luật bảo vệ môi trường, cắt giảm ngân sách bảo vệ rừng. Ông cổ súy khai thác gỗ, đào khoáng sản và biến rừng thành đất nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh: AFP.

Tho dan Brazil
 "Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại nhìn thấy quá trình hủy diệt rừng tăng nhanh, từ nạn phá rừng, lấn chiếm đến chặt cây lấy gỗ", Handerch Wakana Mura, thủ lĩnh một bộ lạc có khoảng 60 thành viên, chia sẻ. "Chúng tôi rất đau buồn khi nhìn thấy rừng chết dần. Chúng tôi cảm thấy được khí hậu đang thay đổi. Thế giới cần rừng". Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Nạn phá rừng tại Amazon tăng gần 67% trong 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Người Mura nói họ cố gắng chống cự nhưng không đủ sức đánh lại những nhóm lâm tặc. Cuối tháng 7, nhiều nhóm bảo vệ môi trường Brazil đã báo động về vụ việc một nhóm thợ đào vàng có vũ trang đánh đuổi thổ dân để chiếm rừng. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Nạn phá rừng bắt đầu tăng mạnh ở khu vực thổ dân Mura sinh sống khoảng 4 năm trước. Mãi đến năm 2018, giới chức bang Amazonas mới bắt đầu triển khai lực lượng đuổi lâm tặc và thợ khai thác đá. Gần nơi bộ lạc của Handerch Wakana Mura sinh sống, một đường lớn vừa được tráng. Lâm tặc chỉ chạy qua phía bên kia đường để tiếp tục đốn cây. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Thổ dân Mura cũng vừa phát hiện một con đường mòn mới được phát quang trong khu rừng của mình. Lâm tặc bỏ lại cưa máy lẫn mã tấu ngay trên nền đất. Thổ dân nói đó là đường mòn phá rừng, dấu hiệu cho thấy lâm tặc đang nhắm đến một bãi khai thác mới. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Tuyến đường mòn lâm tặc lần này nằm gần khu vực mà người Mura hái hạt, một trong những nguồn lương thực truyền thống chủ yếu của thổ dân tại vùng. Thủ lĩnh các bộ lạc đang lên kế hoạch gửi đơn khiếu nại gồm Bộ Môi trường Brazil và các cơ quan công tố, hy vọng lực lượng chức năng lại được triển khai đuổi đánh lâm tặc. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Trong gần 20 năm qua, cộng đồng thổ dân Mura đã tìm mọi cách để thuyết phục chính quyền địa phương và liên bang thừa nhận vùng đất họ sinh sống là một khu bảo tồn người bản địa. Handerch Wakana Mura cho biết chỉ có cách đó họ mới nhận thêm được sự bảo vệ từ chính phủ. Ảnh: Reuters.

Tho dan Brazil
 Người Mura hiểu rõ trước mắt họ sẽ là một cuộc chiến đầy cam go. Tổng thống Bolsonaro đầu năm 2019 đã tuyên bố sẽ không quy hoạch thêm đất dành riêng cho các bộ lạc người bản địa. Ông muốn đất rừng Amazon "hái ra tiền" cho Brazil. Điều đó không làm người Mura nhụt chí. "Vì rừng, tôi sẽ chiến đấu tiếp đến giọt máu cuối cùng", thủ lĩnh Raimundo Praia Belem Mura, 73 tuổi, nói. Ảnh: Reuters. *) Title do Kiến Thức biên tập lại