Trung Quốc sẽ làm gì sau khi ông Biden nhậm chức?

Các cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho rằng việc ông Joe Biden trở thành tổng thống đắc cử sẽ khiến Bắc Kinh cố gắng đàm phán lại thỏa thuận thương mại giai đoạn một.

Các cố vấn của chính phủ Trung Quốc nhận định việc ông Joe Biden thắng cử tổng thống Mỹ sẽ khiến Bắc Kinh cố gắng đàm phán lại thỏa thuận thương mại ký dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, báo South China Morning Post đưa tin hôm 9-11.
Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một sau nhiều tháng đàm phán và 18 tháng chiến tranh thương mại dai dẳng.
Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa từ Mỹ trong vòng hai năm tới. Tuy nhiên, tiến trình đã dừng lại do Trung Quốc phải thực hiện một số thay đổi cơ cấu lớn trong mô hình kinh tế quốc gia.
Các cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho rằng thỏa thuận hiện tại không thực tế để triển khai và coi ông Biden như một nhà lãnh đạo “có lý lẽ và đa phương hơn ông Trump" để tiến hành ký kết lại.
Trung Quoc se lam gi sau khi ong Biden nham chuc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 ở Nhật Bản. Ảnh: AP
Mặc dù vậy, các cựu quan chức Mỹ cho rằng có rất ít khả năng ông Biden sẽ ký một thỏa thuận "nhẹ nhàng hơn" với Trung Quốc.
Đàm phán lại thỏa thuận thương mại chỉ là chuyện sớm muộn
Ông Shi Yinhong - cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ đặt ra các mục tiêu như giảm mức độ nhập khẩu nặng nề và giảm thuế xuất khẩu sang Mỹ.
“Không sớm thì muộn, ông Biden cũng sẽ khởi động một cuộc đàm phán lại thỏa thuận thương mại vì tình hình hiện tại là không thực tế. Một cuộc đàm phán lại cũng phù hợp với mong muốn của Trung Quốc” - ông Shi nói.
Ông Shi nói thêm rằng Bắc Kinh trông đợi ông Biden sẽ thực hiện nhiều thay đổi cấu trúc hơn các cuộc đàm phán lại trước đây.
Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa - ông Wang Huiyao cho rằng ông Biden sẽ xử lý khôn ngoan các vấn đề trong quan hệ quốc tế do hiểu rõ chủ nghĩa đa phương và đã có kinh nghiệm làm việc dưới tư cách một chính trị gia trong nhiều năm.
Ông Yu Wanli - chuyên gia tại Bắc Kinh về quan hệ Mỹ-Trung - nhận định Trung Quốc "chắc chắn sẽ tìm cách đàm phán lại thỏa thuận thương mại".
Tuy nhiên, ông Wanli cũng cho rằng ông Biden có thể sẽ sử dụng thỏa thuận như một con bài chiến lược nhằm giành lợi thế trong các vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách là tổng thống đắc cử hôm 7-11, ông Biden cho biết sẽ ngay lập tức đảo ngược quyết định rời khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của ông Trump.
Theo các cố vấn, điều này có thể mở ra cánh cửa tươi sáng hơn trong hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ.
"Việc đàm phán lại chỉ là mơ tưởng"
Một số nhà quan sát thương mại Mỹ cho rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ còn căng thẳng trong thời gian tới và việc Trung Quốc cố gắng đàm phán lại thỏa thuận thương mại sẽ là "một cố gắng trong mơ tưởng".
Ông Benjamin Kostrzewa, một luật sư thương mại và là cựu nhân viên Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) dưới thời cựu Tổng thống Obama, cho biết ông Biden sẽ phải chịu áp lực rất lớn để duy trì lập trường thương mại mạnh mẽ chống lại Trung Quốc.
Theo ông Kostrzewa, việc Mỹ thay đổi các chính sách với Trung Quốc trong vài tháng tiếp theo là khó có thể xảy ra.
“Chính quyền ông Biden có khả năng sẽ tiến hành xem xét các chính sách thương mại và đầu tư dưới thời ông Trump, sau đó xác định những chính sách nào đang hoạt động hiệu quả và cái nào thì không” - ông Kostrzewa nhận định.
Ông Kostrzewa nói thêm rằng các chính sách được xác định là không hữu ích có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai với Trung Quốc về những lĩnh vực như tiếp cận thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Stephen Olson - một cựu chuyên gia đàm phán thương mại USTR - cho rằng dựa vào những bài phát biểu cứng rắn về Trung Quốc của ông Biden trong suốt chiến dịch tranh cử, Bắc Kinh có "rất ít" cơ hội để đàm phán lại thỏa thuận giai đoạn một.
“Các vấn đề thương mại sẽ không phải là ưu tiên cao nhất đối với chính quyền sắp tới của ông Biden. Ông ấy đã nói rõ rằng muốn tập trung vào người dân lao động Mỹ trước khi thực hiện bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào, và tất nhiên ưu tiên số một sẽ là đại dịch COVID-19" - ông Olson nói.
Vào cuối tháng 9, dữ liệu hải quan Mỹ cho thấy Trung Quốc chỉ đạt được 54% mục tiêu mua hàng từ Mỹ. Trong khi tăng cường nhập khẩu đậu nành, ngô và thịt lợn kể từ những tháng mùa hè, Trung Quốc có thể chỉ đạt 65% mục tiêu mua hàng nông sản trong năm nay.

Phát biểu ngay đêm bầu cử tổng thống, ông Joe Biden nói gì?

(Kiến Thức) - Phát biểu trong đêm bầu cử 3/11, ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Joe Biden tỏ ra lạc quan về kết quả sắp tới, đồng thời gửi lời cảm ơn các cử tri đã đi bỏ phiếu.

Ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Joe Biden đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ tại thành phố quê hương Wilmington, bang Delaware, trong đêm bầu cử 3/11.
"Chúng tôi biết việc kiểm phiếu sẽ kéo dài. Nhưng hãy nhìn xem, chúng tôi đang cảm thấy hài lòng về vị trí của mình. Thực sự là như vậy. Tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này", cựu Phó Tổng thống Mỹ nói, đồng thời kêu gọi người ủng hộ kiên nhẫn chờ đợi kết quả.

Chồng vũ phu đánh vợ tử vong giữa phố gây sốc

(Kiến Thức) - Đoạn video và hình ảnh đăng trên mạng xã hội ghi lại cảnh một ông chồng vũ phu đánh vợ tử vong giữa phố trong khi những người chứng kiến không can ngăn đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ.

Theo The Sun, trong đoạn video có thể thấy người đàn ông đánh vợ đến chết giữa đường phố ở Trung Quốc trong khi những người đi đường chứng kiến sự việc chỉ đứng nhìn mà không can thiệp giúp nạn nhân.
"Ít nhất 4 người có mặt tại đó và chứng kiến người đàn ông này đánh vợ. Nhiều người chỉ nhìn và quay phim...mà không ai ngăn cản anh ta", một cư dân mạng viết.